Lợi ích của việc “Ủng hộ tích cực” và “Ủng hộ tiêu cực” đến thương hiệu

Ở phần trước chúng tôi đã đề cập đến tác động của kết nối qua internet lên việc ra quyết định của khách hàng và khả năng kết nối cho phép người dùng thể hiện quan điểm mà người khác có thể nghe theo. Điều này khiến cho khách hàng/người dùng thay đổi tư duy rằng người lạ có thể đáng tin hơn lời giới thiệu từ những người nổi tiếng đại diện cho thương hiệu.

Người ủng hộ tích cực của thương hiệu

Cuồng tín thương hiệu

Và khi thương hiệu/doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ của người dùng thì họ sẵn sàng giới thiệu và xa hơn là bảo vệ thương hiệu. Khi thương hiệu theo đuổi 1 nhóm khách hàng mục tiêu thì thị trường sẽ phân hóa, một số khách hàng sẽ ủng hộ, yêu thích sản phẩm, một số khác chỉ là trung lập và phần còn lại có thể ghét bỏ thương hiệu/sản phẩm.

Tuy nhiên, trong một số bối cảnh truyền thông tốt, những hình ảnh tiêu cực từ khách hàng không hẳn là xấu. Trên thực tế, thỉnh thoảng thương hiệu cũng cần một số ủng hộ tiêu cực để kích hoạt sự ủng hộ tiềm ẩn từ khách hàng.

Giống như khái niệm nhận biết thương hiệu, sự ủng hộ thương hiệu có thể ngẫu nhiên hoặc được khơi gợi. Sự ủng hộ ngẫu nhiên xảy ra khi khách hàng không được khơi gợi hay yêu cầu, họ chủ động giới thiệu về thương hiệu với người khác.

Và tất nhiên sự ủng hộ nên khá hiếm. Một người phải được coi là “bảo thủ” mới có thể trở thành người ủng hộ chủ động như vậy. Kiểu ủng hộ khác xuất hiện khi có người hay sự việc nào đó khơi gợi ra. Kiểu ủng hộ này khá âm ỉ, nó cần phải có sự xuất hiện từ những ủng hộ tiêu cực hay yều cầu từ người dùng khác mới có thể hiện ra.

Ủng hộ tích cực và ủng hộ tiêu cực đến thương hiệu

Đúng là cần phải có sự quản lý cân bằng giữa những người yêu thích và ghét bỏ thương hiệu.

Tuy nhiên có rất nhiều thương hiệu lớn không nhất thiết phải có nhiều người yêu thích hơn là ghét. Thực tế, McDonald’s có tới 33% người yêu thích và đến…29% người ghét hãng đồ ăn nhanh này, Starbuck cũng tương tự với 30% người yêu thích và 23% ghét.

Từ một góc độ khác, nhóm những người ghét như một yếu tố kích thích nhóm người yêu thích nhằm bảo vệ thương hiệu khỏi bị chỉ trích. Nếu không có sự ủng hộ tiêu cực và tích cực thì các cuộc thảo luận về thương hiệu/sản phẩm sẽ rất nhàm chán, kém gắn kết.

Bất kì thương hiệu nào đều có cá tính và ADN mạnh thường sẽ không phổ biến trong một phân khúc thị trường nào đó. Nhưng điều mà những người làm marketing nói chung và thương hiệu nói riêng nên nhắm tới là có được một lực lượng khách hàng tối thượng, yêu thích thương hiệu và sẵn sàng bảo vệ thương hiệu trong thế giới số.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để hồi sinh một thương hiệu đang hấp hối

Share

Gọi ngay