Tối ưu hóa ROI trong marketing

ROI là gì? Top 4 phương pháp đo lường và tối ưu hóa ROI trong marketing cho doanh nghiệp

Với tư cách là chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý marketing, một trong những mục tiêu chính của bạn là tối ưu hóa ROI (lợi tức đầu tư) từ các nỗ lực marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với chiến lược và các kênh marketing có sẵn, việc đo lường và tối ưu hóa ROI có thể là một thách thức với mọi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), startups với ngân sách hạn chế.

ROI là gì? Tại sao cần đo lường và tối ưu hóa ROI hiệu quả?

ROI (Returns on Investment) – Lợi tức đầu tư hay tỷ suất hoàn vốn đầu tư là chỉ số dùng để đo tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu. Trong lĩnh vực marketing, ROI được xem là chỉ số thường được sử dụng đo lường tính hiệu quả của một chiến dịch/hoạt động/chiến thuật marketing dựa trên lợi tức từ chi phí đầu tư vào chiến dịch marketing đó.

ROI là một chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh, marketing quan trọng và phổ biến. Nó có thể được sử dụng như một thước đo về khả năng sinh lời của một khoản đầu tư. ROI thường được tính như sau:

ROI = ((Doanh thu – Chi phí đầu tư)/Chi phí đầu tư)*100%

Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng rằng nếu ROI càng lớn (dương, khi doanh thu>chi phí đầu tư) thì dường như hoạt động kinh doanh, marketing đang có hiệu quả tích cực. Ngược lại, nếu ROI nhỏ hoặc âm, thì bạn nên ngưng và xem xét, đánh giá lại tình trạng kinh doanh, marketing đó. 

Ví dụ: Nếu sau khi thực hiện một chiến dịch marketing, doanh số bán hàng của công ty A thu được là 1 tỷ đồng trong khi chi phí đầu tư cho chiến dịch là 200 triệu đồng, thì ROI là ((1000-200)/200)*100%=400%. 

Tính toán và tối ưu hóa ROI là một việc làm rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nếu không, làm thế nào để bạn biết liệu chiến lược, các hoạt động marketing của bạn có hiệu quả hay không? Với số tiền đầu tư lớn cho các nỗ lực marketing, liệu bạn có đảm bảo rằng việc chi tiêu đó có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp? Liệu có phương án nào khác đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp hay không? Có nên đầu tư tiếp vào hoạt động marketing hiện tại không? 

Chính vì vậy, đo lường và tối ưu hóa ROI marketing là điều cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp bạn tận dụng một cách hiệu quả và tối đa số tiền đầu tư của mình cho các hoạt động marketing. Đồng thời, nhờ chỉ số ROI, doanh nghiệp bạn cũng sẽ đánh giá được hiệu suất của các hoạt động, từ đó có thể cải thiện lợi nhuận. 

Một số phương pháp đo lường và tối ưu hóa ROI trong marketing cho mọi doanh nghiệp

Khi tiến hành một hoạt động marketing, bạn muốn đảm bảo hoạt động đó thành công nhất có thể. Cho dù mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới hay xây dựng nhận thức về thương hiệu, bạn đều cần có chiến lược phù hợp để tối ưu hóa ROI. Có một số phương pháp cần xem xét khi bạn đang tìm kiếm các phương pháp tối ưu hóa ROI marketing của mình.

Đánh giá lại và cập nhật KPI thường xuyên

Mỗi doanh nghiệp đều có một bộ chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đánh giá hiệu quả của các hoạt động. Hiểu rõ KPI của bạn là bước đầu tiên để đo lường và tối ưu hóa ROI chính xác. Đặc biệt với các nỗ lực marketing, bạn cần biết được KPI mà bạn đặt ra là gì, đồng thời lựa chọn chỉ số hiệu suất chính KPI hợp lý để theo dõi hiệu suất của các nỗ lực và đưa ra các quyết định cải thiện hoạt động marketing một cách sáng suốt.

Doanh nghiệp bạn nên lưu ý rằng các KPI của bạn không nên cố định. Khi điều kiện thị trường và hành vi của người tiêu dùng thay đổi, bạn phải đánh giá và điều chỉnh lại KPI sao cho phù hợp với mục tiêu và bối cảnh thực tế. Các KPI cũ có thể không phù hợp trong bối cảnh bạn đánh giá và dễ dẫn đến những nỗ lực marketing sai lầm.

Do vậy, hãy thường xuyên xem xét và cập nhật KPI của bạn, đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu và khả năng hiện tại của bạn. Điều này cũng tương tự với việc các nỗ lực marketing của bạn được thực hiện đúng hướng và cũng góp phần tối ưu hóa ROI marketing của bạn. 

Phân bổ ngân sách linh hoạt

Phân bổ ngân sách không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ hành chính mà còn là nỗ lực nhằm tạo ra hoặc tối ưu hóa ROI marketing của doanh nghiệp. Bám sát một kế hoạch ngân sách cứng nhắc dễ dẫn tới việc bỏ lỡ các cơ hội có thể đầu tư. Do đó, doanh nghiệp bạn nên tiến hành phân bổ ngân sách linh hoạt.

