75 câu hỏi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần sử dụng

Việc đặt câu hỏi nghiên cứu thị trường có thể mang lại những hiểu biết mới để thúc đẩy tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt là hoạt động marketing, truyền thông.

Nghiên cứu thị trường, khách hàng có thể mang lại nhiều thông tin liên quan đến cạnh tranh để giúp doanh nghiệp quyết định về chiến lược sản phẩm, phát triển sản phẩm mới. Các câu hỏi nghiên cứu thị trường cũng có thể mang đến các thông tin về khách hàng mục tiêu để doanh nghiệp có thể xây dựng chân dung khách hàng chính xác. Đồng thời, từ những thông tin phản hồi của khách hàng về mức độ hài lòng để doanh nghiệp có phương hướng cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.

Dưới đây là mẫu 75 câu hỏi nghiên cứu thị trường DTM Consulting đã tổng hợp mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thu thập những thông tin có ích cho hoạt động kinh doanh, marketing của mình. Đồng thời có thể sử dụng chúng để tạo nên một bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu.

Mẫu câu hỏi nghiên cứu/khảo sát thị trường

câu hỏi nghiên cứu thị trường

Một doanh nghiệp cần phải xác định chính xác thị trường mục tiêu của mình, và những câu hỏi dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều thông tin hữu ích về thị trường:

  • Quy mô thị trường (market size) là bao nhiêu? Thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm đến có bao nhiêu khách hàng tiềm năng?
  • Doanh nghiệp đã xây dựng PERSONAs đủ chính xác chưa?
  • Các câu hỏi về nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, thu nhập, học vấn, tình trạng hôn nhân.
  • Các câu hỏi về tâm lý: thói quen, sở thích.
  • Những xu hướng nào của khách hàng/người tiêu dùng mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy?
  • Làm thế nào để xác định phân khúc khách hàng tiềm năng/mục tiêu thành các nhóm mới? Những phân khúc mới này có điểm gì khác so với các nhóm khách hàng phân khúc hiện tại?
  • Khách hàng hiện nay của doanh nghiệp đến từ đâu, vùng nào là chủ yếu? Khách hàng ở khu vực nào đang có xu hướng phát triển hoặc tiềm năng hơn?
  • Doanh nghiệp có cơ hội phát triển thương mại điện tử hay dịch vụ online hay không? Đối thủ cạnh tranh có đang cung cấp các dịch vụ trực tuyến không?
  • Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác marketing, agency để mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng/bảo vệ thị phần hay không?

Mẫu câu hỏi nghiên cứu khách hàng

Mẫu câu hỏi nghiên cứu khách hàng

Doanh nghiệp có thể sử dụng các câu hỏi nghiên cứu khách hàng này để khảo sát, phỏng vấn cá nhân hoặc phỏng vấn nhóm tập trung. Nếu có thể, hãy tạo điều kiện để có cơ hội trò chuyện với những khách hàng không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bởi họ sẽ mang đến nhiều điều mà doanh nghiệp cần cải thiện.

  • Khách hàng nghĩ gì về công ty/thương hiệu/sản phẩm?
  • Điều gì khiến khách hàng lựa chọn công ty/thương hiệu/sản phẩm thay vì các công ty/thương hiệu/sản phẩm khác có trên thị trường?
  • Khách hàng thích/hài lòng tính năng/tiện ích nào nhất ở sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?
  • Sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi có điều gì làm khách hàng không hài lòng? Khách hàng cảm thấy sản phẩm của chúng tôi còn thiếu sót ở đâu?
  • Đánh giá của khách hàng như thế nào về nhân viên khi cung cấp/hỗ trợ cho khách hàng?
  • Các vấn đề/thắc mắc/khó khăn của khách hàng đã được Doanh nghiệp hỗ trợ, giải đáp hay chưa? Đã làm khách hàng hài lòng như thế nào?
  • Khách hàng có sẵn sàng giới thiệu với mọi người về công ty/sản phẩm không?
  • Khách hàng đánh giá thế nào về trải nghiệm mua hàng với công ty/cửa hàng/sản phẩm?
  • Khách hàng có sẵn sàng tiếp tục mua sản phẩm từ công ty/doanh nghiệp/cửa hàng không?
  • Vì sao khách hàng không còn muốn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty/doanh nghiệp/cửa hàng?

