Theo đuổi Performance Marketing nên bắt đầu từ đâu?

Các chỉ số, KPIs sau đã không còn xa lạ với các digital marketer:

  • Website Traffic
  • Repeat Visits
  • Engagement
  • Lead
  • ….

Và bài toán của họ hàng ngày luôn là tối ưu hiệu quả sao cho chi phí cho mỗi chuyển đổi thu về là thấp nhất, nghĩa là một đồng bỏ ra thì marketer sẽ đem về được cái gì? Đem về được bao nhiêu?

Performance Marketing là gì?

Việc các doanh nghiệp, marketer quy định hành động chuyển đổi từ khi khách hàng được tiếp cận cho đến việc họ mua hàng và tập trung marketing và tối ưu các hành động chuyển đổi đó được gọi là Performance Marketing.

Và tùy vào từng mục tiêu, các chỉ số trên sẽ là yếu tố quyết định để marketer, doanh nghiệp đo lường thành công, hiệu quả của một chiến dịch digital marketing.

Nhờ có internet, digital marketing và performance marketing đã thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận và thúc đẩy khách hành quan tâm và mua sản phẩm. Ngày nay, các chiến dịch performance marketing cung cấp cho marketer khả năng đo lường mọi thứ từ phạm vi tiếp cận thương hiệu đến tỷ lệ chuyển đổi trong một quảng cáo hay chiến dịch.

Thời đại mới của marketing dựa trên dữ liệu này đã mang đến cho các nhà quảng cáo cá insight khách hàng có giá trị về hiệu suất marketing, điều này đã giúp marketer có thể tối ưu hóa các chiến dịch của mình theo chi phí tốt nhất cho mỗi lần mua.

Khi quảng cáo trở nên minh bạch hơn, tự điều chỉnh sao cho tối ưu thay cho advertiser thì các thương hiệu, doanh nghiệp có vẻ như đang tìm kiếm hiệu quả cho các hoạt động marketing và hiệu quả ROI. Performance marketing được sinh ra từ nhu cầu giảm chi phí cho mỗi lần mua và tăng hiệu quả ROI.

Với các chiến dịch performance marketing, nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi một hành động cụ thể được hoàn thành, thay vì hiển thị hoặc nhấp chuột.

Xem thêm: Top 6 phương pháp tối ưu hóa ngân sách marketing cho doanh nghiệp Việt Nam – DTM Consulting

Lợi ích của performance marketing

Các doanh nghiệp Việt khó mà có thể so sánh với các tập đoàn toàn cầu cả về nguồn lực cho đến chi phí marketing bỏ ra. Bởi khi các tập đoàn lớn có thể chi hàng triệu đô cho việc xây dựng thương hiệu, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vừa triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu nhưng cũng cần đi kèm với các hoạt động xúc tiến bán đem loại doanh thu để duy trì nguồn vốn. Hiển nhiên không có máy móc nào có thể lên được KPIs, các metrics đo lường cho công ty bạn và điều chỉnh chiến dịch sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu của doanh nghiệp thì các marketer, advertiser có thể.

Các marketer theo đuổi performance marketing phải biết cách các định các điểm chuyển đổi trong phễu mua hàng của khách hàng từ đó kiểm soát sao cho mức giá cho mỗi điểm chuyển đó sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

Có nhiều lợi ích khi chạy các chiến dịch performance marketing, bao gồm:

  • Hiệu suất dễ theo dõi: chi tiêu bao nhiêu, đem về bao nhiêu, đã đạt được bao nhiêu phần trăm và tại điểm chuyển đổi nào cần điều chỉnh,…
  • Nguy cơ rủi ro thấp: do có thể theo dõi và đo lường thường xuyên nên ngay khi phát hiện có sự thay đổi không như kế hoạch hoặc mức chi phí chi trả cao bất thường thì marketer có thể dễ dàng biết được có vấn đề tại đâu từ, từ đó đưa ra phương án dự phòng phù hợp. Các phương án dự phòng này thông thường là việc ngưng hẳn chiến dịch, thay đổi content, mức ngân sách,….
  • Tập trung vào ROI (revenue on investment)

Lợi ích chính cho performance marketing là hoàn toàn có thể đo lường được. Nhờ công nghệ mới và nền tảng quảng cáo tiên tiến, tất cả các số liệu chiến dịch của bạn được theo dõi và trích xuất số liệu báo cáo,…

Ngoài việc theo dõi tốt hơn, performance marketing tập trung vào ROI, có nghĩa là ít rủi ro hơn cho nhà quảng cáo. Với ít rủi ro hơn, thời gian ra mắt nhanh hơn là có thể. Không đẩy mạnh để phê duyệt.

Performance Marketing khác gì với marketing truyền thống?

