Những điều cần làm khi triển khai hoạt động Digital Marketing

Sau khi bạn đã trả lời các câu hỏi và vấn đề mà chúng tôi gợi ý trong bài “Doanh nghiệp của bạn có cần triển khai digital marketing không?” và thấy rằng doanh nghiệp của bạn phù hợp để triển khai digital marketing, bạn đừng vội vàng tìm cách áp dụng chiến dịch digital marketing bằng việc quảng cáo như bạn thấy trên internet.

Lý do là bởi vì với bất cứ hành động kinh doanh nào luôn cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Và dưới đây là những câu hỏi cần bạn trả lời để biết mình cần phải làm gì để triển khai tốt digital marketing:

1. Hiểu biết doanh nghiệp của bạn

Luôn phải hiểu chính mình thật kĩ trước khi quyết định làm gì. Xem xét doanh nghiệp của bạn đã đủ nguồn lực để tiến hành digital marketing chưa? Bạn dự kiến khối lượng công việc, nguồn lực cần phải chi khi triển khai các hoạt động Digital Marketing như thế nào, doanh nghiệp bạn có đủ khả năng được bao nhiêu, trong bao lâu?

Các sản phẩm/dịch vụ của bạn có phù hợp với việc hiện diện và truyền thông trên internet không? Các quy trình kinh doanh hiện tại của bạn như thế nào, những gì thay đổi (nhân viên, cơ cấu tài chính) khi bạn áp dụng chiến lược/chiến dịch digital marketing? Các hoạt động digital marketing đóng vai trò ra sao trong chuỗi các hoạt động kinh doanh, marketing hiện có?

2. Hiểu biết đối thủ, thị trường

Các cụ có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.Vậy nên nhớ nghiên cứu kĩ đối thủ cạnh tranh chính của bạn như nghiên cứu sản phẩm của bạn.

Ví dụ, đối thủ cạnh tranh của bạn đang áp dụng chiến lược digital marketing như thế nào? Đưa ra các đánh giá về cách thức họ triển khai, những điều làm đúng (có thể học hỏi), những điều làm sai (để rút kinh nghiệm) và cả những điều họ chưa làm (đó có thể là cơ hội cho bạn). Và đặc biệt, nhớ rằng đối thủ của bạn có thể là một tập đoàn đa quốc gia mà cũng có thể là ông chủ 1 công xưởng ở gần nhà bạn, vậy nên đừng ngại phân tích, đánh giá hết nhé.

Digital-Marketing
3. Nắm bắt insight khách hàng của bạn

Khách hàng của bạn là ai và họ muốn điều gì từ bạn?

Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng đã trở nên cần thiết để đảm bảo vị thế của doanh nghiệp trong sự phát triển lâu dài. Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng cho phép doanh nghiệp học hỏi và kết nối sâu hơn với khách hàng của bạn để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn, khách hàng hài lòng hơn, từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cách khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng và tham gia internet như thế nào? Họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Hãy thử xây dựng lên Customer Journey Map (hành trình khách hàng)Persona (Chân dung khách hàng) từ đó đưa ra thông điệp (message) cho những điểm chạm (touchpoint), điểm kích thích (pain point) phù hợp.

4. Đưa ra danh sách những mục tiêu

Nếu bạn không biết bạn đang ở đâu đi thì tất nhiên bạn sẽ không biết mình đi như nào và đi đến đâu. Cố gắng lượng hóa rõ ràng từng mục tiêu mà bạn thấy quan trọng như tỷ lệ doanh thu trên mỗi đồng bỏ ra, lượt khách hàng cũ quay lại, tỉ lệ phần trăm khách hàng mới,… Khách hàng phản ứng trước các chương trình digital của bạn như thế nào? Các chỉ số về nhận thức nhãn hiệu, thương hiệu,…

>> xem thêm Cách xác định mục tiêu Marketing theo SMART và ví dụ minh họa

customer behavior
5. Đo lường

Hãy nhớ bạn có thể theo dõi mọi thứ xảy ra trực tuyến và so sánh tiến độ của bạn với mục tiêu được xác định trước và hiệu suất chính chỉ số (KPI). Đo lường, chỉnh sửa, tinh chỉnh và đo lại. Làm gì cũng cần phải đo đạc, đánh giá hiệu quả. Vậy nên khi đưa ra kế hoạch cho chiến dịch digital marketing nhớ đưa vào phương pháp bạn đánh giá hiệu quả của các hoạt động.

Digital marketing là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục, sự tương tác giữa bạn và khách hàng tiềm năng càng nhiều thì tỷ lệ khách hàng chọn bạn càng lớn. Đừng quá lún sâu vào các chi tiết kỹ thuật – hãy nhớ, digital marketing nhấn manh việc giao tiếp, kết nối từ người – người, doanh nghiệp và khách hàng, công nghệ hay kĩ thuật chỉ là cầu nối, cái chính bạn hiểu insight những người đó đến đâu. Digital marketing đòi hỏi ở bạn một kế hoạch tích hợp, một cái nhìn toàn cảnh giữa nhiều yếu tố: công nghệ, con người, nguồn lực, đối thủ…

Share

Gọi ngay