Những ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo - 5 bài học từ các công ty nổi tiếng trên thế giới

Những ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo – 5 bài học từ các công ty nổi tiếng trên thế giới

Ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo sinh ra các sản phẩm/dịch vụ mới được mô tả ở đây đều nằm ngoài chủng loại và thị trường mục tiêu đã được xác định ban đầu và mỗi sản phẩm/dịch vụ sẽ tạo ra một chủng loại và một thị trường mới riêng biệt. 

Sự kết hợp đầy ngẫu hứng, sáng tạo và đột phá giữa kẹo sô-cô-la và đồ chơi, cửa hàng tiện lợi và địa điểm giao/nhận hàng,.. có thể đem lại hiệu quả không ngờ về marketing, phá vỡ mọi lý luận thông thường về phân khúc và định vị. Một câu hỏi được đặt ra là: “Làm thế nào để có những ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo nhưng được khách hàng đón nhận?”

Để làm được điều này, người ta lấy ra một sản phẩm và biến đổi nó sao cho phù hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu mới hoặc các khách hàng/cơ hội mới trước đây bị bỏ qua. Ưu điểm lớn của loại sáng kiến này là thay vì tìm cách chiếm lĩnh một thị trường đã có, nó tạo ra một thị trường mới. Hãy cùng xem xét một vài ví dụ điển hình về những ý tưởng và sản phẩm thành công nhờ sự sáng tạo và  tạo ra một thị trường mới trong bài viết dưới đây:

1. Tiện ích từ các thanh ngũ cốc – ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo

Ngũ cốc là loại thức ăn có nhiều lợi ích cho sức khỏe: nuôi dưỡng cơ thể, giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Hero – một công ty sản xuất nhiều sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhưng chiếm thị trường nhỏ đối với mặt hàng ngũ cốc ăn sáng luôn mong muốn mở rộng thị trường đang có.  

Trên thực tế, thị trường các sản phẩm ngũ cốc ăn sáng đã bão hòa với rất nhiều chủng loại, mặt hàng, dưới sự cạnh tranh và bão hòa thị trường như hiện nay buộc Hero phải tìm ra một thị trường riêng hoặc sản phẩm ngũ cốc hoàn toàn độc đáo, đáp ứng được nhu cầu thị trường đang bỏ ngỏ. 

Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường và insight khách hàng, Hero đã phát triển một dòng sàn phẩm ngũ cốc hoàn mới, chưa có trên thị trường thời bấy giờ. Xuất phát từ nhu cầu khách hàng (insight) muốn một loại đồ ăn nhanh và giàu chất dinh dưỡng nên thay vì ra mắt sản phẩm  ngũ cốc như một thức ăn phụ trợ cho bữa sáng thông thường, công ty đã cho ra mắt  loại thức ăn nhẹ bổ dưỡng (healthy snack) có thể dùng vào bất kỳ giờ nào trong ngày cho khách hàng.

Nhưng Hero cũng nhận thấy rằng để người tiêu dùng phải mang theo bánh ngũ cốc này trong túi và ăn bằng tay không phải là một giải pháp tối ưu và họ đã nảy ra một sáng kiến là làm ngũ cốc theo hình dạng một sản phẩm quen thuộc khác với người tiêu dùng, đó là một thanh sô-cô-la. Từ đó một sản phẩm mới ra đời: các thanh ngũ cốc (cereal bar), đây là sự đột phá và ngày nay nó đã trở nên quen thuộc, giúp Hero là trở thành một trong các công ty dẫn đầu tại châu Âu trong sản xuất thanh ngũ cốc.

Vậy “Làm thế nào để đi đến ý tưởng này? Sáng kiến này đã không được thực hiện bên trong thị trường “bánh ngũ cốc cho khách hàng ăn sáng.” Hero vẫn dùng đến các thuộc tính của thanh ngũ cốc nhưng lại gắn nó vào một khái niệm mới, một thanh kẹo sô-cô-la đã tạo ra một sự tiện lợi mới và một chủng loại sản phẩm mới. 

