9 bước đưa sản phẩm mới ra thị trường

9 bước đưa sản phẩm mới ra thị trường

Để giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp cần phải làm nhiều công việc một cách bài bản:

  • Đánh giá thị trường
  • Nghiên cứu cạnh tranh
  • Xác định thị trường mục tiêu
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Phát triển chiến lược marketing
  • Sản phẩm dùng thử trước khi ra mắt
  • Sử dụng mối quan hệ với nhà đầu tư
  • Quảng cáo sớm
  • Duy trì hoạt động buôn bán sản phẩm

1/ Đánh giá trước khi ra mắt sản phẩm ra thị trường

Doanh nghiệp không thể biết được chính xác sản phẩm của mình có được đón nhận hay không và được đón nhận như thế nào. Và ngay cả những công ty thành công nhất, có những sản phẩm được đón nhận, yêu thích nhất cũng đã từng chịu thất bại khi đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Trước khi giới thiệu sản phẩm mới, hãy nghiên cứu:

  • Công ty đã sẵn sàng quảng bá sản phẩm mới chưa?
  • Nếu buổi ra mắt sản phẩm thành công, công ty có thể tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu gia tăng không?
  • Công ty có đủ nhân viên để xử lý sự chú ý của khách hàng không?
  • Công ty có cung cấp dịch vụ khách hàng đầy đủ và tốt không?

Sau khi trả lời những câu hỏi trên, hãy đi vào đánh giá trước khi ra mắt.

Đánh giá sản phẩm

Khi một công ty có một sản phẩm mới và chuẩn bị tung nó ra thị trường, những cá nhân trong công ty có thể có xu hướng nhiệt huyết với sản phẩm. Tất cả từ nhân viên đến giám đốc điều hành đều đặt rất nhiều tham vọng vào sản phẩm đó. Và việc đánh giá thực tế về sản phẩm lúc này là một yếu tố bắt buộc:

  • Sản phẩm đã được kiểm tra kỹ lưỡng hay chưa?
  • Sản phẩm có đem lại kết quả thiết thực hay không?

Đặt câu hỏi khó trong nội bộ không chỉ giúp cải thiện sản phẩm mà còn giúp đảm bảo rằng sản phẩm đã sẵn sàng để tung ra thị trường. Khi bạn đã thực hiện đánh giá nội bộ về sản phẩm, hãy nghiên cứu các câu trả lời – ngay cả những câu trả lời không như những gì bạn muốn nghe. Bạn có thể dễ dàng bỏ qua những phản hồi tiêu cực, nhưng làm như vậy có thể khiến sản phẩm và công ty của bạn gặp nguy hiểm.

Đánh giá thị trường

Một sản phẩm muốn thành công thì cần phải có thị trường cho nó. Vì vậy việc đánh giá thị trường là cực kỳ quan trọng.

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp gồm các tài liệu nghiên cứu thị trường về ngành và các sản phẩm liên quan để đánh giá thị trường của mình. Hoặc chính xác hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện dự án nghiên cứu thị trường, khảo sát thị trường cho chính sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về dịch vụ nghiên cứu thị trường của chúng tôi.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp doanh nghiệp biết được:

  • Sản phẩm liệu có thích hợp?
  • Quy mô thị trường cho nó như thế nào?
  • Có thể có chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường hay không?
  • Sử dụng người ảnh hưởng
  • Rò rỉ thông tin về sản phẩm
  • Sáng tạo các chiến dịch

2/ Lên kế hoạch cho việc ra mắt sản phẩm ra thị trường

Nghiên cứu cạnh tranh

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ đánh giá thị trường tiềm năng cho sản phẩm của mình mà còn đang điều tra kỹ lưỡng về tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Khi nghiên cứu cạnh tranh doanh nghiệp không chỉ tìm thấy các thông tin giúp định hình việc tung ra sản phẩm mà còn các thông tin cần thiết khác về thị trường. Doanh nghiệp cần phải xác định những đối thủ cạnh tranh hàng đầu, thực hiện nghiên cứu, phân tích cả sản phẩm và kỹ thuật của họ.

Từ quan điểm của khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng đang lựa chọn sản phẩm, dịch vụ nào?
  • Yếu tố nào khiến cho sản phẩm của bạn khác biệt trên thị trường?
  • Đâu là điểm khác biệt chính khiến khách hàng chọn sản phẩm của bạn hơn sản phẩm từ nhà cung cấp khác?

