Mạng xã hội

Khi nào doanh nghiệp của bạn cần chiến lược Digital Marketing?

Bạn hay chúng tôi, ai cũng thấy rằng digital marketing hiện đã trở nên rất phổ biến và nó đang trở thành xu thế trên toàn cầu. Khách hàng của chúng ta đã và đang tham gia mạnh mẽ vào digital network, các doanh nghiệp xung quanh tôi và bạn cũng ngày đang đầu tư nhiều hơn cho digital marketing, thậm chí đối thủ của bạn cũng đang áp dụng digital marketing,…
Vì sao lại như vậy? Như chúng tôi đã viết trong bài viết “BẠN CÓ THỰC SỰ HIỂU BIẾT VỀ DIGITAL MARKETING?”, digital marketing là sự mở rộng của marketing truyền thống trong môi trường số nơi mà Internet đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta và hoạt động của các doanh nghiệp. Digital marketing giúp bạn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn khi giúp bạn xuất hiện/hiện diện trước khách hàng của bạn bất chấp thời gian, khoảng cách địa lý,… Đồng thời nhờ các công cụ, công nghệ mới, việc “nhắm” đúng khách hàng mục tiêu càng ngày càng chính xác hơn thông qua thông tin dữ liệu và hành vi người dùng….

Nên hay không nên triển khai Digital Marketing?

Chiến lược Digital marketing mang lại nhiều lợi ích như vậy, song bạn hay nhiều doanh nghiệp xung quanh bạn vẫn đắn đo và băn khoăn “nên hay không nên triển khai digital marketing?” cho doanh nghiệp của mình. Đó là một câu hỏi đúng đắn và thông minh vì dù có mang lại lợi ích, digital marketing không phải là bài thuốc bách bệnh và phù hợp với mọi doanh nghiệp.

Thực sự vậy, đầu tiên là vì digital marketing không phải thực sự phù hợp với mọi loại hình kinh doanh. Ví dụ, bạn đang là đơn vị trồng nấm có hợp đồng ký kết sản phẩm đầu ra với doanh nghiệp cố định, việc mở rộng loại hình sản phẩm kinh doanh hay quy mô là điều không dễ dàng , thì việc lựa chọn digital marketing có vẻ “thừa thãi” hay lãng phí.

Tuy nhiên, đối với việc bạn là 1 đơn vị sản xuất rau sạch được cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm với các mặt hàng nông sản phong phú thì bạn nên xem xét triển khai digital marketing để tự tạo dựng thương hiệu cho mình cùng với đó là việc phát triển mở rộng đầu ra cho việc kinh doanh sản phẩm không qua trung gian, nhà phân phối. Ngoài ra, việc liên lạc và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua internet thuận tiện và giảm tải khá nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ rằng để duy trì và giữ cho các hoạt động digital marketing phát triển thì luôn cần 1 nguồn lực không nhỏ. Nếu bạn làm “không đến nơi đến chốn” thì khó có thể đánh giá và khai thác hết hiệu quả của việc sử dụng digital marketing. Ngược lại, khi bạn cố gắng đầu tư các hạng mục cho nó thì lại tốn kém 1 khoản chi phí không nhỏ, từ chi phí triển khai các hoạt động cho đến chi phí duy trì nền tảng digital marketing mà bạn đã mất công sức xây dựng từ đầu.

Thêm vào đó, dù bạn có đầu tư tiền và nguồn lực cho digital marketing nhưng bạn không lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ của mình một cách đúng đắn, không thực sự hiểu khách hàng của mình, không cam kết với họ … thì hoạt động digital marketing cũng sẽ không mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề khác mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định có triển khai digital marketing cho doanh nghiệp mình hay không. Tuy nhiên, dưới đây là 2 câu hỏi tiên quyết mà bạn bắt buộc phải trả lời khi đưa ra quyết định việc có cần đến chiến lược digital marketing.

1. Khách hàng – công chúng mục tiêu của bạn có online không?

Hay là những người sẽ online trong tương lai không? Nếu khách hàng của bạn sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nghiên cứu hoặc mua các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp, sau đó bạn hoàn toàn cần áp dụng digital marketing để tương tác với họ và giữ chân họ trước khi đối thủ của bạn làm điều đó. Nếu không thì khách hàng tiềm năng của bạn rất có khả năng trở thành khách hàng của đối thủ khi bạn đang chần chờ.

Xác định công chúng mục tiêu

Xác định công chúng mục tiêu

2. Các sản phẩm / dịch vụ của bạn có phù hợp với digital marketing không?

Câu trả lời thường là có. Thông thường không quan trọng việc bạn có sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì: miễn là bạn biết rằng khách hàng tiềm năng của bạn có dùng các kênh digital để khảo giá, mua sắm,…

Như vậy, bạn chỉ cần cân nhắc 1 chút những câu hỏi trên là có thể dễ dàng đưa ra phương án nên hay không nên dùng kênh truyền thông online cho sản phẩm/dịch vụ của bạn rồi. Thêm vào đó, việc trả lời các câu hỏi trên còn giúp bạn tư duy rõ nét hơn khung cảnh thị trường, đối thủ, khách hàng của mình.
Chúc bạn có một quyết định đúng đắn kèm theo đó là việc có thể lập 1 bản kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần giúp đỡ hay liên hệ với chúng tôi.

Bật mí nhỏ: Cùng chờ đón phần tiếp theo “Những điều cần làm khi triển khai hoạt động Digital Marketing” nhé. Sẽ rất hữu ích cho bạn đấy!

Xem thêm: 8 xu hướng Digital Marketing quan trọng

Share

Gọi ngay