Xem thêm bài viết liên quan

Khảo sát trải nghiệm khách hàng – Mẫu bảng câu hỏi khảo sát

Mẫu bảng hỏi khảo sát về thương hiệu – Brand Tracking Survey của McDonald’s

Mẫu câu hỏi nghiên cứu về giá cả & giá trị đem lại cho khách hàng

Dưới đây là những câu hỏi dành cho doanh nghiệp đang có kế hoạch nghiên cứu/khảo sát thị trường về giá cả cho sản phẩm, dịch vụ

  • Sản phẩm//dịch vụ của công ty đem lại những đề xuất bán dựa trên giá trị thay vì giá cả?
  • Làm thế nào doanh nghiệp chứng minh được giá trị của sản phẩm xứng đáng với mức giá của nó đối với khách hàng?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình là cao cấp đối với khách hàng?
  • Người bán hàng có thường xuyên gặp những phản đối về giá từ khách hàng không? Họ đã xử lý chúng như thế nào?
  • Doanh nghiệp có thể xác định được số khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ không (market size)?
  • Đâu là yếu tố chính để khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty?
  • Mức sẵn sàng chi trả của khách hàng dành cho sản phẩm/dịch vụ của công ty là bao nhiêu? Dành cho sản phẩm, dịch vụ lý tưởng là bao nhiêu?
  • Đối tượng mục tiêu đã đủ thầm quyền để đưa ra quyết định hay có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua không? Cụ thể đó là các nhóm khách hàng/người tiêu dùng nào?
  • Mức giá và giá trị đem lại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường là bao nhiêu? Đã đáp ứng và làm hài lòng khách hàng chưa?

>>> Xem thêm về Cách thâm nhập thị trường mới

Câu hỏi nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ

Hãy tự hỏi chính doanh nghiệp mình những câu hỏi sau để nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ của mình sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng, người dùng:

  • Những sản phẩm/dịch vụ mới có điểm khác biệt hoặc USP nào khi so sánh với các sản phẩm/dịch vụ hiện có trên thị trường?
  • Chính xác thì đề xuất giá trị (value proposition) là gì – lý do khách hàng nên chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp? Làm thế nào để truyền tải thông điệp về lợi ích/giá trị đem lại của sản phẩm/dịch vụ một cách tốt nhất đến khách hàng mục tiêu?
  • Đối thủ cạnh tranh đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ nào? Những sản phẩm/dịch vụ đó có tính năng lợi ích ra sao? Đâu là những điểm làm hài lòng khách hàng và chưa làm hài lòng? Doanh nghiệp có thể tận dụng điểm chưa hài lòng đó không?
  • Đối thủ cạnh tranh cung cấp dịch vụ như thế nào? Quy trình của họ có khác với phương pháp của Doanh nghiệp không? Có những lợi thế rõ ràng như tiết kiệm chi phí hoặc thời gian đạt được nếu Doanh nghiệp điều chỉnh không?
  • Khách hàng đã yêu cầu một sản phẩm/dịch vụ cụ thể và đặc thù -các nhà cung cấp, đổi thủ cạnh tranh khác trên thị trường có cung cấp dịch vụ đó không? Chi phí ra sao?
  • Những thay đổi/cải tiến nào về sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng mong muốn hoặc có thể muốn trong tương lai mà doanh nghiệp chúng ta có thể cung cấp và làm hài lòng khách hàng?
  • Làm thế nào để công ty kết nối/tương tác với khách hàng hoặc nhận được phản hồi về sản phẩm/dịch vụ của mình, từ đó để đưa ra những kế hoạch, chính sách cải thiện trong kinh doanh, marketing?

