Bạn muốn mở rộng thị trường toàn cầu hay muốn khẳng định vị thế thương hiệu của bạn trên quy mô toàn cầu? Vậy thì đã đến lúc định hướng và phát triển chiến lược thương hiệu toàn cầu (global branding strategy). Chiến lược thương hiệu toàn cầu (global branding strategy) rất cần thiết cho những công ty muốn tăng cường năng lực cạnh tranh trong kinh doanh quốc tế, mở rộng thành công sự hiện diện của mình trên nhiều thị trường và khẳng định mình là thương hiệu toàn cầu.
Vậy doanh nghiệp bạn cần lưu ý những gì và đâu sẽ là chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn khi xây dựng chiến lược thương hiệu toàn cầu? Hãy cùng DTM Consulting tìm hiểu trong bài viết này.
Có rất nhiều thương hiệu đã thành công trong việc mở rộng thương hiệu (brand extension) trên thị trường toàn cầu và gặt hái được nhiều lợi ích khác nhau nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp mong muốn toàn cầu hóa thương hiệu. Sự phát triển của Internet cũng đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng khác nhau trên toàn cầu.
Tuy nhiên, môi trường quốc tế quá cạnh tranh, bạn vừa phải cạnh tranh với những thương hiệu địa phương có sẵn lợi thế, vừa phải cạnh tranh với các thương hiệu/tập đoàn quốc tế mạnh mẽ khác. Một số khó khăn mà doanh nghiệp bạn có thể gặp như:
Phát triển một chiến lược thương hiệu (brand strategy) tại một địa phương, một quốc gia đã là một khó khăn cho doanh nghiệp, nên việc tạo ra một chiến lược thương hiệu toàn cầu lại càng khó khăn hơn. Do vậy, việc tìm hiểu kỹ càng và tiếp cận cẩn thận với thị trường toàn cầu sẽ là một hành động khôn ngoan.
> Xem thêm: Cách tăng thị phần, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp tại Việt Nam | DTM Consulting
Thương hiệu toàn cầu (global brand) là thương hiệu của một sản phẩm, một doanh nghiệp được công nhận trên toàn thế giới. Một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Coca-Cola, Google, Toyota, Apple,…
Bài viết liên quan: Quản trị thương hiệu toàn cầu (Global brand management) cho doanh nghiệp Việt
Đây là một chiến lược tốt khi một quốc gia, một khu vực có mối liên hệ tích cực và mạnh mẽ với một thương hiệu cụ thể. Chiến lược đa thương hiệu liên quan đến việc sử dụng nhiều thương hiệu của một doanh nghiệp trong cùng một thị trường. Điều này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều nhãn hiệu sản phẩm khác nhau và đã có vị thế nhất định tại thị trường.
Do đó, khi mở rộng thương hiệu trên toàn cầu bằng chiến lược đa thương hiệu, doanh nghiệp bạn nên kiểm tra xem có đủ nguồn lực để đầu tư vào các thương hiệu khác nhau hay không. Sau đó, hãy nghiên cứu thị trường (market research), đối thủ, hành vi và thị hiếu của khách hàng để xác định điểm khác biệt so với thương hiệu khác. Đồng thời, bạn cũng nên xác định giá trị thương hiệu (brand value) để chiếm được sự chú ý của khách hàng trên toàn cầu.
Một ví dụ điển hình về chiến lược đa thương hiệu của Starbucks. Starbucks sở hữu nhiều thương hiệu khác ngoài cà phê cùng tên. Công ty cũng sở hữu nước Best, Tazo và Ethos của Seattle cùng nhiều nhãn hiệu đồ uống khác. Điều này cho phép Starbucks nắm được các phần thị trường mà thương hiệu Starbucks của họ không thể tiếp cận được.
Ví dụ, những người từ chối trả mức giá cao cho cà phê của Starbucks sẽ có nhiều khả năng mua Seattle’s Best hơn với mức giá thấp hơn. Mặt khác, những người chỉ uống trà sẽ có nhiều khả năng mua Tazo hơn, ở cả cửa hàng Starbucks hoặc cửa hàng tạp hóa. Bằng cách này, các nhà bán lẻ có thể dành không gian cho nhiều thương hiệu khác nhau, thay vì chỉ thương hiệu Starbucks. Chiến lược này giúp các thương hiệu của Starbucks có thể tiếp cận được nhiều phân khúc đối tượng mục tiêu (segmentation) khác nhau trên toàn cầu.
>> Xem thêm: 4 chiến lược phát triển thương hiệu cơ bản doanh nghiệp cần lựa chọn | DTM Consulting
Với sự phát triển của Internet trên thế giới, việc xây dựng chiến lược thương hiệu toàn cầu thông qua website giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và quảng bá thương hiệu với khách hàng trên toàn cầu. Do vậy, khi xây dựng chiến lược thương hiệu toàn cầu trên website của doanh nghiệp, bạn cần nghiên cứu kỹ văn hóa của từng quốc gia, khu vực và sử dụng ngôn ngữ tại quốc gia, khu vực đó trên website để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng nhất.
Các công ty đang quảng bá thành công thương hiệu toàn cầu của mình trên website bao gồm Google, Philips, Skype, Ericsson, Hewlett-Packard và Cisco Systems. Các công ty này quan tâm đến sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ giữa các quốc gia. Họ đã tạo các trang web bằng ngôn ngữ địa phương và đang sử dụng hình ảnh cũng như nội dung cụ thể cho từng quốc gia. Tuy nhiên, đồng thời, trang web của mỗi quốc gia đều có giao diện giống như trang web chính của công ty để duy trì thương hiệu tổng thể.
>> Xem thêm: Bạn đã tạo “Style” cho nội dung trên website của bạn chưa? | DTM Consulting
Bạn đã xây dựng Website đúng định hướng Marketing? | DTM Consulting
Chiến lược thương hiệu toàn cầu có khả năng đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp bạn. Thương hiệu mạnh có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng và có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) to lớn trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, các quyết định marketing được đưa ra phải dựa trên cơ sở của hoạt động nghiên cứu và phân tích.
DTM Consulting chúng tôi tin rằng các quyết định về chiến lược thương hiệu toàn cầu không thể được đưa ra một cách ngẫu nhiên mà đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng bối cảnh kinh doanh và marketing của doanh nghiệp. Hiện tại, DTM Consulting có khả năng cung cấp giải pháp tư vấn/hướng dẫn doanh nghiệp thực thi triển khai chiến lược thương hiệu, chiến lược thương hiệu toàn cầu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nếu bạn đang băn khoăn hay gặp các khúc mắc trong việc xây dựng, phát triển và quản lý chiến lược toàn cầu, hãy LIÊN HỆ với chúng tôi để nhận được những lời khuyên, tư vấn miễn phí từ chuyên gia tư vấn.