10 tips hữu ích khi lập kế hoạch Marketing

Nếu bạn đang viết một kế hoạch Marketing, những gợi ý này sẽ giúp bạn tạo một kế hoạch Marketing nhanh hơn, tập trung vào kế hoạch của bạn và viết một chiến lược Marketing tối ưu với mục tiêu kinh doanh của bạn. Dưới đây là 10 gợi ý hữu ích với bạn khi lập một kế hoạch Marketing:

Tại sao phải lập kế hoạch marketing

“Failing to plan is planning to fail” – Alan Lakein

Bản kế hoạch cũng như một tấm bán đồ, dẫn lối cho chúng ta biết phương hướng của cuộc hành trình, xác định đích đến rõ ràng, đo lường được độ dài của quãng đường, biết trang bị những phương tiện phù hợp để di chuyển, và dự phòng những phương án hành động hợp lý khi xảy ra sự cố trên cuộc hành trình.

Vì vậy, việc lập kế hoạch Marketing rất quan trọng, cần thiết, và là bước hành động đầu tiên trước mọi hành động. Tuy nhiên, một số Marketer trẻ chưa hiểu rõ được vai trò của bản kế hoạch, và dành cho nó những cụm từ như “làm màu” hay “đối phó”.

5 điểm dưới đây sẽ khắc họa rõ nét, cụ thể, giúp Marketer trẻ hiểu chính xác về tầm quan trọng của lập kế hoạch Marketing:

1. Giảm thiểu rủi ro trong tương lai

Để giảm thiểu rủi ro trong tương lai, người lập kế hoạch chiến lược và các chương trình Marketing dựa trên xu hướng hiện tại và điều kiện của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch hữu dụng và dự báo tương lai không những giúp tối giản những sự cố ngoài ý muốn, mà còn giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.

2. Xác định và duy trì mục tiêu rõ ràng, nhất quán

Việc làm rõ các mục tiêu sẽ giúp những nỗ lực Marketing đi đúng hướng. Điều đó rất hữu ích trong việc xây dựng các chức năng quản lý như tổ chức, điều hướng hay kiểm soát. Thiết lập kế hoạch Marketing mang đến cho bạn cơ hội xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp.contetn mkt

>>> Xem thêm: Value Proposition trong marketing là gì?

3. Phối hợp tốt hơn khi vận hành

Bản kế hoạch Marketing hỗ trợ trong việc phối hợp các hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp phối hợp công việc trong cùng một phòng ban nhịp nhàng hơn, mà còn là sợi dây kết nối các bộ phận khác để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

4. Cải thiện hiệu quả làm việc

Những tiêu chuẩn được thiết lập trong kế hoạch sẽ dùng để so sánh với kết quả hiện tại của doanh nghiệp, từ đó điều hướng các hoạt động của doanh nghiệp và kiểm soát các hoạt động đó. Kế hoạch Marketing phát triển sự chân thành và trách nhiệm giữa các thành viên điều hành, bằng cách xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người, góp phần cải thiện hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.

Từ việc cải thiện hiệu quả công việc, doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh trong kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Xem thêm>> Các bước lập kế hoạch kinh doanh tổng thể cho người mới bắt đầu

5. Nâng cao hiệu suất hoạt động

Kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu một cách kinh tế nhất, thông qua việc theo dõi và kiểm soát tất cả chi phí phát sinh không cần thiết.

Tips hữu ích khi lập kế hoạch marketing

1. Bắt đầu với SWOT

Trước khi bạn bắt đầu kế hoạch, hãy dành thời gian để viết ra Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp bằng phân tích Marketing SWOT.

2. Biết khách hàng của bạn

Thứ hai, thực hiện một số nghiên cứu về khách hàng mục tiêu của bạn:

Chính xác thì họ cần gì?

Vấn đề gì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết cho họ?

Những tiêu chí nào họ sử dụng để đưa ra quyết định mua hàng?

Những phương tiện truyền thông nào họ tìm kiếm thông tin?