2. Kinder Surprise – Quả trứng “vàng” trong làng sô-cô-la thế giới

Kinder Surprise là tên thương hiệu một loại kẹo sô-cô-la hình quả trứng bên trong có đồ chơi dành cho trẻ em, vừa chơi vừa làm bộ sưu tập. Sản phẩm này được tung ra ở Ý vào năm 1972 và nhanh chóng chiếm được trái tim của mọi người dân châu Âu (cả trẻ em và người lớn) và được giới thiệu ở Canada vào năm 1975. 

Khi trứng Kinder được ra mắt thì thị trường thức ăn nhẹ lúc đó chủ yếu là các mặt hàng tiểu chủng loại như: kẹo, hạnh nhân, snack mặn, kem và sô-cô-la. Đây là một thị trường đã bị phân nhỏ và thậm chí manh mún khi sự bão hòa của các thương hiệu khá cao. Các loại sô-cô-la với mọi kích cỡ, mọi quy cách (viên tròn, thanh chữ nhật,…) và hương vị cạnh tranh nhau quyết liệt để thu hút sự chú ý và dành sự ưu tiên không chỉ của trẻ em mà còn của phụ huynh – những người chi tiền mua chúng. 

Kinder Surprise - Quả trứng “vàng” trong làng sô-cô-la thế giới - ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo

Ferrero – công ty chủ quản hãng Kinder Surprise đã rất chú ý đến sở thích của người tiêu dùng (trẻ em) và cả khách mua hàng (phụ huynh) nên đã tiến hành thực hiện nghiên cứu thị trường. Từ đó quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mới trong tiểu chủng loại các loại sô-cô-la, một khái niệm mới lạ: quả trứng sô-cô-la có đồ chơi bên trong và đồ chơi sẽ là một chuỗi khác nhau để trẻ em có thể sưu tập.

Quả trứng Kinder Surprise đã được quảng cáo và định vị là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe, giàu năng lượng và chất đạm, lượng sô-cô-la bên trong vừa đủ cho một đứa trẻ. Mỗi khi đứa trẻ mở quả trứng ra và thấy đồ chơi bên trong, chúng sẽ không đòi mua thêm sô-cô-la. Hai yếu tố này bảo đảm cho các bậc cha mẹ (những người mua hàng) rằng các quả trứng Kinder Surprise là sự lựa chọn đúng trong nhiều loại bánh kẹo khác nhau. Về phía bọn trẻ, sản phẩm này có 3 điều thu hút đối với chúng: được ăn sô-cô-la, được chơi đồ chơi và có thể sưu tập các bộ đồ chơi như các con tàu vũ trụ, muông thú,…

Kinder Surprise đã xác định lại thị trường bánh kẹo và sô-cô-la bằng cách tạo ra một tiểu chủng loại mới nơi nó là người dẫn đầu khi kết hợp hai nhu cầu “chơi” và “ăn” lại với nhau. Thị trường lúc này đã được làm cho biến đổi.

3. 7-Eleven – Hệ thống cửa hàng tiện lợi không biên giới – ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo

Nếu bạn là chủ hoặc quản lý của một chuỗi cửa hàng, siêu thị ,… thì chắc hẳn không còn xa lạ với hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. 7-Eleven có chuỗi cửa hàng tiện ở khắp nơi trên thế giới kinh doanh (bán) tất cả các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng thường ngày và đồ uống phục vụ suốt cả ngày (24/24).

Mặc dù là hệ thống với hàng nghìn cửa hàng nhưng trong giai đoạn năm 1990, ít ai biết rằng 7-Eleven từng phải đối mặt với việc giảm sút thị phần và doanh thu do sự cạnh tranh và phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo của 7-Eleven tại Nhật đã tận dụng sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi của họ.

