Kế hoạch marketing cho spa, clinic, thẩm mỹ viện

Trước khi bắt đầu đọc bài này chúng tôi muốn bạn tự hỏi 2 câu hỏi nhỏ cho việc tối ưu hóa hoạt động (digital) marketing của doanh nghiệp bạn đang quản lý:

  • Làm chủ doanh nghiệp, nhà quản lý thì có cần quan tâm đến kế hoạch (digital) marketing không?
  • Với bạn kế hoạch marketing đóng vai trò như thế nào?

Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ quyết định hiệu quả các hoạt động marketing cho doanh nghiệp của bạn.

Rất nhiều chủ thẩm mỹ viện, nhà quản lý không bận tâm đến việc tạo ra một kế hoạch marketing, vì họ cho rằng nó không đáng để phiền phức thay vào đó họ cho rằng nhiều thứ quan trọng cần lo hơn và thường chuyển trách nhiệm đó lên những bạn leader hay thậm chí là vai trò executive để họ tự lên plan. Và những nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đó lại quá bận rộn với nhiệm vụ, thách thức và đấu tranh hàng ngày – dành vài giờ để viết ra những điều dường như quá rõ ràng, nghe có vẻ như là đang lãng phí và không đáng có.

Hướng dẫn lập kế hoạch, triển khai và đo lường chiến dịch (digital) marketing

Việc lập kế hoạch (digital) marketing không chỉ là việc lập một bản danh sách list ra những công việc phải làm, ai sẽ làm gì, chi tiền bao nhiêu, KPIs cụ thể như thế nào. Thực chất, kế hoạch (digital) marketing phải là một tài liệu  hướng dẫn – guideline chỉ lối thực sự giúp bạn theo dõi các hoạt động marketing của doanh nghiệp bạn hàng ngày.

Một kế hoạch marketing hay digital marketing cho các cơ sở cung cấp các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ được chuẩn bị tốt có thể gia tăng hiệu quả các hoạt động marketing cũng như doanh thu.  Để các marketer và nhà quản lý có thể hiểu và nắm bắt được các yếu tố và quá trình khi xây dựng một kế hoạch marketing DTM Consulting sẽ giới thiệu một hướng dẫn cơ bản, phù hợp với nhu cầu thực tế của chủ sở hữu thẩm mỹ viện, spa, clinic.

Làm thế nào marketer hay nhà quản lý có thể tạo ra một kế hoạch (digital) marketing thực sự sẽ giúp doanh nghiệp làm đẹp của bạn phát triển mạnh? Hãy theo dõi hướng dẫn 5 bước sau – để xác định, thiết lập, chuẩn bị, cung cấp và đo lường kế hoạch marketing.

Nhận diện nhu cầu thị trường

Nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp phải phân tích ba khía cạnh quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp- sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) doanh nghiệp đang cung cấp, khách hàng/thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Với trường hợp các cơ sở kinh doanh các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, spam, clinic cần xem xét:

  • Dịch vụ của doanh nghiệp đang kinh doanh là gì? Dịch vụ đó có điểm nổi bật nào?
  • Nhiệm vụ và tầm nhìn như thế nào? Năng lực cốt lõi, năng lực cạnh tranh (Core competency) là gì?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Cơ hội và mối đe dọa ra sao?
  • Business model của doanh nghiệp bạn như thế nào?

Quy trình marketing

Khách hàng mục tiêu:

  • Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
  • Khách hàng mục tiêu có những nhu cầu, kỳ vọng và pain point như thế nào đối với dịch vụ bạn đang cung cấp?
  • Khách hàng hiện diện ở các kênh truyền thông nào?

Đối thủ cạnh tranh

  • Họ là ai ?Thương hiệu họ đang định vị ra sao?
  • Điều gì ở đối thủ cạnh tranh họ đang làm tốt và chưa tốt? Doanh nghiệp của bạn có thể học hỏi được gì từ đối thủ?
  • Các kênh truyền thông của họ là gì? Cách họ triển khai như thế nào?

