Nghiên cứu sản phẩm là làm gì? Cách nghiên cứu sản phẩm

Bạn làm gì sau khi có một ý tưởng kinh doanh về một sản phẩm và dịch vụ? Bạn đã từng nghĩ phải tiến hành nghiên cứu sản phẩm trước khi sản xuất, ra mắt thị trường và kinh doanh sản phẩm? Hay bạn bắt tay vào làm luôn? Hay kêu gọi mọi người lên kế hoạch và triển khai cùng?

Câu trả lời là phải kiểm tra tính khả thi – thành công của sản phẩm, dịch vụ đó, cho dù là sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đang có trên thị trường thì bạn cũng cần kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm đó hay nói cách khác bạn cần tiến hành nghiên cứu sản phẩm một cách kỹ càng trước khi bắt tay ngay vào kinh doanh hoặc đầu tư sản xuất đưa vào thị trường.

Nghiên cứu sản phẩm là gì?

Nghiên cứu sản phẩm là việc nghiên cứu tăng cường nhằm cung cấp các thông tin về các đặc tính mong muốn của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Việc tiến hành nghiên cứu sản phẩm giúp các công ty hiểu được những gì khách hàng thực sự muốn, để sản phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra việc nghiên cứu sản phẩm cũng là cách thức thử nghiệm và cải thiện ý tưởng kinh doanh trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tại sao phải nghiên cứu sản phẩm?

Nghiên cứu sản phẩm là một hoạt động rất quan trọng trong khi phát triển sản phẩm mới (sản phẩm/dịch vụ mới hoàn toàn hoặc cải thiện sản phẩm đang có) – có thể được tiến hành ở một số giai đoạn phát triển sản phẩm mới.

Nghiên cứu sản phẩm ban đầu sẽ giúp bạn đánh giá ý tưởng của bạn về một sản phẩm và dịch vụ mới và xem liệu có nhu cầu nào không và khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm điều gì. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đã tồn tại, nghiên cứu sản phẩm sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến nhu cầu và mong đợi của khách hàng hiện tại, mong muốn về tính năng, đặc tính khác của sản phẩm/dịch vụ. Bằng cách này, bạn có thể tìm hiểu những gì khách hàng mong muốn chưa được đáp ứng công ty có thể triển khai và là ưu thế để vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Trong giai đoạn đầu, nghiên cứu sản phẩm có thể được thực hiện để xác định và sàng lọc những ý tưởng mới. Việc tiến hành thử nghiệm sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và rủi ro khi vào thị trường, nắm được các thông tin để có thể phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng .

Trong các giai đoạn phát triển sản phẩm sau này, nghiên cứu sản phẩm có thể giúp các công ty xác định các tính năng nào là quan trọng và loại bỏ hoặc cải thiện các yếu tố đang gây cản trở việc khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Một sản phẩm mới được phát triển cũng được thử nghiệm với khách hàng, để xác định bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với bao bì, vv Một khi sản phẩm được tung ra, sự hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm được kiểm tra. Hầu hết các kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu sản phẩm bao gồm thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn và khảo sát khách hàng.

Phát triển sản phẩm mới và nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu sản phẩm là một phần quan trọng của phát triển sản phẩm mới. Ở mọi giai đoạn của quy trình, nghiên cứu có thể giúp bạn xác định các vấn đề chính và tránh những sai lầm không đáng có như: khách hàng không thích vị cay khi cho vào cháo hoặc việc cho thêm gói gia vị mới làm người dùng thấy khó chịu khi chế biến.

>>> Xem chi tiết: Test concept sản phẩm trong Phát triển sản phẩm mới

Nghiên cứu sản phẩm ở giai đoạn đầu thường được sử dụng để đánh giá tính khả thi, kiểm tra ý tưởng. Thử nghiệm một ý tưởng về sản phẩm/dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp loại bỏ những ý tưởng không hứa hẹn và công ty có thể tập trung đầu tư thời gian và tiền bạc vào các sản phẩm với cơ hội tốt nhất để đạt được thành công trên thị trường.Hoặc doanh nghiệp với nguồn lực tốt có thể sản xuất sản phẩm ở quy mô với đặc điểm nhất định và tiến hành thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó, vừa thử nghiệm vừa cải tiến để cho ra đời sản phẩm “tốt hơn” cho các khúc khách hàng trên thị trường mục tiêu.

