Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu

Top 5 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) cho doanh nghiệp

Bạn có đang muốn tìm cách để:

  • Nắm bắt được mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng mục tiêu/tiềm năng
  • Hiểu thương hiệu của bạn được mọi người nhận diện như thế nào? Hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng? 
  • Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing trước đây
  • Đưa ra các quyết định chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu,…
  • … 

Nếu không có nhận biết về thương hiệu, người tiêu dùng rất có thể sẽ không sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm ( hàng hóa/dịch vụ) của bạn. Thay vào đó, họ sẽ lựa chọn một sản phẩm của chính đối thủ cạnh tranh của bạn. Do vậy, việc đo lường mức độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng với thương hiệu là rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để đo lường mức độ nhận biết thương hiệu? Có cần phải thuê một agency bên ngoài hay doanh nghiệp bạn có thể tự thực hiện? Nếu tự thực hiện thì triển khai ra sao để đạt được hiệu quả tích cực, không lãng phí? Hãy cùng DTM Consulting trả lời những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

4 mức độ nhận biết thương hiệu quan trọng cho sản phẩm/doanh nghiệp

Đầu tiên, để biết doanh nghiệp bạn nên làm gì tiếp theo, điều đầu tiên là hiểu và nắm bắt được doanh nghiệp bạn đang ở đâu và đích đến cần là gì. 

Nhận biết/nhận thức thương hiệu (brand awareness) là thước đo mức độ người tiêu dùng có thể biết, nhận ra hoặc nhớ lại thương hiệu của bạn trong các điều kiện khác nhau. Thông thường, nhận thức về thương hiệu tạo nên niềm tin vào thương hiệu đó. Ví dụ: Google được nhận diện là công cụ tìm kiếm trên internet khi họ muốn tìm kiếm hoặc tìm hiểu về một vấn đề gì đó. 

Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 4 mức độ khác nhau: nhận diện (recognition), gợi nhớ (recall), đứng đầu trong tâm trí (top-of-mind) và ưa thích thương hiệu (brand reference).

Brand awareness levels

Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition).

Nhận biết là cấp độ nhận biết thương hiệu đầu tiên và cho thấy rằng người tiêu dùng đã nhìn thấy thương hiệu trước đó và biết nó là gì. Mức độ nhận diện là mức độ quan trọng đầu tiên để đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận ra và biết đến thương hiệu của bạn. Thương hiệu phải dễ nhận biết thì người tiêu dùng mới có thể lựa chọn thương hiệu đó thay vì các nhãn hiệu/thương hiệu khác.

Vì vậy đây là cấp độ quan trọng và là nền móng thiết yếu  mà doanh nghiệp cần tập trung đầu tiên. Các doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng nhận biết bằng cách sử dụng hình ảnh hoặc màu sắc đại diện cho thương hiệu như logo hoặc màu sắc chủ đạo,….Đồng thời, họ cũng phải đảm bảo rằng tên thương hiệu của họ được hiển thị rõ ràng và dễ đọc lên. Từ đó, tạo cơ sở cho việc hình thành mức độ nhận biết thương hiệu sâu sắc hơn – Gợi nhớ thương hiệu (brand recall).

Gợi nhớ thương hiệu (Brand Recall)

Đây là mức độ người tiêu dùng có thể nhớ đến thương hiệu khi họ nhìn thấy những hình ảnh, màu sặc hoặc biểu tượng/biểu trưng  dấu hiệu của thương hiệu nhưng không tự nhận ra được nó. \

Rõ ràng rằng một tên thương hiệu dễ nhận diện, dễ đọc và ấn tượng sẽ có nhiều khả năng được người tiêu dùng nhớ đến hơn. Các doanh nghiệp có thể tăng  khả năng ghi nhớ thương hiệu bằng cách lặp lại việc hiện diện của thương hiệu trong tầm mắt của khách hàng. 

Tuy nhiên, do lượng thông tin mà con người tiếp xúc ngày càng nhiều như hiện nay, biện pháp tăng cường hiện diện trước mắt khách hàng ngày càng không hiệu quả nếu khách hàng không bị thu hút hoặc chú ý. Do đó, một xu hướng đang được nhiều người làm kinh doanh, marketing vá branding trên thế giới sử dụng hiện nay đó là tăng cường tạo ấn tượng với khách hàng thông qua những hình ảnh, trải nghiệm và tương tác/giao tiếp tích cực.