>>> Xem thêm: Mẫu bảng câu hỏi Test sản phẩm- Product Testing Questions

  • Những câu hỏi khảo sát liên quan đến quản trị thương hiệu
  • Khách hàng đang nhắc đến thương hiệu của chúng ta như thế nào? Những từ ngữ, bối cảnh nào được khách hàng sử dụng khi nhắc đến thương hiệu? Nó tiêu cực hay tích cực?
  • Doanh nghiệp có đánh giá tiêu cực trên trực tuyến không? Những đánh giá tiêu cực đó liên quan đến vấn đề gì?
  • Đối thủ cạnh tranh có những đánh giá tiêu cực từ phía khách hàng tương tự như vậy không?
  • Doanh nghiệp có thể học hỏi/cải thiện được gì từ những đánh giá, phản hồi tiêu cực về thương hiệu?
  • Doanh nghiệp có giải quyết các đánh giá hoặc khiếu nại tiêu cực bằng nào?

>>> Xem thêm: Lợi ích của việc “Ủng hộ tích cực” và “Ủng hộ tiêu cực” đến thương hiệu

Những câu hỏi nghiên cứu về truyền thông và quảng cáo

Câu hỏi nghiên cứu về truyền thông và quảng cáo

Những câu hỏi này được sử dụng để đánh giá thông điệp truyền thông của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo các chương trình truyền thông và quảng cáo đang đi đúng hướng, hỗ trợ các mục tiêu chung.

  • Doanh nghiệp đã xác định được các điểm chạm (touch-point) quan trọng trong hành trình của khách hàng (CJM) chưa và khách hàng đang tìm kiếm điều gì ở mỗi điểm chạm đó? Doanh nghiệp hiện có đang khai thác/bỏ socst các điểm chạm quan trọng?
  • Yếu tố nào thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng? Đó có phải là nỗi sợ, lo lắng (painpoint)? Khát vọng hay nhu cầu thúc đẩy? Thông điệp của doanh nghiệp có phù hợp với những nhu cầu, yếu tố thúc đẩy này không?
  • Khách hàng tiềm năng dựa vào những nguồn thông tin/kênh nào để biết, mua sản phẩm/dịch vụ? Đó có phải là các kênh TV, kỹ thuật số trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội, đài phát thanh, báo chí?
  • Kênh truyền thông và quảng cáo nào hoạt động hiệu quả nhất? Cụ thể cho mỗi chi phí bỏ ra trên doanh thu thu về thì kênh nào đang phát huy hiệu quả nhất?
  • Doanh nghiệp đã phát triển chiến lược marketing bằng nội dung để tiếp cận và chuyển đổi khách hàng tiềm năng chưa?
  • Phương pháp quảng cáo và phương tiện truyền thông tốt nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp là gì?
  • Doanh nghiệp đang sử dụng chi tiêu quảng cáo của mình để nhắm mục tiêu chính xác người mua mong muốn của Doanh nghiệp hay chỉ đang thực hiện các chiến dịch mass-marketing?
  • Đối thủ cạnh tranh quảng cáo ở đâu và tần suất ra sao, và họ sử dụng thông điệp nào?
  • Doanh nghiệp có các nội dung tốt như quảng cáo hiển thị hình ảnh và trang đích để thúc đẩy khách hàng tiềm năng đến không? Làm thế nào để họ so sánh với tài sản của đối thủ cạnh tranh?
  • Thị trường mục tiêu của Doanh nghiệp sử dụng các kênh truyền thông xã hội nào? Doanh nghiệp có nên tăng cường sự hiện diện của mình trên các kênh đó không?
  • Những khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp nói về vấn đề gì trên mạng xã hội?
  • Doanh nghiệp có sử dụng A/B test hoặc đo lường, kiểm tra nội dung và lời kêu gọi hành động không?

Những câu hỏi nghiên cứu thị trường không phải chỉ có thể được sử dụng để hỏi khách hàng mà nhiều hơn là sử dụng để hỏi chính doanh nghiệp của mình. Qua đó doanh nghiệp biết được mình là ai, vị thế của mình trên thị trường như thế nào.

Hiện tại, DTM Consulting có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và startups đang gặp khó khăn trong tự triển khai nghiên cứu/khảo sát thị trường, khách hàng tại Việt Nam giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hiệu quả dựa trên cơ sở dữ liệu thu được.

Xem thêm:  DỊCH VỤ TƯ VẤN, HUẤN LUYỆN HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP TỰ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG

Nguồn: Small Biz Trends

Share

Gọi ngay