Steve Jobs nói rằng những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới mới là những người làm được điều đó. Nhưng bản thân sự điên rồ không đủ để đảm bảo sản phẩm mới của bạn sẽ thành công. Chỉ bằng cách hiểu khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh của bạn và cung cấp một sản phẩm có giá trị rõ ràng, bạn mới có thể đánh bại tỷ lệ cược.
Lên ý tưởng và chuyển đổi ý tưởng thành một sản phẩm hoặc dịch vụ phát triển mạnh, khả thi không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Bạn cần phải đổi mới trong khi vẫn mang lại giá trị. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc về phát triển sản phẩm và thương mại hóa.
Theo số liệu của viện nghiên cứu toàn cầu Mckinsey , chỉ có 1 trong số 7 ý tưởng tạo ra sản phẩm thành công và tỷ lệ thất bại đối với các sản phẩm mới ra mắt là từ 25% -45%. Sử dụng cách tiếp cận theo quy trình doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị thị trường và tăng thị phần.
Dưới đây là một số lợi thế chính mà bạn sẽ đạt được khi sử dụng quy trình phát triển và thương mại hóa sản phẩm mới.
Xem thêm: Lợi ích và 5 lý do doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phát triển sản phẩm
Quy trình phá triển sản phẩm mới hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ ý tưởng sản phẩm và sản phẩm mới chưa được thử nghiệm thành các sản phẩm khả thi để thương mại hóa.
Quá trình phát triển sản phẩm mới bắt đầu với việc hình thành ý tưởng. Xây dựng ý tưởng đề cập đến việc tìm kiếm có hệ thống các ý tưởng về sản phẩm mới. Thông thường, doanh nghiệp có thể tạo ra hàng trăm ý tưởng, thậm chí có thể hàng nghìn ý tưởng, để cuối cùng tìm ra một số ít những ý tưởng tốt. Hai nguồn ý tưởng mới có thể được xác định:
Bước tiếp theo trong quy trình phát triển sản phẩm mới là sàng lọc ý tưởng (idea screening). Với những idea được đưa ra doanh nghiệp cần phải xem xét và lựa chọn những ý tưởng tốt nhất.
Chi phí cho việc phát triển sản phẩm ngày càng cao chính vì vậy việc chọn lọc lỹ các ý tưởng sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm mà còn giảm thiểu mức rủi ro trên thị trường.
Để tiếp tục quá trình phát triển sản phẩm mới, các ý tưởng hấp dẫn phải được phát triển thành các sản phẩm mẫu hay gọi là concept sản phẩm (product concept) mang hầu hết những đặc tính, chức năng của ý tưởng sản phẩm và gần như có thể thương mại hóa vào thị trường.
Hãy tưởng tượng một nhà sản xuất ô tô đã phát triển một chiếc ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Ý tưởng đã vượt qua vòng sàng lọc ý tưởng và bây giờ phải được phát triển thành concept sản phẩm. Nhiệm vụ của nhà marketing là phát triển sản phẩm mới này thành các sản phẩm mẫu hoàn thiện. Sau đó, công ty tìm hiểu mức độ hấp dẫn của sản phẩm mẫu với khách hàng và đưa ra sản phẩm cuối tốt nhất. Các concetp sản phẩm có thể có cho chiếc xe điện này có thể là:
>>> Xem thêm: Các bước xây dựng concept cho sản phẩm mới
Như bạn có thể thấy, những concept sản phẩm này cần phải khá chính xác để có ý nghĩa thực tế để có thể test concept sản phẩm.
Các concept sản phẩm mới, chẳng hạn như những concept sản phẩm được đưa ra ở trên, cần được thử nghiệm với các nhóm người tiêu dùng mục tiêu, tiềm năng. Các concept sản phẩm có thể được thể hiện cho người tiêu dùng thấy được theo cách tượng trưng hoặc hữu hình.
Câu hỏi luôn được đặt ra là: Liệu concept sản phẩm có đủ cụ thể có thu hút người tiêu dùng không? Đối với một số trường hợp thử nghiệm concept sản phẩm, mô tả bằng từ hoặc hình ảnh có thể là đủ. Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy của thử nghiệm, có thể cần trình bày cụ thể và hữu hình hơn về concept sản phẩm. Sau khi giới thiệu concept sản phẩm cho nhóm người tiêu dùng mục tiêu, họ sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi để tìm ra sự hấp dẫn của người tiêu dùng và giá trị khách hàng của từng concept.
>>Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế bảng khảo sát Test Concept Sản Phẩm
Mặc dù sau khi thử nghiệm concept sản phẩm, doanh nghiệp đã nhận diện được sản phẩm cần hoàn thiện những gì, nên làm gì để khách hàng có thể chấp nhận. Tuy nhiên, làm tốt sản phẩm thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp cần bắt đầu đưa sản phẩm ra trường, cách tiếp cận khách hàng,..,
Bước tiếp theo trong quá trình phát triển sản phẩm mới là phát triển chiến lược marketing. Khi concept sản phẩm đầy hứa hẹn đã được phát triển và thử nghiệm, đã đến lúc thiết kế một chiến lược marketing ban đầu cho sản phẩm mới dựa trên concept sản phẩm để giới thiệu sản phẩm mới này ra thị trường.
Tuyên bố chiến lược marketing bao gồm ba phần và cần được xây dựng cẩn thận:
Khi đã quyết định về concept sản phẩm và chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể đánh giá quá lạc quan hoặc không đánh giá hết nhu cầu thị trường cho sản phẩm mới.