Nghiên cứu cạnh tranh là một hoạt động cực kỳ quan trọng trước khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm của mình, đừng bỏ qua công việc này. Doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu về dịch vụ nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu thị trường.

Xác định thị trường mục tiêu

Bên cạnh việc nghiên cứu cạnh tranh, việc xác định thị trường mục tiêu cũng cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp cần phải biết được sản phẩm của mình sẽ được bán cho ai, từ đó thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ và chọn các kênh truyền thông thích hợp, các kênh phân phối hiệu quả sau này.

Cùng với việc xác định thị trường mục tiêu, cần phải xác định PERSONA của khách hàng cũng như ngân sách cho phát triển sản phẩm mới.

Phát triển chiến lược marketing

Để đưa sản phẩm ra thị trường thành công, cần có một chiến lược marketing tốt. Doanh nghiệp cần sử dụng tất cả thông tin đã thu được từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cạnh tranh, thị trường mục tiêu, persona khách hàng để xây dựng kế hoạch marketing hợp lý và hiệu quả nhất.

Chiến lược marketing sẽ xác định các công việc cần làm từ sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp (đối với sản phẩm) và con người, quy trình, các yếu tố vật lý (thêm đối với dịch vụ).

3/ Thực hiện giới thiệu sản phẩm mới khi đưa ra thị trường

Khi mọi thứ đã sẵn sàng cho việc đưa sản phẩm ra thị trường, hãy thực hiện các hành động, yếu tố cần thiết trước khi ra mắt để tạo một môi trường hoàn hảo giới thiệu sản phẩm mới.

Quảng cáo sớm

Đừng đợi đến ngày ra mắt thực tế mới bắt đầu nói với mọi người về sản phẩm mới của bạn. Bắt đầu quảng cáo sản phẩm vài tuần trước khi ra mắt thực tế – và bắt đầu giúp thị trường mục tiêu của bạn nhận ra tên và đặc điểm của sản phẩm. Hãy đảm bảo rằng tên và những hình ảnh của sản phẩm có mặt ở khắp nơi trước khi sản phẩm sẵn sàng đến tay người tiêu dùng (tất nhiên điều này yêu cầu ngân sách khủng và để tiết kiệm ngân sách thì hãy chỉ sử dụng những kênh truyền thông tiếp cận được đến khách hàng mục tiêu của bạn với giá thấp nhất).

Apple đã thực sự làm tốt công việc này mỗi khi ra mắt sản phẩm iPhone mới của mình.

Câu hỏi nghiên cứu về truyền thông và quảng cáo

Các bản dùng thử trước khi ra mắt

Trước khi ra mắt sản phẩm chính thức doanh nghiệp có thể cung cấp các bản dùng thử. Có thể là cho những blogger, những người ảnh hưởng hoặc bất kỳ ai mà doanh nghiệp nghĩ rằng có thể đem lại những lợi ích lớn lao, kể cả các nhân viên trong công ty.

Những sản phẩm dùng thử có thể được sử dụng để quảng bá, để xác thực sản phẩm với người tiêu dùng. Cũng có thể được sử dụng để thăm dò phản hồi của khách hàng hay xác định các vấn đề còn tồn đọng trong sản phẩm.

Đánh giá bởi người ảnh hưởng – KOLs

Việc sử dụng KOL giờ đây có thể không còn xa lạ đối với các thương hiệu trong việc quảng bá sản phẩm. Các sản phẩm mới cũng vậy, việc có được KOL để quảng bá sản phẩm là một điều cực kỳ hữu ích và đem lại nhiều lợi thế ban đầu.

Bằng cách này, sản phẩm của doanh nghiệp có thể chiếm được sự chú ý nhiều hơn bởi người tiêu dùng và được tin tưởng hơn.

KOL

“Rò rỉ” thông tin sản phẩm theo kế hoạch

Bằng việc tiết lộ từng chút thông tin về sản phẩm trước khi ra mắt, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng thông tin trước khi chính thức công bố nó. Đồng thời tạo cảm giác kịch tính, tò mò cho công chúng mục tiêu.

