Tuyên ngôn định vị thương hiệu là gì? Cách tạo và Ví dụ

Trong chiến lược thương hiệu của một công ty, định vị thương hiệu chiếm một vai trò quan trọng.

Để định vị thương hiệu, doanh nghiệp có nhiều điều để làm, một trong những phần đó là tuyên bố định vị thương hiệu.

Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về tuyên ngôn định vị thương hiệu là gì và làm thế nào để tuyên bố một định vị thương hiệu và các ví dụ về nó.

Hãy quay trở lại một chút về “Định vị thương hiệu là gì“:

“Định vị thương hiệu là một hành động thiết kế hình ảnh và cung cấp của công ty để chiếm một vị trí khác biệt trong tâm trí của thị trường mục tiêu.” – Philip Kotler

Tuyên ngôn định vị thương hiệu là gì

1-Tuyên ngôn định vị thương hiệu là gì?

Tuyên ngôn định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement) là một tuyên bố, một câu văn truyền đạt giá trị của thương hiệu độc nhất tới khách hàng.

Tuyên bố định vị thương hiệu là những gì mà thương hiệu mong muốn khách hàng nhìn nhận họ.

Trong Crossing the Chasm, Geoffrey Moore đã tạo ra một mẫu tuyên ngôn định vị thương hiệu để bất kỳ công ty nào cũng có thể thử nghiệm với nó:

“For (target customer) who (statement of the need or opportunity), the (product name) is a (product category) that (statement of key benefit; also called a compelling reason to believe). Unlike (primary competitive alternative), our product (statement of primary differentiation).”

Tạm dịch: “Đối với (khách hàng mục tiêu), người (tuyên bố về nhu cầu hoặc cơ hội), (tên sản phẩm) là (danh mục sản phẩm) mà (tuyên bố về lợi ích chính; gọi là một lý do thuyết phục để tin). Không giống như (thay thế cạnh tranh chính), sản phẩm của chúng tôi (tuyên bố về sự khác biệt chính).”

2-Cách tạo tuyên ngôn định vị thương hiệu

tạo tuyên ngôn định vị thương hiệu

Để có thể viết nên, tạo nên một tuyên ngôn định vị thương hiệu tốt nhất, có bốn yếu tố quan trọng mà bạn cần phải quan tâm:

  • Khách hàng mục tiêu: Hãy vẽ nên một chân dung khách hàng (Persona) chi tiết để xác định xem ai là người mà thương hiệu đang muốn thu hút và định vị.
  • Thị trường: Cần xác định rõ ràng thương hiệu đang kinh doanh trong thị trường nào, cạnh tranh trong thị trường nào, bối cảnh thị trường hiện tại như thế nào và chúng liên quan gì tới khách hàng của thương hiệu?
  • Lời hứa thương hiệu: Thương hiệu có thể mang đến cho khách hàng lợi ích gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
  • Lý do để tin tưởng: Cần đưa ra những bằng chứng để khách hàng có thể đặt niềm tin vào thương hiệu, tin vào những lời hứa từ thương hiệu.

Và khi đã xác định được bốn yếu tố quan trọng trong tuyên ngôn định vị thương hiệu, bạn đã có thể tự xây dựng một tuyên bố cho thương hiệu của mình. Có thể bạn sẽ muốn tham khảo mẫu dưới đây:

Đối với [khách hàng mục tiêu], [tên công ty] là [định nghĩa thị trường] mang lại [lời hứa thương hiệu] bởi vì chỉ [tên công ty] là [lý do để tin].

Hợp nhất định vị với tâm trí khách hàng

Định vị là kết quả trong nhận thức của khách hàng, nhưng để tạo định vị thì cần bắt đầu từ phía doanh nghiệp. Mỗi một điểm chạm (touchpoint) giữa thương hiệu và khách hàng đều để lại ấn tượng và trải nghiệm trong họ. Vì vậy hãy xác định các điểm chạm và tối ưu nó để nó mang đúng màu sắc định vị của thương hiệu nhất.

>>> Xem thêm: Quy tắc dành cho chiến lược phát triển thương hiệu

3-Bản chất của định vị thương hiệu

Bản chất của định vị thương hiệu

Trong khi các thương hiệu cố gắng thực hiện các kế hoạch về định vị thương hiệu, nghĩ ra các tuyên ngôn định vị và làm tất cả các chiến dịch truyền thông để củng cố điều đó, thì có một sự thật phũ phàng mà mọi doanh nghiệp phải chấp nhận: Khách hàng mới là người quyết định rằng thương hiệu được định vị như thế nào.

Các thương hiệu ảnh hưởng, nhưng không thể quyết định hình ảnh của họ xuất hiện ra sao trong tâm trí khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng về những gì thương hiệu mang đến.

Định vị không phải là hoạt động, định vị là kết quả trong nhận thức khách hàng về những hoạt động mà doanh nghiệp gọi là định vị.

Bằng cách xác định những gì mà doanh nghiệp đang có và khớp nó với điều mà khách hàng mong muốn, doanh nghiệp có thể xây dựng một định vị hiệu quả và tuyên bố nó với khách hàng của mình.

>>> xem thêm: Sai lầm trong Content Marketing ảnh hưởng nặng nề thế nào tới thương hiệu?

4-Ví dụ về Tagline của 15 thương hiệu

(Tôn trọng Taglines của thương hiệu nên chúng tôi sẽ để nguyên văn không dịch)

Mercedes-Benz: Engineered like no other car in the world

BMW: The ultimate driving machine

Southwest Airlines: The short-haul, no-frills, and low-priced airline

Avis: We are only Number 2, but we try harder

Wharton Business School: The only business school that trains managers who are global, cross-functional, good leaders, and leveraged by technology

Famous Footwear: The value shoe store for families

Miller Lite: The only beer with superior taste and low caloric content

State Farm: Like a good neighbor, State Farm is there.

L’Oreal: Because you’re worth it.

Walmart: Always low prices. Always.

Nike: Just do it

Coca-Cola: The real thing

Target: Expect more. Pay less.

Volvo: For life.

Home Depot: You can do it. We can help.

Chúc bạn tạo ra được tuyên bố thương hiệu chính xác, độc đáo, đặc sắc và ấn tượng!

Nguồn: The Cult Branding Company

Share

Gọi ngay