CHIẾN LƯỢC REMARKETING

4 cách giúp chiến lược remarketing của doanh nghiệp thành công

Việc kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng rất nhiều lợi ích như khả năng tiếp cận dễ dàng hơn, nhiều lựa chọn mua hàng hơn và giá cả tốt hơn. Nhưng trên thực tế, bạn có một cửa hàng trực tuyến không có nghĩa là bạn được đảm bảo sẽ tạo ra lượng mua hàng hoặc thu hút khách hàng quay lại với bạn nhiều lần. Đây là lúc xây dựng chiến lược và thực thi các hoạt động remarketing. 

Remarketing là một chiến lược marketing quan trọng với doanh nghiệp. Theo cuộc thăm dò của IAB, 91% nhà làm marketing khẳng định rằng remarketing hoạt động tốt hơn hoặc ngang bằng với các chiến lược khác. 

Trong bài viết này, DTM Consulting sẽ thảo luận về một số mẹo (tips) giúp chiến lược remarketing của doanh nghiệp có thể thành công nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Khi nào doanh nghiệp nên xây dựng và thực hiện chiến lược remarketing?

Remarketing là quá trình nhắm mục tiêu các nỗ lực marketing vào việc tương tác lại với khách hàng tiềm năng đã tiếp xúc dựa trên các điểm tiếp xúc trước đây của họ với thương hiệu. Mục đích là nhằm thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng, hoàn thành quá trình mua hàng hoặc hoàn thành một lời kêu gọi hành động khác như theo dõi phương tiện truyền thông xã hội (social media), đăng ký nhận email,… của doanh nghiệp. Chiến lược remarketing nhằm giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, duy trì sự kết nối và tăng niềm tin với đối tượng mục tiêu, đồng thời cũng làm cho thương hiệu của bạn trở nên dễ nhận biết hơn với họ. 

Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược remarketing trong các trường hợp như: 

  • Khi khách hàng quan tâm tới thương hiệu nhưng chưa thực hiện hành động nào: Ví dụ như khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc xem một số trang bán sản phẩm nhưng không thực hiện hành động mua hàng. Remarketing giúp bạn nhắc nhở khách hàng về những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm và thúc đẩy hành động mua. 
  • Khi bạn muốn xây dựng thương hiệu (brand building)và nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Khi khách hàng đã từng mua sản phẩm của bạn trước đây và bạn muốn giữ chân, khuyến khích họ mua lại
  • Khi bạn muốn giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới tới các khách hàng đã mua sản phẩm, dịch vụ của bạn trước đó
  • … 

Một số mẹo/cách giúp chiến lược remarketing của doanh nghiệp thành công

Tiếp cận, thu hút, chuyển đổi khách hàng hiện tại hoặc đã không hoạt động trong một thời gian hoặc chưa hoàn thành hành trình mua hàng đầy đủ.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển thịnh vượng về lâu dài thì cần thu hút người tiêu dùng quay trở lại nhiều lần. Họ có thể là khách hàng hiện tại hoặc những người dùng đã từ bỏ sản phẩm. 

Những người dùng đã từ bỏ sản phẩm của bạn là những người đã biết về thương hiệu của bạn nhưng chưa được chuyển đổi hoặc đã ngừng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ của bạn không còn có giá trị đối với họ. 

Việc thu hút khách hàng mới rõ ràng là quan trọng nhưng lại tốn nhiều chi phí hơn so với việc giữ chân khách hàng. Có một số cách giúp doanh nghiệp thực hiện remarketing như: 

  • Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm họ đã mua trước đây
  • Khuyến khích khách hàng cũ quay lại doanh nghiệp của bạn
  • Bán chéo (cross sale)
  • Các chiến dịch khách hàng thân thiết đưa ra các chương trình giảm giá và ưu đãi độc đáo
  • … 

Phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu

Tất cả khách hàng của doanh nghiệp đều không giống nhau, đó là lý do tại sao cách tiếp cận bằng cách phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu để remarketing là rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo rằng khách hàng đang được nhắm mục tiêu bằng những hoạt động marketing có thể họ quan tâm, nếu không thì chúng sẽ không phục vụ mục đích gì và tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp.