Ví dụ, để tạo ấn tượng và ghi nhớ sâu và dài lâu hơn trong tâm trí khách hàng, nhiều thương hiệu đang cố gắng tạo nên những tác động đến với nhiều giác quan của khách hàng như thị giác, khứu giác,.. và thậm chí là “cảm xúc”. Các chiến dịch tăng cường nhận diện thương hiệu của Coca-cola hằng năm là một ví dụ nổi bật trong việc kết hợp này. .

Đứng đầu trong tâm trí khách hàng (Top-of-mind)

Top-of-mind là mức độ mà người tiêu dùng nghĩ đến thương hiệu đầu tiên khi họ nghĩ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

Ưa thích thương hiệu (Brand Preference)

Sự ưa thích thương hiệu là mức độ thứ 4 về thương hiệu, chỉ ra rằng người tiêu dùng yêu thích  hoặc tin tưởng thương hiệu hơn thương hiệu của đối thủ cạnh tranh

Ví dụ: nếu một người mua một chiếc TV mới, họ thấy một chiếc TV tương đương được giảm giá 15% nhưng vẫn sẽ lựa chọn mua chiếc TV của bạn vì ưu tiên thương hiệu, đây gọi là mức độ ưa thích thương hiệu. 

Top 5 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu phổ biến năm 2023

Việc đo lường mức độ nhận biết thương hiệu là rất quan trọng. Đây là chìa khóa cho việc xây dựng bất kỳ chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu nào. Nhưng làm thế nào để bạn đo lường được? Sau đây là 5 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo. 

Đo lường lưu lượng truy cập website

Đo lưu lượng truy cập (traffic) website doanh nghiệp theo thời gian có thể cung cấp thông tin về mức độ nhận thức thương hiệu của doanh nghiệp. Người dùng đến trang web của bạn bằng cách nào? Họ có thể nhập URL của bạn vào thanh địa chỉ, sử dụng dấu trang của trình duyệt hoặc tìm kiếm từ khóa tên thương hiệu của bạn.

Bạn có thể đo lường lưu lượng truy cập website thông qua Google Analytics. Công cụ này có thể cung cấp cho bạn các dữ liệu về việc: Có nhiều đối tượng mục tiêu quan tâm đến thương hiệu của bạn hay không? Liệu các chiến dịch nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của bạn có mang lại kết quả hay không? Kết quả sẽ được thể hiện qua lưu lượng truy cập vào trang web của bạn thay đổi như thế nào sau một chiến dịch.

Kiểm tra website

Kiểm tra nguồn truy cập website

Ngoài truy cập trực tiếp, người dùng có thể truy cập website của doanh nghiệp bạn thông qua các nguồn khác như website có liên kết tên miền website, kênh tìm kiếm tự nhiên, kênh affiliate hoặc trang mạng xã hội khác. Nguồn lưu lượng truy cập website cho Google biết trang web của bạn có thẩm quyền (authority site) như thế nào, từ đó có thể giúp cải thiện thứ hạng SEO của bạn. 

Đồng thời, điều này cũng giúp bạn đánh giá những thương hiệu của doanh nghiệp nào khác đang dẫn liên kết website của bạn và mức độ sẵn sàng chia sẻ nội dung của doanh nghiệp bạn với đối tượng mục tiêu của họ. Từ đó bạn cũng có thể đo lường và đánh giá được mức độ nhận biết thương hiệu của nhiều đối tượng khác nhau (người truy cập website, đối thủ,…) với doanh nghiệp bạn. 

>> Xem thêm: Bạn đã xây dựng Website đúng định hướng Marketing? | DTM Consulting

Sử dụng các công cụ lắng nghe xã hội (Social Listening)

Các công cụ lắng nghe trên mạng xã hội (Social Listening) cho phép doanh nghiệp theo dõi các cuộc trò chuyện trực tuyến và tự nhiên của đối tượng mục tiêu về thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên mạng xã hội, từ đó đánh giá và đưa ra các quyết định nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của bạn. 

Những công cụ lắng nghe xã hội này cũng rất hữu ích trong việc theo dõi số lần đề cập đến thương hiệu của bạn và chúng thay đổi như thế nào theo thời gian. Từ việc hiểu được đối tượng mục tiêu nghĩ gì về bạn, bạn sẽ đo lường được mức độ nhận biết thương hiệu của họ với bạn. Bạn cũng có thể thiết lập các tìm kiếm xung quanh đối thủ cạnh tranh và so sánh mức độ nhận biết thương hiệu của bạn với đối thủ.

> Xem thêm: Social Listening – Cách triển khai nghiên cứu thị trường trực tuyến cho thương hiệu | DTM Consulting

Social listening

Xem lại sự hiện diện trên mạng xã hội (review your social presence)

Xem xét sự hiện diện của bạn trên các nền tảng mạng xã hội là một cách hiệu quả khác để xác định mức độ nhận biết thương hiệu của bạn. Thông tin này có thể giúp bạn hiểu số lượt truy cập mà các trang mạng xã hội của bạn nhận được và tần suất những người theo dõi tương tác với bài đăng của bạn. Bạn có thể theo dõi, đo lường và đánh giá khi đo lường mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp bằng các chỉ số (metric) như:

  • Số lượng người theo dõi 
  • Số lượt truy cập trang
  • Lượt tương tác trên trang 
  • Số lượt thích
  • Số bài chia sẻ

>> Xu hướng Social Media năm 2023 dành cho mọi doanh nghiệp và marketers – Phần 1 | DTM Consulting

Xu hướng Social Media 2023 – Phần 2 | DTM Consulting

Nghiên cứu về nhận biết thương hiệu

Nghiên cứu nhận biết thương hiệu bao gồm các phương pháp, kỹ thuật nhằm xác định mức độ nhận biết thương hiệu của đối tượng mục tiêu về thương hiệu. Trong dự án nghiên cứu về mức độ nhận diện thương hiệu, bạn nên lưu ý đến các khía cạnh sau: 

  • Nhận diện thương hiệu (Brand recognition): Người tiêu dùng quen thuộc với thương hiệu của bạn đến mức nào?
  • Gợi nhớ thương hiệu (Brand recall): Thương hiệu của bạn xuất hiện trong tâm trí của người tiêu dùng nhanh đến mức nào khi họ nghĩ về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn?
  • Hình ảnh thương hiệu (Brand image): Mọi người nghĩ gì khi nghe tên thương hiệu của bạn?
  • Nhận diện thương hiệu (Brand identity): Người tiêu dùng cảm nhận như thế nào dựa trên sự tương tác của họ với thương hiệu của bạn? 
  • Liên tưởng thương hiệu (brand association): Người tiêu dùng liên tưởng tới gì khi nghĩ tới thương hiệu của bạn?

Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi các câu hỏi mở hoặc đóng về nhận thức/liên tưởng thương hiệu nhằm so sánh thương hiệu của bạn đối với các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường

  • Ví dụ về câu hỏi mở: Bạn nghĩ đến thương hiệu nào khi nghĩ đến kem đánh răng? 
  • Ví dụ về câu hỏi đóng: Bạn đã nghe nói đến thương hiệu kem đánh răng nào sau đây? Colgate, Crest, Sensodyne, Arm và Hammer

Các câu trả lời được thu thập trong các dự án nghiên cứu thị trường mức độ nhận biết thương hiệu mang đến cho bạn thông tin về những gì khách hàng thực sự biết và nghĩ về thương hiệu của doanh nghiệp. Việc thực hiện các cuộc khảo sát này một cách thường xuyên cho phép bạn theo dõi sự thay đổi về mức độ nhận biết thương hiệu theo thời gian và đánh giá vị trí của thương hiệu mình so với đối thủ cạnh tranh. 

Bạn hãy lưu ý đến đối tượng mục tiêu trước khi đặt câu hỏi cho khảo sát nhận thức về thương hiệu của mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra các câu hỏi nghiên cứu thị trường phù hợp hơn và đảm bảo rằng câu hỏi của bạn tiếp cận được những người trong thị trường mục tiêu của bạn. 

Nếu bạn còn nhiều băn khoăn, lo lắng khi thực hiện đánh giá và kiểm tra nhận diện thương hiệu của bạn, hãy LIÊN HỆ với DTM Consulting để được nhận phân tích, tư vấn từ các chuyên gia! 

Share

Gọi ngay