Những sự kiện nào họ tham dự?

3. Cho điểm các chiến thuật Marketing

Lập danh sách tất cả các chiến thuật và hoạt động Marketing tiềm năng, và chấm điểm chúng theo mức độ phù hợp với kết quả phân tích SWOT và phân tích khách hàng mục tiêu của bạn.

4. Đánh giá cạnh tranh

Đánh giá sự cạnh tranh của bạn từ dưới đôi mắt của khách hàng: đừng chỉ nhìn vào các doanh nghiệp khác với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của bạn. Hãy tự hỏi trước những vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn sẽ xem xét những gì nếu bạn là họ. Có thể có một loạt các giải pháp cạnh tranh mà bạn đã bỏ qua.

(Chiến lược Marketing cạnh tranh sẽ được cập nhật ở các bài viết tiếp theo. Bạn hãy theo dõi nhé!)

5. Biết đề nghị giá trị độc đáo của doanh nghiệp

Chỉ bắt đầu viết một kế hoạch Marketing khi bạn có thể đề xuất giá trị duy nhất của bạn một cách rõ ràng: lợi ích chính khách hàng nhận được là gì và điều gì làm bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Tất cả các thông điệp Marketing nên củng cố đề xuất giá trị này.

>>> Xem thêm: Cách lập kế hoạch marketing và gợi ý kế hoạch marketing mẫu

6. Thiết lập Multi-channel

Hãy nhớ rằng Marketing có hiệu quả nhất khi bạn tác động đến khách hàng mục tiêu của mình thông qua càng nhiều kênh bổ sung càng tốt (ví dụ: quảng cáo, email, blog, thư trực tiếp và bưu thiếp, bài đăng trên diễn đàn,…). Hãy nhận biết nơi khách hàng tiềm năng của bạn đi tìm thông tin để giải quyết vấn đề của họ và đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có thể nhìn thấy được nơi họ đang tìm kiếm. Đồng nghĩa với việc, bạn cần xây dựng hành trình khách hàng, để xác định được những bước đi của họ.

7. Giữ cho kế hoạch tập trung thống nhất

Giữ cho các nỗ lực Marketing của bạn tập trung vào một mục tiêu duy nhất, cho dù đó là phát triển kinh doanh với khách hàng hiện tại, tìm kiếm khách hàng mới hoặc phát triển sản phẩm ngách. Viết ra mục tiêu Marketing của bạn và đánh giá từng hoạt động Marketing để đảm bảo nó phù hợp với nó.

Đừng lãng phí tài nguyên vào Marketing “lệch hướng” – ngay cả khi một điều gì đó xuất hiện ví dụ như là một cơ hội ngân sách thấp, nó có thể làm chuyển hướng sự tập trung của các vấn đề quan trọng.

8. Đo lường ROI

Khi bạn tạo kế hoạch Marketing của mình, đảm bảo bạn bao gồm các chương trình để đo lường ROI của các nỗ lực Marketing. Đánh giá các hoạt động Marketing trong quá khứ và đánh giá những gì đã hiệu quả và cả những gì chưa như mong đợi.

9. Kèm theo call-to-action

Hãy chắc chắn rằng mỗi hoạt động hoặc chiến thuật Marketing bao gồm lời kêu gọi hành động cho khách hàng tiềm năng: bạn muốn họ làm gì với thông tin? Chỉ nên có một lời kêu gọi hành động (để không nhầm lẫn) và nó phải rõ ràng.

10. Xem xét và kiểm tra thường xuyên

Cuối cùng, đừng coi kế hoạch Marketing của bạn như một tài liệu tĩnh. Xem lại nó thường xuyên và thực hiện các điều chỉnh khi doanh nghiệp của bạn phát triển, và bạn tìm hiểu những gì hoạt động và những gì không.

>>> Xem thêm: [Coaching] Digital Marketing Planning – Lập kế hoạch, báo cáo và đo lường trong Marketing

Nguồn: Easy Marketing Strategies

Share

Gọi ngay