Những khách hàng khác nhau có mức độ quan tâm và ý định mua hàng khác nhau. Một số có thể thoát khỏi trang web của bạn ngay lập tức, một số khác có thể xem qua nhiều trang. Một số khách hàng tiềm năng chỉ có thể xem một trang sản phẩm, những người khác có thể tiến xa hơn đến mức bỏ các sản phẩm vào giỏ hàng trước khi từ bỏ chúng. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn biết nên nhắm mục tiêu phân khúc nào và thực hiện các hoạt động remarketing như thế nào cho phù hợp. 

Đưa ra những ưu đãi

Một khách hàng nào đó đã ghé thăm cửa hàng trực tuyến của bạn và xem một vài sản phẩm mà họ quan tâm. Nhưng vì bất kỳ lý do nào đó như họ bị phân tâm, mức giá cao, so sánh giá sản phẩm,… mà họ đã rời khỏi kênh của bạn. Đây là thời điểm thích hợp để remarketing bằng các ưu đãi, giảm giá. 

Hãy suy nghĩ xem, bạn sẽ cung cấp cho họ những ưu đãi gì? Người tiêu dùng thích giảm giá và các phần thưởng. Nếu bạn có thể đưa ra cho họ những hình thức khuyến khích mua này, bạn sẽ thấy rằng nhiều người trong số họ sẽ tham gia và tiếp tục mua. Đồng thời, bạn cũng nâng cao được mức độ nhận thức thương hiệu và bắt đầu phát triển lượng khách hàng thường xuyên mua hàng. 

Bạn có thể giảm giá cho những sản phẩm họ đã mua trước đây hoặc những sản phẩm họ đã thêm vào danh sách mong muốn, giỏ hàng sản phẩm. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng chương trình khách hàng thân thiết của mình với họ hoặc gửi lời nhắc, thông báo về sản phẩm họ thường xuyên mua. Nếu các sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn đã hết hàng trong thời gian trước đó, bạn cũng có thể sử dụng remarketing để nhắm mục tiêu đến họ bằng các hoạt động marketing cho họ biết mặt hàng đó đã có hàng trở lại như quảng cáo, gửi email,…

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phát triển chiến lược xúc tiến bán hàng cho doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế | DTM Consulting

Xử lý tình trạng bỏ giỏ hàng

Trên thực tế, có nhiều khách hàng từ bỏ giỏ hàng trên các nền tảng thương mại điện tử (ecommerce) trước khi hoàn thành bất kỳ giao dịch nào. Theo một khảo sát, tỷ lệ bỏ giỏ hàng trung bình là dưới 70%. Do đó, ngay khi họ rời đi, hãy tiếp tục nhắc nhở những khách hàng tiềm năng quay lại và tiếp tục quá trình mua hàng bằng các công cụ như quảng cáo, xúc tiến bán,… 

Thay đổi thông điệp truyền thông

Bạn có thể tiếp cận để chuyển đổi những khách hàng tiềm năng bằng chiến lược remarketing nhưng hãy thay đổi thông điệp của bạn sau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ bạn đang chạy một chiến dịch remarketing trong 30 ngày bằng cách giảm giá 25% cho người mua lần đầu. Nhưng sau 10 ngày, bạn nhận thấy CTR giảm. Điều này có thể là vì những khách hàng đó có thể sẽ mệt mỏi với cùng một thông điệp đã lặp lại nhiều lần với họ. Do đó, hãy thay đổi thông điệp, cách thiết kế quảng cáo, thay đổi CTA (call to action)… để thu hút sự quan tâm mới của khách hàng đối với thương hiệu. 

Kết luận

Remarketing là một chiến lược đã được chứng minh là có hiệu quả. Nghiên cứu từ Criteo cho thấy những người được remarketing có khả năng chuyển đổi cao hơn 43% so với những người khác. Nhưng tất nhiên là có nhiều chiến lược marketing khác có thể giúp doanh nghiệp bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, hãy LIÊN HỆ với DTM Consulting để được giúp đỡ và tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm của chúng tôi. 

Share

Gọi ngay