Trong giai đoạn sau của việc phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng giúp công ty xác định các yếu tố quan trọng của sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng – chính là những gì công ty cần tập trung đầu tư và phát triển. Nghiên cứu sản phẩm có thể thông báo các khía cạnh khác của marketing.

Ví dụ: Việc tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng có thể giúp doanh nghiệp ước lượng được số tiền (chi phí) khách hàng sẵn sàng trả cho các tính năng sản phẩm mới. Việc nghiên cứu sản phẩm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các khía cạnh khác của thiết kế sản phẩm, chẳng hạn như bao bì hoặc tên sản phẩm.

Trong lĩnh vực bán lẻ , việc nghiên cứu sản phẩm là vô cùng quan trọng. Những phát hiện về những mong muốn, pain point của khách hàng có thể giúp thuyết phục các nhà bán lẻ dự trữ sản phẩm của bạn và cũng trình bày thông tin về những cách tốt nhất để hiển thị và quảng bá sản phẩm để tối đa hóa doanh số. Cũng đáng nói chuyện với các nhà bán lẻ ở giai đoạn phát triển ban đầu, vì kinh nghiệm và kiến ​​thức của họ có thể là vô giá.

Một khi sản phẩm đã được tung ra, nghiên cứu sản phẩm thường tập trung vào sự hài lòng của khách hàng. Cùng với nghiên cứu về các sản phẩm cạnh tranh, nghiên cứu sản phẩm như thế này có thể giúp bạn tinh chỉnh việc marketing các sản phẩm hiện có và truyền cảm hứng cho các ý tưởng cải tiến sản phẩm. Không những thế việc cung cấp đầy đủ các yêu cầu về thông số kỹ thuật của sản phẩm cũng rất quan trọng trong giai đoạn này.

 >> Xem thêm [Market research] Cách nghiên cứu thị trường trong kinh doanh

Tại sao doanh nghiệp bán lẻ nên tiến hành nghiên cứu sản phẩm

Ở quy mô nhỏ lẻ, các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tự triển khai nghiên cứu sản phẩm bằng các cách thức như nghiên cứu thông tin có sẵn trên báo chí và internet (nghiên cứu thứ cấp), quan sát trên thị trường các thông tin liên quan đến sản phẩm như đối thủ cạnh tranh, các loại sản phẩm khác thay thế, nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm.

Tiếp theo công ty nên thực hiện một cuộc khảo sát, phỏng vấn khách hàng có thể là khảo sát trực tuyến , khảo sát qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp hoặc có thể là khảo sát tại điểm bán khi khách hàng đến mua hàng. Hiện tại, nhờ sự phát triển của công nghệ, social media khảo sát trực tuyến là phương pháp tương đối thuận tiện để tiến hành nghiên cứu sản phẩm với chi phí thấp, cộng với những điều này cho phép doanh nghiệp xem các mẫu dữ liệu nhanh hơn nhiều.

Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng giúp doanh nghiệp phòng tránh những rủi ro không đáng có, tăng tỷ lệ thành công chúng cung cấp cho công ty cái nhìn sâu sắc về những gì khách hàng đang tìm kiếm và dữ liệu thu về rất hữu ích không chỉ cho sản phẩm mà còn về thị trường, khách hàng.

Ngoài ra nếu doanh nghiệp chưa tự tin về kỹ năng chuyên môn cũng như chưa biết bắt đầu để nghiên cứu sản phẩm từ đầu thì hãy nên thu các đơn vị cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường.

