Định vị thương hiệu là gì? Các cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả nhất

Định vị thương hiệu (brand positioning) là phần quan trọng nhất trong chiến lược thương hiệu của một công ty.

Một chiến lược định vị thương hiệu (brand positioning) phù hợp với thị trường mục tiêu có thể giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ. Ngược lại nó hoàn toàn có thể khiến cho một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm tốt thất bại.

Vậy định vị thương hiệu là gì?

Có những loại định vị thương hiệu nào?

Và cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu như thế nào?

Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1-Định vị thương hiệu (brand positioning) là gì?

“Định vị thương hiệu là một hành động thiết kế hình ảnh và cung cấp của công ty để chiếm một vị trí khác biệt trong tâm trí của thị trường mục tiêu.” – Philip Kotler

định vị thương hiệu là gì

Vì sao cần phải định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu khiến khách hàng xem xét một thương hiệu cụ thể theo một cách độc đáo bằng cách liên kết cảm xúc và tình cảm với những đặc điểm của nó. Định vị thương hiệu giúp cho một doanh nghiệp có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh của công ty trong mắt khách hàng.

Định vị thương hiệu tạo ra sự liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi thương hiệu định vị một cách đúng đắn, để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng, nó sẽ được khách hàng nhớ đến mỗi khi họ nghĩ đến loại sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

Để định vị thương hiệu tốt, doanh nghiệp cần phải xác định thị trường và khách hàng mục tiêu đúng chính xác, sau đó đưa ra một chiến lược marketing phù hợp.

>>> Tham khảo: Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với định vị thương hiệu

Ví dụ về định vị thương hiệu

Vào năm 2001, khi Amazon gần như chỉ bán sách, họ đã tuyên bố định vị thương hiệu của mình:

“Đối với người dùng World Wide Web thích sách, Amazon.com là nhà bán lẻ cung cấp quyền truy cập tức thì vào hơn 1,1 triệu cuốn sách. Không giống như các nhà bán lẻ sách truyền thống, Amazon.com cung cấp một sự kết hợp của sự tiện lợi phi thường, giá thấp và lựa chọn toàn diện.”

2-Đặc điểm của một chiến lược định vị thương hiệu tốt

Liên quan

Chiến lược định vị thương hiệu của bạn cần có sự đồng điệu với khách hàng của mình. Điều cần làm đó là khiến khách hàng cảm thấy có sự đồng điệu, cộng hưởng với họ trong quá trình ra quyết định mua.

Rõ ràng

Một chiến lược định vị thương hiệu tốt cần rõ ràng và dễ dàng truyền tải. Ví dụ như một hương vị đặc biệt không thể quên của một sản phẩm bánh ngọt sẽ tạo ra một hình ảnh rõ ràng và có thể định vị thương hiệu bánh ngọt đó khác biệt hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh.

Độc nhất

Một định vị thương hiệu mạnh mẽ cần thỏa mãn về sự độc đáo, đáng tin và bền vững trong tâm trí khách hàng.

Được mong đợi

Tính năng độc nhất của sản phẩm cần được mong đợi và trở thành yêu tố khiến khách hàng xem xét trong quyết định mua hàng của mình.

Có những điểm khác biệt

Một định vị thương hiệu cần phải độc đáo và rõ ràng đến mức nào?

Ít nhất, khách hàng của bạn có thể chỉ ra được sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn và của đối thủ cạnh tranh.

Những tính năng có thể nhận ra

Những tính năng độc đáo của thương hiệu cần có khả năng nhận ra dễ dàng bởi khách hàng. Để làm được điều này, cần giữ cho định vị đơn giản và được truyền tải bằng ngôn ngữ có thể được khách hàng hiểu rõ.

Được xác thực bởi khách hàng

Chiến lược định vị thương hiệu của một doanh nghiệp sẽ không thể nào đạt được thành công nếu thiếu đi sự xác thực của khách hàng. Điều này sẽ quyết định xem thương hiệu của doanh nghiệp có thể đứng vững vàng hay không. Mọi thương hiệu đều muốn chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng và được xem xét mỗi khi họ đưa ra quyết định mua hàng của mình.