Doanh nghiệp nên phân tích thường xuyên để đánh giá hiệu suất của các hoạt động khác nhau trong kế hoạch marketing và thay đổi phân bổ ngân sách của bạn một cách linh hoạt. Điều này đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào các chiến lược, các hoạt động đem lại lợi tức đầu tư cao nhất. Đồng thời, một số hoạt động marketing sẽ mang lại lợi nhuận cao một cách nhanh chóng, trong khi một số hoạt động khác sẽ mang lại lợi ích lâu dài về thương hiệu.

Do đó, bạn cũng không nên đặt số tiền đầu tư marketing vào một hoạt động đem lại lợi tức đầu tư cao. Hãy cố gắng phân bổ ngân sách phù hợp với mục tiêu mong muốn của bạn. 

Xem thêm: Truyền thông marketing tích hợp: cách phân bổ ngân sách trên các kênh truyền thông

Thử nghiệm trên các kênh marketing

Thử nghiệm các nỗ lực marketing trên các kênh giúp doanh nghiệp bạn xác định được các cơ hội phát triển, đồng thời cung cấp nhiều hiểu biết về hiệu quả của các hoạt động marketing nhằm nắm bắt được sự khả thi, hiệu quả thành công của các nỗ lực, chính sách và hoạt động marketing mà công ty dự kiến kinh doanh

Một số kênh marketing mà doanh nghiệp bạn có thể thử như Email, social media, website,… 

Một số phương pháp thử nghiệm trong marketing nói chung và trên các kênh marketing nói riêng như:

  • Thử nghiệm A/B (A/B testing)
  • Thử nghiệm đa biến (Multivariate testing)
  • Thử nghiệm người dùng (User testing)
  • Thử nghiệm khả năng sử dụng (Usability testing)
  • Thử nghiệm nội dung (Content testing)
  • Thử nghiệm mức độ gia tăng (Incrementality testing)

Ví dụ: bạn có thể thử thực hiện một hành động với các kênh marketing. Sau đó, so sánh kết quả của mỗi kênh để xác định xem kênh marketing đó có hiệu quả như thế nào. Bạn nên tập trung vào một mục tiêu thử nghiệm tại một thời điểm để giúp đảm bảo rằng quy trình và kết quả của bạn rõ ràng nhất có thể.

Phương pháp này cho bạn biết các kênh marketing nào đem lại hiệu quả nhất, bạn có thể tập trung vào chúng để tối ưu hóa ROI.

Phương pháp phân bổ ngân sách

Phân tích tình hình các kênh marketing của doanh nghiệp

Bạn hiện đang sử dụng những kênh nào để tiếp cận đối tượng mục tiêu của  doanh nghiệp và chúng hiệu quả như thế nào? Bằng cách phân tích tình hình thực tế các kênh marketing của doanh nghiệp, bạn có thể xác định những kênh mà bạn có thể cần đầu tư thêm nguồn lực và những kênh mà bạn có thể cần phải cắt giảm. Điều này có thể sẽ cải thiện trực tiếp chỉ số ROI marketing của doanh nghiệp bạn.

Để phân tích tình hình thực tế của các kênh marketing, hãy cân nhắc sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất và đánh giá các kênh, từ đó xác định được kênh nào mang lại kết quả tốt và kênh nào có thể cần được chú ý nhiều hơn. 

>> Xem thêm: Social Media Marketing: Làm thế nào để đo lường hiệu quả ROI (Tỷ suất hoàn vốn)

Một số lưu ý trong việc đo lường và tối ưu hóa ROI trên các kênh marketing

Đo lường chỉ số ROI không hề đơn giản

Các hoạt động marketing hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau như nhận thức về thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, tính hiệu quả của chiến dịch/hoạt động marketing… mà không có khả năng chuyển thành doanh thu ngay lập tức. Do đó, việc xác định tác động của chúng tới doanh số bán hàng có thể là một thách thức.

Lưu ý đến việc tối ưu hóa ROI về mặt dài hạn

Khi thực hiện các hoạt động tối ưu hóa ROI, bạn không nên quá tập trung vào lợi nhuận trước mắt. Hiểu được giá trị trọn đời của khách hàng (CLV)tài sản thương hiệu (brand equity) sẽ mang lại tầm nhìn dài hạn hơn cho doanh nghiệp bạn. Từ đó, bạn nên phân bổ nguồn lực và cải thiện các hoạt động và các kênh không chỉ chuyển đổi mà còn thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng, từ đó cải thiện ROI về mặt chiến lược và dài hạn. 

Kết luận

Bằng cách sử dụng các phương pháp tối ưu hóa ROI trong marketing, doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh số nhiều hơn. Điều quan trọng là phải liên tục phân tích dữ liệu, đánh giá, theo dõi tình hình thực tế và điều chỉnh các nỗ lực marketing dựa trên các KPI để đảm bảo thành công lâu dài. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc các băn khoăn về việc phân bổ các nỗ lực marketing nhằm tối ưu hóa ROI, hãy LIÊN HỆ với DTM Consulting chúng tôi để nhận các tư vấn từ chuyên gia.

Share

Gọi ngay