Doanh nghiệp bạn đang kinh doanh một dòng sản phẩm, dịch vụ rất tốt hoặc dòng sản phẩm, dịch vụ hiện tại đang có dấu hiệu chững lại. Bạn muốn mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ đó? Vậy chiến lược mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp với doanh nghiệp bạn? Cách mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ ra sao cho hiệu quả, tối ưu?
Nếu bạn đang quan tâm đến việc mở rộng dòng sản phẩm, dịch vu của công ty, hãy tham khảo bài viết dưới đây của DTM Consulting.
Mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ
Khi một dòng sản phẩm, dịch vụ có doanh thu, lợi nhuận tốt hay xấu thì nhiều nhà quản lý, ban lãnh đạo đều nghĩ đến mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ của mình. Nguyên nhân là vì phương hướng phát triển này ít tốn kém, rủi ro hơn cả, đồng thời doanh nghiệp cũng tận dụng được những nguồn lực, lợi thế có sẵn của doanh nghiệp.
Mở rộng dòng sản phẩm là một cách để tập trung khai thác tối ưu hơn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp và cung cấp thêm cho khách hàng hiện tại thêm nhiều lựa chọn về sản phẩm họ đã sử dụng/yêu thích hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Tuy nhiên, tiền đề của việc mở rộng dòng sản phẩm chính là dựa trên dữ liệu, thông tin từ thị trường, khách hàng. Từ những dữ liệu, thông tin về kỳ vọng, mong muốn của khách hàng hiện tại, tiềm năng, doanh nghiệp sẽ nhận diện được rõ ràng hơn những cơ hội, định hướng phát triển dòng sản phẩm.
> Xem thêm: Cách mở rộng thị trường B2B mới cho mọi doanh nghiệp

Mở rộng dòng sản phẩm theo chiều sâu và chiều rộng
Việc phát triển, mở rộng dòng sản phẩm theo chiều sâu và chiều rộng hoặc kết hợp mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng là những hướng đi chính. Cụ thể, mở rộng dòng sản phẩm theo chiều sâu (chiều dọc) là việc thêm biến thể dòng sản phẩm gốc, ví dụ như thêm về màu sắc, thành phần, kiểu dáng,… Trong khi đó, mở rộng dòng sản phẩm theo chiều rộng (chiều ngang) là việc bổ sung thêm sản phẩm bên cạnh dòng sản phẩm hiện tại, có thể là thêm các sản phẩm phụ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dòng sản phẩm hiện tại để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn bổ sung thuận tiện hơn. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sản phẩm điện gia dụng có thể bổ sung thêm dòng sản phẩm cho nhà tắm, nhà vệ sinh,….

Cách mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ
Trong quá trình làm việc thực tiễn với nhà quản lý, ban lãnh đạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), startups cho rằng việc mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ thường dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đầy biến động và thay đổi nhanh chóng như hiện nay, đôi khi việc mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh là hướng đi cấp thiết để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị và nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường và tăng doanh thu trước khi đối thủ cạnh tranh của bạn làm điều đó.
Thông thường, có 3 cách chính để mở rộng dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn có thể xây dựng một sản phẩm được cải tiến hoặc có 1 số tính năng, đặc điểm khác biệt với sản phẩm hiện tại; bản cao cấp hoặc là một sản phẩm mới, sản phẩm tách biệt với sản phẩm hiện tại.
Dưới đây là một số cách thức bắt đầu mở rộng dòng sản phẩm:
Thu thập phản hồi từ khách hàng
Một cách DTM Consulting thường khuyên các doanh nghiệp nên làm đầu tiên đó là cố gắng khai thác và tận dụng những thứ có sẵn trong doanh nghiệp. Những thứ đó sẽ không tốn quá nhiều chi phí, nguồn lực và doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng triển khai nhất.
Tại sao bạn không thử tổng hợp và xem xét những sản phẩm hoặc yêu cầu về sản phẩm từ phía khách hàng hiện tại? Nếu chưa, hãy thử hỏi đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng, marketing về những yêu cầu, mong muốn của khách hàng?
Khách hàng hiện tại mong muốn, kỳ vọng điều gì? Tại sao họ lại có những mong muốn, kỳ vọng đó? Thời điểm hoặc địa điểm nào đặc biệt ảnh hưởng đến mong muốn, nhu cầu của họ không?
Xem thêm: Muốn bán được sản phẩm phải tìm hiểu khách hàng! Vì sao? Và làm như thế nào?
Mặc dù doanh nghiệp nên tập trung vào khách hàng và đặt khách hàng làm trung tâm nhưng đừng bỏ qua việc xem xét và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn. Từ những điểm mạnh, điểm yếu hoặc những gì đối thủ đang làm, bạn có thể học hỏi, rút kinh nghiệm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp mình.
Đặc biệt, đối với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc trong 1 thị trường không quá rộng, việc theo dõi và xem xét đối thủ cạnh tranh cũng là một nguồn thông tin để doanh nghiệp định hướng, lên kế hoạch cho tương lai.
Cơ hội thị trường là gì? Làm sao để nhận diện, nắm bắt cơ hội thị trường trước đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường, khách hàng
Ngoài những nguồn trên, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp về ngành, khách hàng hoặc nếu cần, doanh nghiệp nên đầu tư cho nghiên cứu thị trường, insight khách hàng.
Một dự án nghiên cứu thị trường, insight khách hàng được thiết kế và triển khai bài bản, phù hợp và bám sát với nhu cầu, tình hình doanh nghiệp sẽ tốt hơn những dữ liệu, thông tin lẻ tẻ.
Đừng lo lắng khi dự án nghiên cứu thị trường, insight khách hàng tốn kém nhiều chi phí. Tại DTM Consulting, các chuyên gia sẽ tư vấn và đề xuất cho bạn và doanh nghiệp của bạn một phương án tối ưu và phù hợp.
Dịch vụ Nghiên cứu thị trường, insight khách hàng tối ưu, phù hợp với ngân sách hạn chế

Phát triển chiến lược mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