Bước tiếp theo trong quy trình phát triển sản phẩm mới bao gồm việc phân tích marketing hoặc phân tích kinh doanh thông qua xem xét các dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận cho sản phẩm mới để tìm hiểu xem liệu các yếu tố này có thỏa mãn các mục tiêu của công ty hay không. Nếu họ làm như vậy, sản phẩm có thể được chuyển sang giai đoạn phát triển sản phẩm.
Để ước tính doanh số bán hàng, công ty có thể xem xét lịch sử bán hàng của các sản phẩm tương tự và tiến hành nghiên cứu thị trường, insight khách hàng.
Ở các bước trên doanh nghiệp dù đã tiến hành nghiên cứu thị trường, insight khách hàng thì nếu chưa có đầy đủ dữ liệu, thông tin về thị trường thì việc nghiên cứu thị trường vẫn còn cần thiết và quan trọng.
Thông thường, tại DTM Consulting chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá xem nên tiến hành nghiên cứu thị trường ra sao để rút gọn thời gian và giảm tải chi phí nhất. Các dữ liệu được thu thập với đa dạng các phương pháp, kỹ thuật nhằm có cái nhìn đa chiều về khách hàng, thị trường mục tiêu cho sản phẩm nhất. Từ các dữ liệu, thông tin từ thị trường thu được chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, diễn giải dữ liệu, rút ra những tư vấn về các quyết định marketing như khúc thị trường tiềm năng, định vị thương hiệu, chiến lược marketing, chiến dịch,.. cho doanh nghiệp.
Bởi vậy, đội ngũ nhân sự DTM Consulting luôn đề cao yếu tố chất lượng, khách quan về dữ liệu khi thu thập và phân tích nhất có thể. Văn hóa của DTM Consulting là chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về phân tích va khai thác dữ liệu hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời
Trong trường hợp này, chúng tôi có thể kiểm tra nhu cầu thị trường về sản phẩm, các tính năng cho sản phẩm, cạnh tranh từ đối thủ, sản phẩm thay thế,…. Ước tính thị phần trên một nhóm khách hàng nghiên cứu tối thiểu và đánh giá phạm vi rủi ro. Đây là cơ sở để dự báo bán hàng được chuẩn bị, công ty có thể ước tính chi phí và lợi nhuận dự kiến cho một sản phẩm, bao gồm marketing, R&D, hoạt động, v.v. Tất cả các số liệu về doanh thu và chi phí cùng nhau cuối cùng có thể được sử dụng để phân tích sức hấp dẫn tài chính của sản phẩm mới.
Quá trình phát triển sản phẩm mới tiếp tục với quá trình phát triển sản phẩm thực tế. Cho đến thời điểm này, đối với nhiều concept sản phẩm mới, có thể chỉ tồn tại một mô tả từ ngữ, một bản vẽ hoặc có thể là một nguyên mẫu thô. Nhưng nếu ý tưởng sản phẩm vượt qua được thử nghiệm kinh doanh, sản phẩm phải được phát triển thành một sản phẩm hữu hình, thực tế để đảm bảo rằng ý tưởng sản phẩm có thể được biến thành một sản phẩm khả thi trên thị trường. Tuy nhiên, vấn đề là ở giai đoạn này, chi phí R&D và kỹ thuật gây ra một bước nhảy vọt về đầu tư.
Bộ phận R&D sẽ phát triển và thử nghiệm một hoặc nhiều phiên bản mô hình hóa của concept sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển một nguyên mẫu thành công có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, tùy thuộc vào sản phẩm và phương pháp tạo mẫu.
Ngoài ra, các sản phẩm thường trải qua các cuộc kiểm tra để đảm bảo chúng hoạt động an toàn và hiệu quả. Điều này có thể được thực hiện bởi chính công ty hoặc thuê ngoài.
Trong nhiều trường hợp, các nhà marketing liên quan đến khách hàng thực tế trong việc thử nghiệm sản phẩm. Người tiêu dùng có thể đánh giá nguyên mẫu và làm việc với các sản phẩm trước khi phát hành. Kinh nghiệm của họ có thể rất hữu ích trong giai đoạn phát triển sản phẩm.
Giai đoạn cuối cùng trước khi thương mại hóa trong quá trình phát triển sản phẩm mới là thử nghiệm marketing. Trong giai đoạn này của quá trình phát triển sản phẩm mới, sản phẩm và chương trình marketing được đề xuất sẽ được thử nghiệm trong bối cảnh thị trường, khách hàng thực tế. Do đó, việc thử nghiệm marketing mang lại cho nhà marketing kinh nghiệm marketing sản phẩm trước khi đi đến chi phí lớn của việc giới thiệu đầy đủ. Trên thực tế, hoạt động này còn cho phép công ty kiểm tra sản phẩm và toàn bộ chương trình marketing, xúc tiến bán bao gồm chiến lược nhắm mục tiêu và định vị, quảng cáo, phân phối, đóng gói, v.v. trước khi đầu tư đầy đủ.
Số lượng marketing thử nghiệm cần thiết thay đổi theo từng sản phẩm mới. Đặc biệt là khi giới thiệu một sản phẩm mới đòi hỏi đầu tư lớn, khi rủi ro phát triển sản phẩm cao, hoặc khi công ty không chắc chắn về sản phẩm hoặc chương trình marketing của mình, rất nhiều hoạt động marketing thử nghiệm có thể được thực hiện.
Còn tiếp phần sau….
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI