Làm sao để xác định đối tượng mục tiêu Marketing?

Làm Marketer trước khi triển khai các campaign, bạn đã bao giờ tự hỏi đối tượng mục tiêu là gì khi lập kế hoạch?

Đối tượng mục tiêu là gì?

Khi bạn đang kinh doanh, bạn phục vụ và cung cấp dịch vụ hay hàng hóa cho một phân khúc dân số cụ thể. Thường thì mọi người, nhất là các doanh nghiệp truyền thống nhỏ lẻ (SMEs) tại Việt Nam, khi được xác định đối tượng mục tiêu. Thì câu trả lời thường t là nhóm người là nữ giới từ 18-28 tuổi trên cả nước. Đó là điều gần như không bao giờ xảy ra.

Thay vào đó, bạn phải thu hẹp hơn nữa, thành một nhóm nhỏ hơn. Đó là những người vừa có nhu cầu vừa có điều kiện để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Chẳng hạn, nếu người tiêu dùng sống ở khu vực mà bạn không giao sản phẩm. Họ sẽ không thuộc đối tượng mục tiêu của bạn. Tương tự, một người tiêu dùng không đủ khả năng mua những gì bạn bán không phải là một phần của đối tượng của bạn.

Bạn làm kinh doanh và marketing thì hãy hiểu rằng đối tượng mục tiêu là nhóm người mà bạn hướng đến những nỗ lực marketing và quảng cáo của mình. Họ là những người thực sự có thể chuyển đổi thành khách hàng .

Hãy khám phá đối tượng mục tiêu chi tiết hơn khi chia nhỏ quá trình xác định đối tượng mục tiêu của bạn thành các bước dễ kiểm soát và quản lý.

Xem thêm >> Khám phá khách hàng mục tiêu

Phân khúc đối tượng mục tiêu là gì?

Hãy tưởng tượng trong một khoảnh khắc bạn đang thiết kế một chiến dịch Quảng cáo trên Facebook . Bạn không muốn tất cả mọi người xem Quảng cáo trên Facebook của mình vì ngân sách có hạn. Thay vào đó, bạn muốn phân phát quảng cáo của mình đến đối tượng mục tiêu có thể chuyển đổi tốt nhất.

Facebook cho phép bạn thu hẹp đối tượng của mình dựa trên nhân khẩu học và mục nhắm đối tượng cụ thể khác. Bạn có thể đặt phạm vi thu nhập, nhắm mục tiêu nam hoặc nữ, loại bỏ bất kỳ ai không có con, v.v., tùy thuộc vào chiến dịch marketing của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng biết rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể thu hút các phân khúc khác nhau của đối tượng mục tiêu của bạn.

Giả sử bạn bán đồ thể thao cao cấp. Một phần khách hàng mục tiêu của bạn có thể bao gồm những chàng trai và cô gái tuổi teen chơi thể thao. Một người khác có thể kết hợp các vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một phân khúc khác có thể bao gồm những người đàn ông và phụ nữ trung niên muốn lấy lại vóc dáng. Và vấn đề quan trọng là làm sao bạn biết họ có tiền hoặc có thu nhập trung bình khá trở lên?

Phân khúc đối tượng mục tiêu cho phép bạn tạo personas người mua . Mỗi nhóm này đại diện cho một phần khác nhau của đối tượng mục tiêu của bạn, từ đây bạn có thể đưa ra các quyết định marketing và sáng tạo quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu là gì?

Nhiều người trộn lẫn thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu hoặc sử dụng chúng thay thế cho nhau. Sự thực là hoàn toàn khác nhau, ít nhất là khác từ tên gọi rồi.

Một thị trường mục tiêu là bất cứ ai có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đối tượng mục tiêu của bạn là nhóm người mà một trong những nhóm được mô tả ở trên, ví dụ như người mà bạn hướng đến cho một chiến dịch marketing với mục tiêu cụ thể.

Đối tượng mục tiêu trong marketing là gì?

Đó là những người có thể phản hồi chiến dịch (hành động) marketing bằng cách chuyển đổi. Một chuyển đổi marketing có thể là đi đến trang đích, bài đăng trên Facebook, hoặc trang sản phẩm thông qua nhiều kênh tiếp cận như direct, social media,PR,…

Đối tượng mục tiêu là một phần của thị trường mục tiêu. Bạn muốn gửi đúng thông điệp đến đúng người tiêu dùng vào đúng thời điểm. Giống như việc các doanh nghiệp chia nhỏ danh sách email của mình , bạn cũng phải phân khúc toàn bộ đối tượng của mình để marketing.

chiến lược marketing

Tại sao việc xác định và hiểu đối tượng mục tiêu rất quan trọng?

Hãy tưởng tượng bạn đi đến một đại lý xe để mua xe. Bạn hợp tác với một nhân viên bán hàng, nhưng anh ta không hỏi bạn bất kỳ câu hỏi nào về nhu cầu và mong muốn cụ thể của bạn. Trong một giờ tiếp theo, anh ấy cho bạn thấy những chiếc xe thể thao và xe mui trần thời trang. Trong khi đó bạn lại cần mua một chiếc xe cho gia đình giá rẻ để đi lại hàng ngày.

Như vậy việc xác định và hiểu đối tượng mục tiêu của bạn quan trọng.

Đôi khi việc phân chia và xác định nhóm khách hàng mục tiêu không quá phức tạp, nhưng rất cần thiết. Dưới đây là 1 chút hướng dẫn xác định đối tượng mục tiêu với 6 bước cơ bản

Ann Handley tại Marketing Profs đã từng nói, ngay cả khi bạn marketing tới toàn bộ đối tượng khách hàng của mình, bạn vẫn chỉ đơn giản nói chuyện với một (vài) người duy nhất tại bất kỳ thời điểm nào. Nếu bạn chỉ nói chuyện với một người duy nhất – người ở phía bên kia màn hình máy tính – bạn sẽ biết mọi thứ bạn có thể về người tiêu dùng hay khách hàng đó.

Pain points (điểm yếu) của anh ấy hoặc cô ấy là gì? Sợ hãi? Bất an? Nếu bạn biết thông tin này, bạn có thể gửi một thông điệp thuyết phục họ mua hàng đúng lúc.

Các bước xác định đối tượng mục tiêu

Dưới đây là các bước giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp mình.

Bước 1: Khảo sát, lấy ý kiến từ khách hàng hiện tại của bạn

Khảo sát được đánh giá rất cao. Họ cung cấp cho bạn hàng tấn dữ liệu bạn có thể sử dụng để xác định đối tượng mục tiêu của mình miễn là bạn chuẩn bị các câu hỏi hiệu quả.

Bước 2: Tương tác với khách hàng mục tiêu của bạn

Có một lý do content marketing đã trở nên rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp trong mọi ngành công nghiệp. Nó không chỉ thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web, mà còn mở ra các chủ đề cho cuộc trò chuyện.

Bước 3: Tìm giải pháp cho khó khăn, vấn đề của khách hàng mục tiêu

Bây giờ bạn đã khảo sát đối tượng của mình và bắt đầu tham gia vào các cuộc trò chuyện, hãy khai thác các ghi chú của bạn để biết pain points, touch point Chỉ ra những vấn đề mà khách hàng và người theo dõi hiện tại của bạn có. Và cung cấp các giải pháp (sản phẩm) giải quyết pain points thông qua các kênh tiếp cận (touch points). Giống như việc một người bác sĩ đưa ra các phương pháp và trị bệnh cho người bệnh của mình.

Bước 4: Loại bỏ nhóm khách hàng không liên quan

Bây giờ bạn đang có cái nhìn rõ nét hơn về khách hàng, hiểu họ hơn biết họ muốn gì và họ hiện diện ở đâu. Tuy nhiên sau khi xác định đối tượng mục tiêu của mình, nhưng bạn cũng cần biết nhóm nào bạn nên loại ra nhắm tránh lãng phí nguồn lực, tập trung đầu tư vào nhóm tiềm năng nhất với mục tiêu marketing của mình.

Bước 5: Nghiên cứu đối thủ, thị trường

Nếu bạn bắt chước những chiến dịch, hành động marketing của đối thủ vậy bạn mãi mãi chỉ là người đi sau.

Giữ vững định vị và vị thế của mình nhưng bạn vẫn có thể thoải mái rút kinh nghiệm từ đối thủ khi họ mắc sai lầm, tìm kiếm nhóm phân khúc khách hàng mà đối thủ đang gặp vấn đề và công ty bạn có thể làm điều đó.

Quy trình marketing

Quy trình marketing

Xem thêm >> Nghiên cứu thị trường

Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu có sẵn từ nội bộ doanh nghiệp

Cuối cùng không thể bỏ qua được nguồn dữ liệu có sẵn từ doanh nghiệp của bạn như dữ liệu từ Google Analytics, Facebook Insights, dữ liệu bán hàng,…

Biết đối tượng mục tiêu của bạn quan trọng hơn bạn nghĩ. Đừng cho rằng mọi người đều là khách hàng tiềm năng . Thay vào đó, hãy thu hẹp những người cụ thể, những người không chỉ muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua tiến hành nghiên cứu khách hàng, tương tác với khách hàng mục tiêu của bạn thông qua các kênh truyền thông và các nền tảng xã hội của bạn.

Bạn càng thu thập nhiều thông tin về đối tượng của mình, bạn càng hiểu họ và dễ dàng tiếp cận hơn.

Theo Crazyegg

 

 

 

 

 

 

 

 

Share

Gọi ngay