Hướng dẫn cho doanh nghiệp, nhà kinh doanh khi đóng cửa vì Covid-19

Sau lệnh cấm tụ tập đông người từ thủ tướng chính phủ, các nhà hàng kinh doanh bán lẻ và các hoạt động du lịch, giải trí đều ngừng hoạt động. Nhóm ngành hàng này đang đối diện với mối đe dọa lớn như chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự,… mở cũng không được mà đóng cũng chẳng xong.

Để có thể sống sót và tồn tại qua mùa dịch này doanh nghiệp, các nhà kinh doanh phải học cách thích nghi khi hành vi khách hàng giờ đây đã khác.

Khách hàng cho dù có nhu cầu cũng e ngại và lo lắng khi bệnh dịch vì vậy họ tìm kiếm các cách thức khác như mua hàng online, giao hàng hoặc tập trung mua cùng lúc khi đi ra ngoài tránh đi ra ngoài nhiều lần.

Nhiều cửa hàng hiện đang bán hàng thông qua các trung gian như Grab, Now, … để đẩy doanh số đơn hàng online.  Tuy nhiên, việc bị phụ thuộc vào các đơn vị trung gian như họ không phải là một cách lâu dài và hiệu quả vì các cửa hàng phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, ưu đãi từ nền tảng này, người dùng cũng có rất nhiều lựa chọn và chưa kể đến chiết khấu mà cửa hàng trả cho các đơn vị này.

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp doanh nghiệp, nhà kinh doanh có thể sử dụng trong khi chờ tình hình dịch bớt căng thẳng hoặc hết dịch (ít nhất là 2-3 tháng nữa). Vậy nên các doanh nghiệp hãy chủ động chuẩn bị đủ cả tâm lý và cơ sở vật chất để có thể tiếp tục kinh doanh và phát triển trong tương lai.

1. Tối ưu hóa các hoạt động hiện tại

Chuyển sang kinh doanh online

Hiện tại khá nhiều doanh nghiệp kinh doanh online như ngành hàng ăn uống, thời trang, đồ ăn, hóa – mỹ phẩm,… chuyển sang đẩy mạnh các kênh online vì nhu cầu và sức mua của khách hàng vẫn còn. Tuy nhiên không phải muốn chuyển sang kinh doanh online cái là có đơn hàng. Vì những đối thủ cạnh tranh tương tự cũng đang kinh doanh online nên doanh nghiệp, các nhà kinh doanh cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thông quan các trung gian như Grab, Now,.. thì chắc chắn gặp phải sự cạnh tranh lớn do khách hàng có nhiều sự lựa chọn thay vì lựa chọn sản phẩm của bạn, chi phí khác như  chi phí chiết khấu cho trung gian, chi phí bao bì,…

Nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh độc lập thì lại càng cần phải quan tâm nhiều thứ hơn rất nhiều như chi phí quảng cáo trên các kênh online, chi phí bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công đóng gói,…

Một điều đáng lo ngại nữa dành cho ngành hàng F&B đó là việc sản phẩm của bạn đến tay khách hàng sẽ … trông như thế nào? Nghe có vẻ thừa thãi nhưng rất nhiều nhà kinh doanh bỏ qua vấn đề này. Mỗi loại sản phẩm khách hàng luôn có yêu cầu căn bản nhất như đồ ăn giao đến nhanh, phải còn nóng, đồ uống gọn gàng, sạch sẽ hay vỏ bao bì còn phải thân thiện với môi trường,…

Bạn có thấy bao nhiều lời phàn nàn khách hàng đăng lên các cộng đồng vì thấy đồ ăn giao đến nhìn lộn xộn, nước xốt, nước tương tung tóe? Cốc trà sữa giao đến thì đáy có tý tẹo còn đổ ra toàn đá,…

  • Làm thế nào công ty có thể cung cấp các sản phẩm đến khách hàng
  • Làm sao để giảm tải các rủi ro trên đường giao như: nguội, xô lệch,…?
  • Thời gian giao hàng nên tối đa là bao lâu?
  • Nên dùng bao bì gì? Giá thành ra sao?
  • ….

Một điều nữa khi chuyển sang kinh doanh online đó là khách hàng phải có hàng khi cần. Ai cũng muốn hàng của mình được giao ngay nhưng đừng nói khi không thể làm được. Như vậy bạn còn làm mất niềm tin, uy tín trong mắt khách hàng.

Tặng voucher, coupon trực tuyến

Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn khó mà có thể chuyển sang kinh doanh online được như những dịch vụ như du lịch, spa, dịch vụ giải trí,…thì có phương án nào ngoài đóng cửa? Có khá nhiều cách để bạn không thể bán bây giờ nhưng có thể bán sau dịch hoặc sau khi kết thúc lệnh cấm. Điển hình đó là tặng các loại coupon, voucher hoặc bán voucher với giá thấp hơn giá trị trên voucher đó.

Điều này vừa kích thích khách hàng mua các sản phẩm, dịch vụ không thiết yếu vừa tạo được “thiện cảm” từ khách hàng trong mùa dịch này.

Hợp tác cùng phát triển

Một điều là nhiều doanh nghiệp trong thời kì khó khăn không nghĩ đến là bên cạnh việc cạnh tranh doanh nghiệp có thể hợp tác cũng phát triển.

Ví dụ theo nhu cầu khách hàng khi mua hàng họ sẽ muốn mua và nhận cùng lúc trong cùng một đơn hàng, điển hình là mua đồ ăn sẽ mua kèm đồ uống. Mua sắm các loại hóa phẩm tẩy rửa sẽ cần mua cả dụng cụ như gang tay, chổi lau,…

Đăng tải các thông tin liên quan đến tình hình dịch

Điều làm cho internet khác biệt với các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, radio, báo,.. là tính tương tác. Nhờ có tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng mà khách hàng biết đến sản phẩm, tin tưởng và mua hàng của họ.