>>> Xem thêm: Lợi ích của việc “Ủng hộ tích cực” và “Ủng hộ tiêu cực” đến thương hiệu

4-Các loại định vị thương hiệu

Chiến lược định vị thương hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bao gồm:

  • Điều kiện thị trường hiện tại
  • Sản phẩm của doanh nghiệp
  • USP của sản phẩm
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
  • USP của đối thủ cạnh tranh

Cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhìn nhận về sản phẩm của họ trong tương lai sẽ đóng một vai trò quan trọng việc quyết định loại chiến lược định vị nào sẽ được sử dụng.

Có rất nhiều chiến lược định vị thương hiệu khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.

>> Xem thêm: Định vị và phát triển thương hiệu ngành giáo dục

các loại định vị thương hiệu

Định vị dựa trên giá trị

Chiến lược này định vị thương hiệu dựa trên giá trị khách hàng nhận được khi mua hoặc tiêu thụ các sản phẩm của thương hiệu.

Giá trị này liên quan đến lợi ích hữu hình lấy khách hàng làm trung tâm.

Định vị dựa trên tính năng

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt, và các sản phẩm dần trở nên có sự tương đồng với nhau, các công ty thường định vị sản phẩm của mình bằng cách tập trung nhiều hơn vào các tính năng của sản phẩm như giá cả, chất lượng hay các tính năng chi tiết hơn phụ thuộc vào loại sản phẩm.

Loại định vị thương hiệu này tập trung vào USP và thường thấy trong thị trường di động. Ví dụ như Xiaomi định vị sản phẩm điện thoại của họ là sản phẩm giá rẻ.

Định vị thương hiệu dựa trên giải pháp

Hầu hết các thương hiệu tập trung vào việc định vị sản phẩm của họ như một giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Họ xác định các painpoint của khách hàng và những thách thức mà người tiêu dùng gặp phải và đưa chúng vào trong các chiến lược marketing của họ.

Định vị dựa trên lối sống

Bằng cách định vị bản thân như một thương hiệu phong cách sống, một thương hiệu cố gắng bán một hình ảnh và bản sắc hơn là sản phẩm.

Trọng tâm chính là liên kết thương hiệu với lối sống và tập trung nhiều hơn vào giá trị khát vọng hơn là giá trị sản phẩm. Các công ty thuốc lá, rượu và Tabacco thường được sử dụng để định vị lối sống trong khi marketing sản phẩm của họ.

Định vị dựa trên thương hiệu mẹ

Thương hiệu sản phẩm trong trường hợp này được định vị dựa trên lời hứa và danh tiếng của thương hiệu mẹ. Tất cả các thương hiệu con dưới thương hiệu mẹ đều tuân thủ một lời hứa đã được thiết lập.

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Các cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả nhất

Định vị dựa trên trải nghiệm

Chiến lược định vị thương hiệu này dựa trên các trải nghiệm của khách hàng khi mua hoặc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.

Chiến lược này tập trung chính vào phát triển trải nghiệm độc nhất cho khách hàng trong tương quan với các sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Nhũng khách sạn, nhà hàng và một số dịch vụ khác thường sử dụng chiến lược định vị thương hiệu này.

>>> Xem thêm: Sự thay đổi định vị thương hiệu trong thời đại số

5-Cách định vị thương hiệu

Để có thể tạo nên một chiến lược định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xác định điểm độc đáo của thương hiệu và điều gì khiến thương hiệu khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là 7 bước trong quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu:

  • Xác định thương hiệu của doanh nghiệp đang được định vị như thế nào
  • Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp
  • Hiểu cách các đối thủ cạnh tranh định vị thương hiệu của họ
  • So sánh định vị của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh để xác định điểm độc nhất
  • Phát triển ý tưởng định vị thương hiệu có giá trị và khác biệt
  • Tạo một tuyên bố thương hiệu
  • Kiểm tra tính hiệu quả của tuyên bố thương hiệu

Định vị thương hiệu luôn là một trong những phần quan trọng nhất trong chiến lược thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cho riêng mình. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được định vị thương hiệu là gì và cách làm thế nào để xây dựng định vị thương hiệu.

Share

Gọi ngay