Quan-tri-thuong-hieu-la-gi

Quản trị thương hiệu là gì? 5 Nguyên tắc quản trị thương hiệu

1- Quản trị thương hiệu là gì?

Quản trị thương hiệu (Brand Management) được hiểu là việc ứng dụng các kỹ năng marketing cho một sản phẩm, một dòng sản phẩm hoặc một thương hiệu chuyên biệt nhằm tăng giá trị cảm nhận về sản phẩm của người tiêu dùng từ đó gia tăng tài sản thương hiệu, khả năng chuyển nhượng thương quyền. (Theo Neih H. McElroy thuộc tập đoàn Procter & Gamble)

Quản trị thương hiệu là quá trình xây dựng lòng tin của khách hàng vào một thương hiệu từ đó biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp thông qua các hoạt động và hình ảnh tính cực để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng tạo nên một sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

Có không ít người vẫn còn nhầm lẫn giữa xây dựng thương hiệu (Branding) và quản trị thương hiệu (Brand Management). Vậy Branding và Brand Management có gì khác nhau?

sự khác biệt giữa branding và brand management

Quá trình mà doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu từ con số 0 được gọi là Branding. Trong khi đó Brand Management lại là phần sau, là cách doanh nghiệp bảo vệ, duy trì và phát triển danh tiếng bằng các hoạt động giám sát, thay thế, sửa đổi khi cần thiết.

2- Vai trò của quản trị thương hiệu đối với doanh nghiệp

Quản lý giá trị tài sản thương hiệu

Quản trị thương hiệu giúp doanh nghiệp đánh giá thường xuyên giá trị tài sản thương hiệu và đo lường giá trị tài sản thương hiệu (định giá thương hiệu). Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc định giá thương hiệu đặc biệt là đối với các vụ mua lại, loại bỏ hay cổ phần hoá công ty thì giá trị bằng con số của tài sản thương hiệu là rất quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị thương hiệu

Phân loại chất lượng của từng nhãn hiệu tránh được sự cạnh tranh nội bộ

Doanh nghiệp phân loại chất lượng của từng nhãn hiệu trong cùng công ty để định hình rõ ràng hơn đối tượng mục tiêu và lợi ích khác nhau của mỗi nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tránh được sự cạnh tranh nội bộ.

Xây dựng được một thương hiệu, chiếm được tình cảm của khách hàng nhưng không không được quản lý đúng đắn để dẫn đến sự cạnh tranh nội bộ không những làm thiệt hại về tài chính đối với doanh nghiệp mà còn làm giảm đi ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu trong lòng khách hàng.

Phát triển mối quan hệ tốt đẹp của thương hiệu với thị trường mục tiêu

Quản trị thương hiệu bao gồm phân tích và lên kế hoạch để thương hiệu được nhận diên trên thị trường.

Các chiến lược xây dựng thương hiệu trong công cuộc quản trị thương hiệu là nhằm phát triển mối quan hệ tốt đẹp của thương hiệu với thị trường mục tiêu nhờ vào việc lưu dấu hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Từ đó, mỗi khi nghĩ về một ngành sản phẩm nào đó khách hàng sẽ nhớ đến, nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn hay thậm chí khi đã là khách hàng trung thành họ luôn sẵn sàng bảo vệ thương hiệu.

3- 5 Nguyên tắc quản trị thương hiệu

Trong thời đại số, mọi thứ phát triển chóng mặt thì thương hiệu của bạn cũng cần có sự thay đổi để thích nghi với môi trường mới và việc quản trị nó thì không phải là một điều dễ dàng. Vậy hãy xem 5 nguyên tắc quản trị thương hiệu sau đây để vạch ra cho mình hướng đi đúng đắn.

Nguyên tắc quản trị thương hiệu

Tận dụng điểm độc đáo trong sản phẩm/ dịch vụ của bạn

Điểm khác biệt trong các sản phẩm/ dịch vụ của bạn tạo cho bạn dấu ấn sắc nét hơn trong tâm trí khách hàng là điểm nhấn độc đáo của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh những giá trị cốt lõi, bạn cần sáng tạo nên hay tận dụng điểm đặc biệt của mình để tiến gần hơn với khách hàng, tạo nên sự trải nghiệm khách hàng mới mẻ và ấn tượng, như thế khách hàng mới nhớ đến bạn.

Gắn kết khách hàng, tao dựng cộng đồng cho thương hiệu

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh khách hàng và vì thế nếu gắn kết khách hàng và gây dựng một công đồng thì đó sẽ là bước đi khôn ngoan trong việc quản trị thương hiệu của bạn.

Thực tế hiện nay các doanh nghiệp đang đưa ra những cách để gắn kết khách hàng với thương hiệu như việc cho phép khách hàng tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu: xin ý kiến về bao bì, hình ảnh, thiết kế sản phẩm, mức giá mong muốn,…

gắn kết khách hàng với thương hiệu

Khi được tham gia vào quá trình hình thành thương hiệu, khách hàng sẽ cảm thấy liên kết, gắn bó hơn với thương hiệu. Cũng như thế gây dựng nên cộng đồng cho thương hiệu sẽ giúp thương hiệu của bạn không đứng một mình, thương hiệu sẽ luôn đồng hành và được ủng hộ.

Định vị thương hiệu của bạn

Tập trung vào điều cốt lõi nhất của thương hiệu, định vị thương hiệu của bạn đang ở đâu trong tâm trí khách hàng. Bạn cần biết chỗ đứng của mình ở đâu trước khi có những sự thay đổi bởi mọi thứ sẽ không đứng nguyên tại chỗ.

Nếu như băn khoăn không biết thay đổi thế nào bạn có thể tham khảo “Sự thay đổi định vị thương hiệu trong thời đại số” để cập nhật kịp thời hướng đi trong thời đại công nghệ phát triển này.

Thương hiệu là hình ảnh phản chiếu mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Tương tự các cá nhân xuất chúng như Barack Obama, Richard Branson,… họ đều xây dựng cơ đồ sự nghiệp từ sức hút thương hiệu cá nhân của mình vậy thì thương hiệu cho doanh nghiệp cũng là phiên bản mở rộng của thương hiệu cá nhân.

Và cũng chính vì thế thương hiệu là hình ảnh phản chiếu mô hình kinh doanh (Business Model) của chính doanh nghiệp, nó phản chiếu những gì thuộc về bản chất của doanh nghiệp.

Đo lường và đánh giá quản trị thương hiệu

Bất kỳ một chiến lược, chiến dịch hay kế hoạch cụ thể nào đó thì cũng cần được đo lường và đánh giá, quản trị thương hiệu cũng vậy.

Tỷ suất hoàn vốn (ROI) là một chỉ số giúp đo lường hiệu quả cho các chiến lược quản trị thương hiệu. Hiệu quả của các chỉ số cũng là thước đo đánh giá, phản ánh giá trị thương hiệu của bạn.

Xem thêm: Social Media Marketing: Làm thế nào để đo lường hiệu quả ROI (Tỷ suất hoàn vốn)

Quản trị thương hiệu cũng bao gồm cả việc xử lý rủi ro, sự cố. Bạn không thể khẳng định đơn vị, thương hiệu của mình không có sự cố, những lỗ hổng bị rò rỉ sẽ khiến các tin tức không tốt bại lộ ra bên ngoài. Vì vậy quản trị thương hiệu có thể giúp bạn đánh giá kịp thời để đưa ra những thay đổi phù hợp nhất.

 

Share

Gọi ngay