Vậy nên trong mùa dịch này thỉnh thoảng hãy update một vài thông tin liên quan đến tình hình dịch, các thông tin liên quan đến hướng dẫn phòng chống dịch,…

Giảm tải chi phí vận hành

Không doanh nghiệp nào muốn phải chi những khoản không đáng có, hãy cân nhắc và đánh giá lại hiệu quả hoạt động trên các kênh truyền thông hiện tai, tập trung vào những kênh có hiệu quả hơn và cắt giảm chi phí cho các kênh không có hiệu quả.

Ví dụ như ngừng các hoạt động kinh doanh offline, tắt bớt quảng cáo và tăng cường sử dụng các kênh nội tại, khai thác lại dữ liệu khách hàng.

Thay vì chạy quảng cáo doanh nghiệp có thể sử dụng đẩy email marketing cho khách hàng hoặc sử dụng chat bot để truyền tải thông điệp với khách hàng đã tương tác. Lọc và phân nhóm những khách hàng hiện có, đưa ra các chương trình CRM phù hợp để thúc đẩy kinh doanh.

Trao quyền cho khách hàng nhiều hơn

Lúc này đây nên cố gắng ghi điểm trong mắt khách hàng thông qua các hoạt động branding.

Ví dụ: các doanh nghiệp du lịch và khách sạn có thể hỗ trợ khách hàng hủy đặt phòng, hoàn trả tiền khi họ không thể đi du lịch vào thời điểm cấm bay như vậy.

Đánh giá lại hiệu quả hoạt động và chuẩn bị kế hoạch sau dịch

Thời gian ngưng hoạt động này cũng là lúc doanh nghiệp tranh thủ “đánh giá lại bản thân”. Chỉ riêng dưới góc độ marketing đã có vô vàn thứ để đánh giá và xem xét lạ do trong thời kì dịch như này, hành vi khách hàng sẽ không còn như trước, khó mà dự đoán nên nếu muốn đẩy doanh thu thì còn cần target đến khách hàng đúng thời điểm và đúng nơi.

Tình hình kinh doanh kém hơn có nghĩa là chi tiêu cho các hoạt động marketing cũng sẽ bớt đi, người làm marketing lúc này cần phải xác định và đánh giá được hiệu quả marketing đang mang lại, xác định lại cơ hội kinh doanh, nghiên cứu tiềm năng thị trường,…

  • Business Model của công ty ra sao? Các hoạt động hiện tại so với định hướng dự kiến như thế nào? Có theo như dự kiện không?
  • Khách hàng: thị trường mục tiêu hướng đến là ai? Customer persona, CJM đã có chưa? Pain point của họ là gì? Insight của họ ra sao?
  • Sản phẩm: sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) doanh nghiệp đang cung cấp có USP là gì? Có khác so với đối thủ? Value proposition ra sao?
  • Xem lại kế hoạch marketing: mục tiêu, công chúng mục tiêu,…
  • Xem xét lại tình hình và hiệu suất:  Xác định các ưu tiên để cải thiện bằng cách xem xét các khả năng và kết quả hiện tại của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định cơ hội kinh doanh:  Dự báo mục tiêu của bạn cho khách hàng tiềm năng và doanh số, đặt mục tiêu SMART.
  • Nhắm mục tiêu:  Tạo thêm thông tin liên lạc lấy khách hàng làm trung tâm bằng cách xác định persona cho đối tượng mục tiêu và chọn các kỹ thuật tốt nhất và martech để tiếp cận họ trực tuyến.
  • Đề xuất cải thiện: xây dựng kế hoạch cải thiện hiệu quả hoạt động tăng CLV từ khách hàng. Thiết lập các ưu tiên và đặt ngân sách đầu tư vào phương tiện truyền thông đem về hiệu quả cao hơn.

Trong khi chuẩn bị các kế hoạch sau dịch để bung ra, marketer hay người quản lý phải học cách thích nghi và phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi từ môi trường bên ngoài, hành vi khách hàng trong thời kì dịch Covid-19 hiện nay. Có một số ý chính mà chúng tôi muốn tóm tắt lại dành cho nhà quản lý, marketer như sau:

  • Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm (customer – centric): trong giai đoạn này thì sự an toàn, sức khỏe phải ưu tiên trước cho cả khách hàng cũng như đội ngũ nhận sự của công ty. Các tương tác, kết nối với khách hàng phải được phản hồi càng sớm càng tốt, nhất là khi khách hàng đang rơi vào những tình trạng lo lắng, sợ hãi, e ngại….
  • Đánh giá lại các loại dữ liệu, thông tin phản hồi từ khách hàng để nắm và hiệu được hành vi, xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng, từ đó bạn có thể cung cấp cho khách hàng sản phẩm phù hợp.
  • Và hãy nhớ tận dụng hết các kênh truyền thông trên internet trong thời kì tạm ngưng hoạt động này tư giao hàng online, tương tác trên social media, đẩy email marketing,…

Hy vọng những gợi ý trên có thể giúp ích cho bạn, nếu thấy có ích hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn hoặc nếu bạn cảm thấy không có định hướng hoặc mù mờ khi trả lời các câu hỏi ở trên thì có lẽ đã đến lúc bạn cần xem xét lại toàn bộ. Liên hệ với DTM Consulting để nhận PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

 

 

 

Share

Gọi ngay