Hạn chế rủi ro phát triển sản phẩm mới dành cho mọi doanh nghiệp - Phần 1 dtm consulting

Hạn chế rủi ro phát triển sản phẩm mới dành cho mọi doanh nghiệp – Phần 1

Hạn chế rủi ro phát triển sản phẩm mới là một điều luôn cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Bất cứ một sản phẩm mới nào khi ra thị trường hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại cũng đem lại rủi ro cho doanh nghiệp. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, sản phẩm mới còn khiến công ty phá sản do nhận được sự phản ứng quá dữ dội từ khách hàng.

Trên thực tế, phát triển các sản phẩm mới hoặc đổi mới/cải thiện sản phẩm nói riêng là một quá trình rủi ro và không chắc chắn và nhiều sản phẩm thất bại, chẳng hạn do tính năng không khả thi hoặc không được khách hàng chấp nhận. Chính sự không chắc chắn hoặc mông lung khiến các công ty không lường trước hoặc quá chủ quan/tự tin đối với sản phẩm mới.

Trong bài viết này, DTM Consulting sẽ cho bạn thấy góc nhìn tổng quan về những rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình phát triển sản phẩm và cách bạn có thể giảm thiểu những rủi ro này.

Rủi ro phát triển sản phẩm bên trong doanh nghiệp

Phát triển sản phẩm mới là điều rất rủi ro, đặc biệt là sản phẩm càng có tính đổi mới cao. Theo Clayton Christensen, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, gần 30.000 sản phẩm mới được giới thiệu mỗi năm và 95% trong số đó thất bại. Nhưng những rủi ro điển hình, khiến doanh nghiệp thất bại trong và sau quá trình phát triển sản phẩm là gì?

Dưới đây là một số rủi ro chủ quan và khách quan mà doanh nghiệp nên lưu ý để có thể chủ động kiểm soát và có phương án giảm thiểu rủi ro càng sớm càng tốt.

Rủi ro của tổ chức

Xung đột hoặc bất động quan điểm trong nội bộ có thể cản trở hoặc làm suy yếu bất kỳ sáng kiến, ý tưởng phát triển sản phẩm mới nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lực đầu tư vào phát triển sản phẩm mới cũng như định hướng chiến lược phát triển của chúng sau khi ra thị trường nếu nội bộ không thống nhất và đi theo cùng một hướng, chiến lược marketing, kinh doanh.

Xem thêm: Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh

Tăng hiệu quả kinh doanh

Rủi ro về chuỗi cung ứng, nguyên liệu

Tìm nguồn nguyên liệu hoặc linh kiện từ nhà cung cấp có thể giảm chi phí và khối lượng công việc nội bộ, nhưng cũng khiến sản phẩm của bạn dễ bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Luôn có khả năng nhà cung cấp không thể đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Do đó, trong quá trình lựa chọn nguyên liệu, bạn có thể kiểm tra các nhà cung cấp không chỉ về giá cả mà còn về độ tin cậy. Ngoài ra, vì kế hoạch khuyến khích liên lạc giữa các bộ phận nên toàn bộ nhóm của bạn sẽ luôn được cập nhật về các vấn đề trong chuỗi cung ứng và đưa ra quyết định nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đủ nguồn lực để phát triển nguồn nguyên liệu, hãy cân nhắc thêm đến phương án này.

Rủi ro kỹ thuật, công nghệ

Trường hợp này dành cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ. Một số trường hợp có thể xảy ra như:

  • Sản phẩm quá phức tạp, kỹ thuật không khả thi như kế hoạch.
  • Công nghệ bị lỗi sau một thời gian sử dụng nhất định.
  • Công nghệ mới yêu cầu những điều kiện nhất định, công ty hoặc khách hàng không đủ khả năng đạt yêu cầu này khi phát triển, sản xuất hoặc sử dụng.
  • Công nghệ mới không được khách hàng chấp nhận do trải nghiệm kém

Thông thường, khi kết hợp công nghệ mới vào một sản phẩm, có khả năng nhóm của bạn có những điểm mù hoặc thiếu năng lực cụ thể có thể gây ra trở ngại trong quá trình phát triển. Trên thực tế, DTM Consulting gặp không ít trường hợp thực tế doanh nghiệp quá quan tâm hoặc chú tâm đến yếu tố công nghệ mới hoặc tính “innovation” của công nghệ mà quên đi nhu cầu, quan điểm và thái độ của khách hàng tiềm năng khiến chúng khó được thị trường/khách hàng chấp nhận.

Khi đó, doanh nghiệp nên tìm kiếm những chuyên gia từ bên ngoài, họ có thể là những chuyên gia tư vấn về marketing, kinh doanh hoặc nghiên cứu thị trường hoặc là những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ đó, chẳng hạn như cá nhân/doanh nghiệp công nghệ lớn,….để có thể lấp đầy những lỗ hổng kiến thức và bổ sung năng lực cho doanh nghiệp khi phát triển sản phẩm mới.

Độc đáo

Rủi ro hiệu suất vận hành

Chức năng và độ tin cậy của sản phẩm trong điều kiện thực tế luôn không được xác định cho đến khi nó được chế tạo và có thể được thử nghiệm. Tuy nhiên, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hiệu suất vận hành hoạt động có thể là một trở ngại lớn.

Do đó, trong quá trình phát triển sản phẩm mới, để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên tiến hành nhiều bước thử nghiệm và điều chỉnh. Hoạt động thử nghiệm sản phẩm hoặc tính năng/chức năng được tiến hành để xác nhận sản phẩm hoạt động như dự định.

9 lưu ý cho doanh nghiệp tiến hành khảo sát thử nghiệm concept sản phẩm

Rủi ro nguồn lực (tài chính và nhân lực)

Một trong những rủi ro phát triển sản phẩm mới đáng chú ý đó là rủi ro về tài chính và nguồn nhân lực.

Một số bên liên quan sẽ theo dõi tình hình tài chính và đánh giá khả năng về nguồn để đảm bảo dự án phát triển sản phẩm mới mang lại khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế hoặc các vấn đề phát sinh khiến dự án vượt quá ngân sách có thể ngăn cản sản phẩm mới vượt qua giai đoạn thâm nhập vào thị trường và phát triển.

Trên đây là những rủi ro phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện sản phẩm hiện tại nằm trong doanh nghiệp có thể gặp phải và nên được quản lý và kiểm soát.

Phần 2 – Rủi ro phát triển sản phẩm bên ngoài doanh nghiệp và các giải pháp giảm thiểu rủi ro

Hạn chế rủi ro phát triển sản phẩm mới dành cho mọi doanh nghiệp - Phần 2 dtm consulting

Share

Gọi ngay