Trong hầu hết các hình thức quảng cáo truyền thống, doanh nghiệp và marketer chi trả cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông mà khó bảo đảm được hiệu quả đem lại hoặc khó xác định được kết quả cuối cùng khi triển khai quảng cáo đó là gì? (tương tác, lead hay đơn hàng,…)

Và với performance marketing, doanh nghiệp hoặc marketer chỉ phải trả tiền cho những kết quả đem lại từ cam kết, mục tiêu ban đầu.

Đo lường thành công

Việc ROI có thể đo lường được là chìa khóa để triển khai marketing hay digital marketing hiệu quả và thành công. Có một số cách để theo dõi hiệu suất, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ marketing.

Điều quan trọng là phải theo dõi ROI thường xuyên cùng với đó là thu thập và phân tích số liệu sau mỗi lần triển khai các chiến dịch. Không thể tối ưu hóa bất kỳ chiến dịch nào mà không có dữ liệu đầy đủ.

Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix – 4Ps, 4Cs hay 3Es | Khi marketing không chỉ còn là 4P

Sự phát triển của performance marketing

Performance marketing đã phát triển theo thời gian nhờ công nghệ mới và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Xu hướng digital marketing là việc tiếp cận khách hàng đúng nơi, đúng lúc.

Bắt đầu làm performance từ đâu?

Trước khi bạn có thể đo lường sự thành công của bất kỳ chiến dịch nào, điều quan trọng là phải thiết lập các mục tiêu chiến dịch một cách rõ ràng. Bạn cần có mục tiêu để biết mình sẽ và đang đi đến đâu để đến đích đó. Cho dù các mục tiêu đó có thể là xây dựng nhận thức về thương hiệu hoặc bán sản phẩm.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ nhiều nền tảng quảng cáo hỗ trợ hoặc yêu cầu marketer thiết lập mục tiêu trước khi tạo quảng cáo hoặc thiết lập chiến dịch. Mục tiêu chiến dịch của bạn xác định nơi quảng cáo của bạn được hiển thị, khách hàng mục tiêu là ai và các đặc điểm về hành vi, ngân sách chỉ trả và có kèm cả kết quả dự kiến,..

>> Xem thêm: Cách xác định mục tiêu Marketing theo SMART và ví dụ minh họa

Khi bạn đã thiết lập mục tiêu chiến dịch của mình, bạn có thể sử dụng nền tảng quảng cáo để tạo các chiến dịch nhắm mục tiêu các mục tiêu cụ thể đó.

Xây dựng kế hoạch marketing trước khi triển khai

Chiến dịch marketing và các hoạt động marketing phải dựa trên mục tiêu mà doanh nghiệp, marketer mong muốn đạt được.

Ví dụ:Một chiến dịch marketing với mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng rất khác với chiến dịch marketing được xây dựng để tăng cường nhận thức về thương hiệu. Khi mục tiêu chiến dịch của bạn đã được thiết lập, hãy bắt đầu nghiên cứu các cơ hội cho doanh nghiệp thông qua các kênh và kỹ thuật phù hợp. Có thể đó là chiến dịch marketing đó là Paid Search, Social media marketing,… Cùng với đó là rà soát lại nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm là chuyên môn, năng lực nhân sự, ngân sách,…

>> Xem thêm: Cách lập kế hoạch marketing và gợi ý kế hoạch marketing mẫu

Một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, tiến tới thành công thì hiển nhiên năng lực, nguồn lực nội bộ phải vững chắc không bị phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn lực quan trọng nhất, có thể dễ dàng kiể soát đó chính là con người, chuyên môn, năng lực, thái độ,…Để có thể xây dựng được một đội ngũ, bộ phận có năng lực mạnh cần:

  • Đánh giá lại vai trò, nhiệm vụ và chức năng của từng cá nhân ứng với mục đích xây dựng bộ phận đó
  • Đánh giá và cải thiện các đội ngũ hiện có
  • Phát triển nhóm bằng cách hoàn thiện những phần còn yếu kém, thiếu của đội ngũ

Đo lường điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên của bạn và đánh giá chuyên môn của họ. Đánh giá nhóm của bạn trước khi bạn bắt đầu và làm việc theo hướng cải tiến liên tục.

Với một đội ngũ mạnh mẽ và một chiến lược phát triển tốt, bạn đã sẵn sàng để khởi động các chiến dịch performance marketing của mình.

Ngoài ra nếu bạn cảm thấy chưa tự tin hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu khi muốn tham gia vào performance marketing hoặc nhà quản lý, lãnh đạo muốn kiểm soát hoạt động marketing của công ty:

>> Nền tảng kiến thức cho marketer bước chân vào Performance Marketing

Share

Gọi ngay