Một số bản phát hành sản phẩm lớn nhất trong những năm gần đây đã sử dụng thành công kỹ thuật rò rỉ thông tin để thu hút sự chú ý đến sản phẩm mới của họ. Nếu như phải tìm một ví dụ nổi bật, thì hãy nghĩ đến Apple và những thông tin rò rỉ về iPhone trước khi ra mắt. Hay bạn cũng có thể nghĩ đến những bản Teaser của các MV ca nhạc từ các ca sĩ trẻ hàng đầu như Sơn Tùng MTP, Bích Phương.

Sáng tạo

Bất kỳ công ty nào cũng có thể tạo ra một chiến dịch marketing truyền thống nhàm chán. Nếu bạn thực sự muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường một cách thành công, hãy suy nghĩ thấu đáo.

Điều quan trọng là nội dung truyền thông cần hợp pháp, không gây tín hiệu tiêu cực.

Sử dụng mối quan hệ đầu tư

Phân phối sản phẩm cho các nhà đầu tư đã cam kết tài trợ để tung ra sản phẩm mới. Hãy để họ sử dụng sản phẩm và bắt đầu kể cho người khác nghe về sản phẩm đó. Bằng cách quan tâm đến sự thành công của sản phẩm, họ sẽ có động lực cao để quảng bá sản phẩm đến vòng ảnh hưởng của họ.

Việc sử dụng các nhà đầu tư để quảng bá sản phẩm là đôi bên cùng có lợi: sản phẩm được chú ý và tạo ra sự phấn khích và các nhà đầu tư đang giúp đảm bảo rằng họ nhận được ROI (lợi tức đầu tư).

Điều này có lẽ không hề lạ lẫm nếu như bạn có theo dõi chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ. Các nhà đầu tư tại đây sẵn sàng dùng các hệ thống mà họ đang sở hữu để hỗ trợ sản phẩm tốt nhất có thể. Từ việc quảng bá, phân phối đến bán hàng.

>>> Xem thêm: Lưu ý khi đưa sản phẩm cho thị trường

Không nản chí

Nếu doanh nghiệp của bạn không phải là người dẫn đầu thị trường hay người tiêu phong về công nghệ thì rất có thể sản phẩm mà bạn đưa ra thị trường sẽ không tạo được bất cứ tiếng vang nào. Nhưng điều này không có nghĩa là sản phẩm của bạn sẽ thất bại.

Ngày ra mắt là một mốc đánh dấu sản phẩm xuất hiện trên thị trường, nó không phải là tất cả. Điều quan trọng là việc kinh doanh về lâu dài của sản phẩm.

Nhưng nếu sản phẩm của bạn đã ra mắt được một thời gian và tín hiệu vẫn không tốt thì cần phải xem xét ngay lập tức. Chúng tôi cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, thử nghiệm sản phẩm giúp cho bạn có thể tìm ra lý do tại sao sản phẩm của mình không được đón nhận. Và quan trọng hơn là những tư vấn từ chuyên gia để doanh nghiệp biết được làm thế nào để cải thiện điều đó. Liên hệ tại đây.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc phát triển thương hiệu, thị trường cho sản phẩm mới, LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY!


4/ Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường

Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, công việc của doanh nghiệp chưa dừng lại. Hay chính xác hơn là mọi thứ giờ đây mới thực sự bắt đầu.

Thành công của sản phẩm hầu hết đến từ từng công việc chuẩn bị trước khi sản phẩm chính thức được ra mắt. Nhưng từ sau khi ra mắt, mọi thứ được chuẩn bị và lên kế hoạch mới chính thức đi vào hoạt động và thể hiện sự hiệu quả.

Doanh nghiệp cần phải:

  • Luôn bám sát kế hoạch đã đề ra
  • Liên tục kiểm tra tình hình hiện tại của sản phẩm
  • Tìm hiểu khách hàng, đón nhận các phản hồi từ khách hàng
  • Đưa ra những thay đổi khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra

Hãy thực hiện việc đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách bài bản và có kế hoạch!

Sau khi ra mắt sản phẩm mới thành công nhiều doanh nghiệp đã “ngủ quên trên chiến thắng” mà không hề theo sát nhu cầu thị trường và khách hàng dẫn đến sản phẩm của họ bị lãng quên sau một thời gian. Chính vì thế việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm rất quan trọng sau giai đoạn này.

>>> Tham khảo: Những lý do doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm 

Nguồn: Cleverism

Share

Gọi ngay