TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

Tư vấn xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường ngách (niche market)

Xây dựng và phát triển chiến lược cạnh tranh là rất quan trọng kể cả khi doanh nghiệp bạn hoạt động trong thị trường ngách.

Thị trường ngách (niche market) là một phân khúc thị trường nhỏ với lượng khách hàng (dung lượng thị trường) đủ lớn để có được doanh thu và  lợi nhuận cho doanh nghiệp duy trì và phát triển. Đối với thị trường ngách, nhu cầu tiêu dùng thường khá cụ thể với những đặc trưng về  thị hiếu, hành vi mua hàng. Tuy nhiên, thị trường ngách sẽ không tồn tại mãi mãi, vì sau khi doanh nghiệp bạn ra mắt sản phẩm, dịch vụ phục vụ/đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng riêng biệt này, sẽ xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp khác tham gia thị trường này. 

Một số cản trở sau có thể xảy ra khi doanh nghiệp thâm nhập và kinh doanh trong thị trường ngách: 

  • Thị trường ngách có khả năng xuất hiện các đối thủ khác cũng tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ như doanh nghiệp bạn
  • Thị hiếu của nhóm khách hàng trong thị trường ngách được lan tỏa rộng rãi hơn khiến thị trường ngách được mở rộng, xuất hiện nhiều đối thủ hơn 
  • Các đối thủ cạnh tranh phát triển, đổi mới công nghệ, tính năng cho sản phẩm và xác định lại nhu cầu mới của khách hàng trong thị trường ngách

Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp SMEs khi chưa đủ nguồn lực để cạnh tranh với sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn hơn. Do vậy, điều cần thiết là phải xây dựng chiến lược cạnh tranh (competitive strategy) ngay cả khi bạn hoạt động trong thị trường ngách. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: 

  • Với nguồn lực hạn chế, làm thế nào để xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp lớn hơn? 
  • Nên bắt đầu xây dựng chiến lược cạnh tranh như thế nào cho phù hợp? 
  • Làm thế nào để duy trì lợi thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp trong thị trường ngách? 
  • … 

Với những băn khoăn trên thì doanh nghiệp bạn có thể tự xây dựng chiến lược cạnh tranh không, hay cần sự hướng dẫn, chỉ đường từ người có chuyên môn sâu trong ngành? Hãy cùng DTM Consulting khám phá cách để xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. 

chiến lược cạnh tranh

Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong thị trường ngách

Trong thị trường ngách (niche market), doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) bằng cách tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của một phân khúc thị trường nhỏ cụ thể. Mục tiêu là giải quyết nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc này. Việc tập trung vào một thị trường mục tiêu hẹp giúp bạn có cơ hội để trở thành người dẫn đầu trong phân khúc đó và giảm đáng kể sự cạnh tranh.

Ngoài ra, khi tìm hiểu sâu về nhóm khách hàng cụ thể, doanh nghiệp có thể phát hiện ra những nhu cầu tiềm ẩn trong khách hàng mà chưa ai nhận thấy, từ đó phát triển hoặc điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), việc hướng tới một phân khúc thị trường (market segment) nhỏ nằm trong khả năng của hầu hết họ. Điều này cho phép họ tập trung nguồn lực hạn chế vào việc khai thác và phục vụ tối ưu nhu cầu của khách hàng trong phân khúc thị trường đó. Điều này đặc biệt quan trọng vì các doanh nghiệp nhỏ thường khó có đủ nguồn lực để cạnh tranh trên thị trường lớn.

Mặt khác, việc tập trung vào một nhóm nhỏ thị trường sẽ làm tăng cơ hội tạo ra các tác động lâu dài đến một số lượng khách hàng vừa đủ để thu được doanh thu, lợi nhuận một cách nhanh chóng. 

Tuy nhiên, với những thách thức, cản trở từ thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, làm thế nào để xây dựng chiến lược cạnh tranh trong thị trường ngách? Sau đây là các bước xây dựng chiến lược cạnh tranh mà bạn có thể tham khảo để áp dụng trong doanh nghiệp của mình. 

Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng

Nghiên cứu xu hướng thị trường, hành vi của khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu/tiềm năng của bạn. Bạn cũng nên xác định những khoảng trống, những cơ hội thị trường chưa được khai thác và những mối đe dọa tiềm ẩn có thể phát sinh từ những thay đổi về nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh (competitor) hoặc môi trường bên ngoài. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình để tạo sự khác biệt hóa (differentiation) cho các dịch vụ của mình và thích ứng với nhu cầu thay đổi từ khách hàng, thị trường.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn so sánh doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh tranh và xác định các lĩnh vực mà bạn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh.