Không giống như nhiều người nghĩ nghiên cứu sản phẩm hoặc nghiên cứu thị trường là một thứ gì đó to lớn, khó khăn và tốn nhiều chi phí, thực chất nghiên cứu sản phẩm hoặc nghiên cứu sản phẩm mới không khó và không tốn nhiều tiền, các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn cũng có thể triển khai nghiên cứu sản phẩm với chi phí chỉ từ 20 triệu tại DTM (chi tiết xem tại đây >> Nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp ít vốn)

Dưới đây là cách làm nghiên cứu sản phẩm để doanh nghiệp có thể nắm và hiểu được quá trình nghiên cứu sản phẩm gồm những gì:

Cách nghiên cứu sản phẩm cho mọi doanh nghiệp

Vậy làm thế nào để tiến hành nghiên cứu sản phẩm?

1.Nghiên cứu nguồn dữ liệu thông tin có sẵn

Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguồn để bất cứ ai có thể tham khảo thông tin để tiến hành nghiên cứu sản phẩm từ báo chí, internet,  báo cáo từ đối thủ với sản phẩm đang có, feedback của khách hàng trên internet,…

Ví dụ: nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh một loại túi mới thân thiện với môi trường và chi phí rẻ hơn túi giấy hiện có trên thị trường, thì trước tiên bạn có thể tìm hiểu tất cả những gì liên quan đến túi đựng, nhu cầu của khách hàng (ở đây có thể là các doanh nghiệp bán lẻ) tìm kiếm loại túi nào trên các cộng đồng trong ngành, mức giá họ có thể chi trả, đặc điểm nổi bật của sản phẩm của bạn có dễ bị sao chép không? Đối thủ trên thị trường đang có vấn đề gì? Nghiên cứu case study tương tự,…

Những thông tin sơ lược trên cũng giúp bạn đánh giá sự cạnh tranh của sản phẩm hoặc tính khả thi khi sản xuất và đưa ra thị trường cho sản phẩm mới.

Nghiên cứu insights

Nghiên cứu insights

2. Tham khảo ý kiến các cá nhân

Công ty có thể tìm hiếm và khảo sát, phỏng vấn xin ý kiến từ những người có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ như chuyên gia, người sản xuất, khách hàng mục tiêu (dự kiến) cho sản phẩm.

Cách đơn giản nhất đó chính là hỏi trực tiếp những người kể trên tham khảo ý kiến của họ về thiết kế, tính năng, đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, mong muốn từ sản phẩm,…

3. Nghiên cứu thị trường

Ở quy mô và mức độ lớn hơn, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường với mục tiêu nghiên cứu về tính khả thi của sản phẩm, nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, khách hàng mục tiêu ở quy mô lớn.

Doanh nghiệp có thể tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu định tính, định lượng – khảo sát khách hàng mục tiêu hoặc tìm đến sự hỗ trợ trực tiếp từ các công ty nghiên cứu thị trường. Một điểm lợi khi tiến hành nghiên cứu sản phẩm thông qua các công ty chuyên môn doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí, thời gian nghiên cứu nhanh chóng bảo đảm tính kịp thời của sản phẩm, dịch vụ và nhận được hỗ trợ tư vấn sau nghiên cứu về việc sử dụng thông tin nghiên cứu vào các hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing,…

4. Thử nghiệm sản phẩm mới

Một cách nghiên cứu sản phẩm nữa đó là thử nghiệm sản phẩm, tiến hành các chiến dịch cho khách hàng dùng thử sản phẩm và thu thập phản hồi từ khách hàng.  Cách nghiên cứu sản phẩm này thường dành cho các doanh nghiệp đang kinh doanh và nguồn lực tốt. Tuy nhiên đây là cách hiệu quả hơn khi bạn đã có sản phẩm/dịch vụ và khách hàng có thể trải nghiệm và đưa ra phản hồi xác thực nhất.

Nếu như doanh nghiệp bạn còn có những thắc mắc, băn khoăn về việc phát triển sản phẩm mới hay đang gặp vấn đề về kinh doanh chính sản phẩm của mình, hãy LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI để nhận những tư vấn giá trị từ chuyên gia.

Share

Gọi ngay