Kế hoạch (digital) marketing

Xây dựng mục đích (goal) và mục tiêu (objective) cho kế hoạch (digital) marketing

Khi làm bất cứ điều gì đều cần làm rõ mục tiêu thì công việc đó mới có hiệu quả và đi đến đích được.

Marketing Goal là mục đích marketing để định hình chiến lược, cho thấy doanh nghiệp có thể hưởng lợi như thế nào từ các kênh marketing. “Goals” mô tả cách các hoạt động marketing sẽ đóng góp cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính là tăng doanh số, tiếp cận với đối tượng và tiết kiệm chi phí,…. Một cách dễ hiểu hơn, goals là “những gì doanh nghiệp hy vọng đạt được”, một cách chung chung.

Trong khi đó “Objective” là “những gì doanh nghiệp đang cố gắng đạt được” được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng, có thời hạn và hành đồng làm sao để hoàn thành các mục tiêu đó.
Rất nhiều marketer nhầm lẫn “marketing goal” và “marketing objective”, một cách dễ hiểu marketer có thể hiệu theo ví dụ dưới đây:

Marketing Goal: mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng mới.

Marketing Objective: tăng 20% lượng khách hàng mới trong 3 tháng đầu năm

Xác định thị trường mục tiêu

Khi hỏi về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là gì thì có lẽ ai cũng có thể nói rằng thị trường mục tiêu của chúng tôi là nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 25-35, sống ở thành phố chủ yếu là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Nhưng khi hỏi chi tiết hơn về các thông tin khác như: họ thích gì? Không thích gì? Hành vi của họ hàng ngày là gì? Bị ảnh hưởng bởi ai? Họ hiện diện ở đâu? Xu hướng làm đẹp của họ cụ thể như thế nào?… thì lại là một câu hỏi khó đối với mọi doanh nghiệp. Chính vì doanh nghiệp thực chất không hiểu khách hàng mục tiêu là ai? Họ ở đâu, có hành vi hàng ngày ra sao? Vậy nên doanh nghiệp luôn đau đầu không biết tiếp cận khách hàng mục tiêu ra sao, trên kênh nào,.. Hệ quả là doanh nghiệp trải ngân sách marketing cho tất cả các kênh mà chưa chắc có thể tiếp cận đúng thị trường, khách hàng mục tiêu.

Giải pháp hỗ trợ

Nếu doanh nghiệp bạn cũng chưa thể trả lời được các câu hỏi về thị trường mục tiêu như trên thì việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng mục tiêu là điều cần thiết. Lưu ý, việc nghiên cứu thị trường, khách hàng thực chất không quá tốn kém hay cần nguồn lực lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), vốn ít có thể làm được với chi phí chỉ từ 20 triệu tại DTM Consulting. Chi tiết tại đây

>> Xem thêm Báo cáo thị trường làm đẹp, thẩm mỹ tại Việt Nam và insight khách hàng

Việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng một cách bài bản và đầy đủ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro vào thị trường (nhất là đối với sản phẩm mới cần test), hoặc khi triển khai các chiến dịch marketing thì tăng hiệu quả, khả năng thành công và tận dụng được các lợi thế, cơ hội cho doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp nắm được các thông tin (dữ liệu) cụ thể về thị trường, khách hàng mục tiêu, phân chia và lựa chọn khúc thị trường thành các nhóm nhỏ từ đó đưa ra các hành động marketing phù hợp cho từng khúc.

Chiến lược Marketing cho thẩm mỹ viện, spa, clinic

Chiến lược là cách tiếp cận khách hàng mà doanh nghiệp cần triển khai để đạt được mục tiêu marketing của mình. Hay nói cách khác chiến lược marketing chính là định hướng để tiếp cận và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược marketing chứa “đề xuất giá trị” của doanh nghiệp, thông điệp, các thông tin/dữ liệu về đặc điểm, hành vi khách hàng,….