Các cửa hàng 7-Eleven trở thành trạm tiếp nhận các đơn hàng, tập hợp và thanh toán các hóa đơn đã được đặt mua qua Internet. Bằng cách này 7-Eleven thu được nhiều lợi nhuận nhờ vị trí địa lý tiện lợi của chuỗi các cửa hàng rải khắp nước Nhật. Còn khách hàng mua hàng qua internet cũng có lợi thế giá rẻ hơn, do không phải trả tiền cước vận chuyển hàng đến nhà. Họ có thể lấy hàng đã đặt mua tại các cửa hàng 7-Eleven bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm và mọi ngày trong tuần. 

4. Sự thoải mái từ tã lót Huggies – ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo

Trước đây, theo góc độ của nhà sản xuất, tã lót là sản phẩm của thị trường đại trà, với thị trường mục tiêu là những đứa trẻ thường dưới 3 tuổi. Một câu hỏi rất thông minh được nêu ra là: “Làm thế nào để tiếp tục bán được tã lót cho trẻ em lớn hơn 3 tuổi khi mà nhu cầu không còn nữa?” Đó là một câu hỏi mở ra một thị trường rộng mở cho những doanh nghiệp kinh doanh tã lót thời bấy giờ. 

Một ý tưởng tuyệt vời được Huggies đưa ra là chuyển tã lót giống như quần lót dành cho trẻ em. Với chiếc quần tã này, những đứa trẻ tập tễnh biết đi không cảm thấy khó chịu như khi mang tã lót của trẻ sơ sinh mà thấy dễ chịu hơn, trưởng thành hơn giống như đồ lót người lớn. Đồng thời, nếu đứa trẻ không nhịn được thì một bức tranh bên ngoài chiếc quần tã sẽ biến mất, báo hiệu có chuyện xảy ra. Cách làm này tránh gây khó chịu cho trẻ mà hơn nữa còn dạy chúng biết chuyển từ tã lót sang quần lót của người lớn. 

5. Sự trưởng thành của búp bê Barbie – ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo

Sự trưởng thành của búp bê Barbie - ý tưởng phát triển sản phẩm mới sáng tạo

Đó là vào cuối những năm 1950 khi Ruth Handler để ý thấy con gái của mình đang chơi các con búp bê bằng giấy và tưởng tượng ra tương lai, đời sồng  của chúng khi trưởng thành. Vào thời đó hầu hết các con búp bê đều là hình tượng em bé, nên Ruth dự tính tạo một hình tượng khác có thể kích thích suy nghĩ các bé gái về những thần tượng mà chúng muốn trở thành sau này khi lớn lên. Từ đó, Ruth đã sáng tạo ra một con búp bê có hình tượng cô gái người mẫu đặt tên là Barbie (tên con gái của ông).

Barbie, con búp bê bán chạy nhất trên thế giới đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của hàng triệu cô gái trẻ. Sự cuốn hút vô tận của nó đã tạo ra một lượng người nhiệt thành yêu thích việc sưu tập con búp bê này. Từ những nhân vật nổi tiếng như Cher đến các bộ thiết kế thời trang Barbie kiều diễm bao gồm hơn 600 con búp bê”.

KẾT LUẬN

Tạo ra thị trường mới hay chủng loại mới là con đường hiệu quả nhất để cạnh tranh trong các thị trường đã trưởng thành, nơi mà các cơ hội mới không còn chỗ trống để len vào do hậu quả của quá trình siêu phân khúc và sự có mặt của quá nhiều thương hiệu. 

Doanh nghiệp của bạn đang sản xuất/kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì? Việc phát triển sản phẩm mới của công ty bạn có đang gặp trắc trở? Đối với các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để có thể thực hiện, DTM Consulting sẵn sàng cung cấp dịch vụ như tư vấn thực hiện, giám sát triển khai, phát triển, thử nghiệm sản phẩm mới của bạn trên thị trường cách bài bản và tối ưu nhất!

Nếu bạn có nhu cầu hoặc có băn khoăn về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Share

Gọi ngay