Nghiên cứu thị trường

Đánh giá mô hình kinh doanh và điều chỉnh phân bổ nguồn lực doanh nghiệp

Việc đánh giá mô hình kinh doanh (business model) hiện tại rất quan trọng để xác định các vấn đề và hạn chế có thể đang ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tiềm năng phát triển của bạn. Điều này bao gồm việc kiểm tra tính phù hợp của mô hình kinh doanh với các xu hướng mới, nhu cầu của khách hàng và các phương pháp tiên tiến trong ngành. Mục tiêu là xác định các lĩnh vực cần cải thiện và đổi mới.

Ngoài ra, việc xác định năng lực cốt lõi, điểm mạnh đặc biệt và lợi thế cạnh tranh là quan trọng để nhận biết điểm yếu và lĩnh vực có thể gặp khó khăn so với đối thủ. Điều này giúp bạn tập trung nguồn lực vào việc củng cố và phát triển những điểm mạnh, đồng thời giải quyết hoặc giảm thiểu nhược điểm.

Ngoài ra, cần xem xét các nguồn lực tổ chức, bao gồm tài chính, nhân lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng, để xác định sự phù hợp của chúng với chiến lược của bạn và xác định các lỗ hổng cần điều chỉnh. Bằng cách điều chỉnh nguồn lực theo hướng phù hợp với chiến lược, bạn có thể tối ưu hóa sử dụng chúng và đảm bảo rằng chúng đóng góp vào thành công tổng thể của bạn.

Tiến hành phân khúc và nhắm mục tiêu thị trường

Tiến hành phân khúc đối tượng mục tiêu của bạn cho phép bạn hiểu rõ hơn về các nhu cầu, điểm yếu và động lực của các nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời, hãy khám phá những động lực, nguyện vọng và thách thức tiềm ẩn của khách hàng, tận dụng nghiên cứu thị trường, phản hồi của khách hàng và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về sở thích, hành vi mua hàng của họ. Những thông tin này sẽ cho phép bạn điều chỉnh chiến lược cạnh tranh của mình và đưa ra những quyết định sáng suốt nhằm thúc đẩy việc thu hút, giữ chân và lòng trung thành của khách hàng.

>> Xem thêm: Cách tiến hành phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường | DTM Consulting

Phát triển lợi thế cạnh tranh (competitive advantage)

Phát triển các lợi thế cạnh tranh bền vững mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể sao chép là rất quan trọng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Đánh giá điểm mạnh, nguồn lực và khả năng của bạn để xác định những lĩnh vực mà bạn có lợi thế khác biệt. Hãy liên tục đầu tư nâng cao và tận dụng những lợi thế này để củng cố vị thế của mình trên thị trường và tạo ra rào cản cho đối thủ cạnh tranh.

Theo dõi và điều chỉnh 

Để xây dựng một chiến lược cạnh tranh một cách hiệu quả, điều cần thiết là phải triển khai các hệ thống theo dõi và đo lường hiệu suất mạnh mẽ. Bạn nên thiết lập các chỉ số KPI phù hợp với mục tiêu chiến lược của bạn và theo dõi chúng một cách nhất quán, đồng thời sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh của bạn và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Bằng cách theo dõi hiệu suất của bạn, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện các biện pháp chủ động để đi đúng hướng.

thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường

Giải pháp tư vấn chiến lược cạnh tranh trong thị trường ngách của DTM Consulting

Điều quan trọng khi thâm nhập và phát triển kinh doanh trong thị trường ngách đó là tập trung vào nhu cầu khách hàng và khai thác tối đa giá trị từ họ. Đồng thời, do thị trường ngách là thị trường khá hẹp, nếu doanh nghiệp bạn không thể trở thành người dẫn đầu thị trường (market leader) thì rất có thể bạn sẽ thất bại. Để có thể khai thác tối đa giá trị khách hàng và dẫn đầu thị trường của mình, các doanh nghiệp cần nắm bắt và thấu hiểu khách hàng của mình. Từ đó, lựa chọn được định hướng chiến lược phù hợp và bền vững. 

Nếu bạn đang còn băn khoăn, nghi ngờ khi ra quyết định kinh doanh, marketing thì việc tham khảo ý kiến, lời khuyên từ những người có chuyên môn, kinh nghiệm là điều sáng suốt. 

DTM Consulting cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược cạnh tranh phù hợp với ngân sách của các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp SMEs có ngân sách hạn chế. Với đội ngũ chuyên gia đầy chuyên môn và kinh nghiệm, chúng tôi hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển chiến lược cạnh tranh phù hợp với từng bối cảnh nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp, giảm thiểu những rủi ro khi thâm nhập và kinh doanh trong thị trường. 

LIÊN HỆ  với chúng tôi để nhận những đánh giá, phân tích từ chuyên gia tư vấn! 

Share

Gọi ngay