Gợi ý một số chiến lược marketing:

  • Bán nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có cho nhóm khách hàng hiện tại của doanh nghiệp đang có? (Chiến lược thâm nhập thị trường)
  • Giới thiệu phạm vi sản phẩm hiện tại cho một nhóm khách hàng mới? (Chiến lược phát triển thị trường)
  • Nâng cấp hoặc cải thiện cung cấp sản phẩm hiện có? (Chiến lược phát triển sản phẩm)
  • Chuyển sang một thị trường mới với sản phẩm mới bằng cách sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp? (Chiến lược đa dạng hóa)

>> Cách xây dựng Chiến lược Marketing hiệu quả cho Startups, SMEs

Giả sử, doanh nghiệp cần tăng 45% lượng khách hàng mới, chiến lược cần triển khai đó là cá nhân hóa nội dung & ưu đãi giảm giá cho khách hàng lần đầu tiên mua sản phẩm/dịch vụ.

Chiến thuật Marketing – Action Plan cho thẩm mỹ viện, spa, phòng khám

Đây là những hành động marketing cụ thể bạn sẽ thực hiện để thực hiện theo định hướn chiến lược để đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.

Sau khi đã xác định được chiến lược, chiến thuật hay các kế hoạch hành động cần có để thu hút & chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới.

Có thể thúc đẩy truyền thông về ưu đãi cho khách hàng mới qua các kênh social media, email marketing hoặc khách hành vào website. Trên từng kênh lại có các chỉ số và KPIs để đo lường mà từng cá nhân phụ trách cần bảo đảm.

Dự toán ngân sách

Song song với việc lên kế hoạch cho actions plan và KPIs, việc một người lập kế hoạch marketing cần làm đó là phân bổ ngân sách cho từng kênh. Làm marketer bạn phải biết  kiểm soát chi phí, biết được từng đồng mình bỏ ra đi đâu, đem lại hiệu quả ra sao.

Theo dõi, đánh giá và chỉnh sửa 

Kế hoạch marketing không phải là việc lên kế hoạch 1 lần dùng cho mãi mãi. Như chúng tôi có đề cập ban đầu về vai trò của bản kế hoạch marketing, người làm marketing cần nắm được mình đang triển khai hoạt động gì, phục vụ mục tiêu gì, đang hoàn thiện/đạt được bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu đã đề ra.

Nếu thực tế triển khai xê lệch so với dự kiến trong kế hoạch thì marketer là người luôn phải nhìn vào plan để xác định được vấn đề cần khắc phục, các phương án back up, đánh giá vấn đề và điều chỉnh lại plan cho hợp lý và cũng rút kinh nghiệm cho lần sau.

Vấn với ví dụ trên, trong khi triển khai truyền thông trên cả 3 kênh social media, email marketing & paid search, marketer nhận thấy chi phí trên kênh social media đang đem về lượng truy cập & khách hàng mới hiệu quả nhất, kênh paid search lại không khả quan, tiêu tốn chi phí 55% mà hiệu quả đem về chỉ có 20% so với dự kiến thì marketer cần có kế hoạch điều phối lại chi phí trên các kênh.

Để có thể đo lường tốt được hiệu quả cần tối ưu trên từng kênh thì ngay từ đầu, marketer phải nắm được mối liên hệ giữa các chỉ số, KPIs với từng hành động marketing.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có định hướng lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với ngân sách, mục tiêu,… và lựa chọn KPIs, metrics để đo lường, đánh giá hiệu quả chiến dịch trên từng kênh thì có lẽ đã đến lúc phải “chậm lại” để tìm hiểu và nắm bắc các thông tin về thói quen và insight khách hàng ngành làm đẹp, thẩm mỹ với ngân sách thấp, nguồn lực hạn chế cho SMEs, startups.

Tham khảo Briella Cendrzak

Share

Gọi ngay