CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

5 chiến lược phát triển sản phẩm cho mọi doanh nghiệp

Nếu sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp có thể dễ bị lỗi thời, dễ bị sao chép thì điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới việc sống còn của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 sản phẩm. Ví dụ các sản phẩm phần mềm rất dễ dàng bị sao chép nên chúng đòi hỏi sự cải tiến liên tục để có thể tồn tại trên thị trường. Facebook là một ví dụ, với sự thay đổi liên tục để cạnh tranh với các nền tảng khác như TikTok, X,… Do vậy, doanh nghiệp cần một chiến lược phát triển sản phẩm (product development strategy) để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. 

Chiến lược phát triển sản phẩm thành công có thể giúp tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng việc tạo chiến lược phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro mắc những sai lầm tốn kém. Nếu không có chiến lược phát triển sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không có con đường rõ ràng để phát triển sản phẩm mới hoặc tính năng mới. 

Hãy cùng DTM Consulting khám phá một số chiến lược phát triển sản phẩm (product development strategy) hữu ích để duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường của bạn.

Phát triển phiên bản cải tiến của sản phẩm hiện tại

Tạo ra phiên bản sản phẩm có tính năng tốt hơn sản phẩm hiện tại thúc đẩy khách hàng mua những sản phẩm mới nhất và tốt nhất, củng cố vị thế trên thị trường của bạn về lâu dài. Chiến lược phát triển sản phẩm này phù hợp với một sản phẩm liên tục thay đổi, cải tiến và khách hàng của doanh nghiệp có xu hướng mong đợi những điều tốt hơn từ các phiên bản mới nhất. Chiến lược này tập trung vào việc xác định những tính năng nào khách hàng muốn thấy được cải thiện. 

Apple là một ví dụ. Công ty này nổi tiếng với việc phát hành iPhone mới mỗi năm – màn hình ngày càng lớn hơn, camera ngày càng tốt hơn và nhiều chức năng hơn được bổ sung. Đồng thời, với lượng khách hàng trung thành, sản phẩm iPhone của Apple tiếp tục là một trong những dòng điện thoại được mua nhiều nhất trên thị trường. Với mỗi lần mua, lòng trung thành của khách hàng ngày càng sâu sắc và Apple có một lượng người hâm mộ sẵn sàng chờ đợi yêu cầu phiên bản tiếp theo.

>> Xem thêm: [Chuyện thương hiệu] Apple: Từ bờ vực phá sản đến đỉnh vinh quang | DTM Consulting

Chiến lược phát triển thị trường của Apple

Tăng giá trị của sản phẩm cho khách hàng

Nếu sản phẩm của bạn có nhiều tính năng và lợi ích hơn, khách hàng sẽ có nhiều khả năng chọn thương hiệu của bạn hơn đối thủ cạnh tranh khác cũng bán sản phẩm tương tự. Điều này là do sản phẩm mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Các doanh nghiệp có thể tăng giá trị bằng cách cung cấp số lượng sản phẩm nhiều hơn, bổ sung dịch vụ hỗ trợ hoặc cung cấp các tính năng cung cấp. 

Ví dụ, IKEA cung cấp ổn định đồ nội thất chắc chắn với chi phí thấp. Công ty có thể cung cấp các sản phẩm này khi khách hàng mua với số lượng lớn ở nhiều địa điểm, do đó các quy trình trong chuỗi cung ứng có thể bù đắp chi phí cao hơn. Công ty cũng có thể đa dạng hóa bằng cách đưa ra nhiều mẫu mã đa dạng, giúp mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn về thiết kế. Điều quan trọng là mặc dù đồ nội thất của IKEA có mức giá thấp và dễ tiếp cận nhưng nhiều sản phẩm của IKEA đều có chất lượng hàng đầu. Đó là cách IKEA tăng giá trị cho sản phẩm của họ.

Cung cấp sản phẩm dùng thử

Cung cấp phiên bản sản phẩm mẫu dùng thử (sample product) hoặc phiên bản minisize hoặc nhỏ hơn với giá thấp hơn có thể thuyết phục khách hàng dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp. Bằng việc cho phép khách hàng dùng thử các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ cho khách hàng thấy họ có thể hưởng lợi như thế nào từ sản phẩm và dịch vụ của họ, từ đó khiến khách hàng tiếp tục tin tưởng và sử dụng. Chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách thử nghiệm này cũng là cách để làm cho các sản phẩm chất lượng nhưng đắt tiền trở nên rẻ hơn bằng cách tặng miễn phí thời gian sử dụng ban đầu. 

Ví dụ: Netflix, Prime, Disney và Amazon cung cấp bản dùng thử các dịch vụ phát trực tuyến của họ cho khách hàng để giúp họ dùng thử nội dung phát sóng có sẵn để xem. Khi khách hàng nhận được giá trị của dịch vụ trong thời gian dùng thử, họ sẽ có nhiều khả năng tiếp tục trả nguyên giá cho dịch vụ.

Cá nhân hóa hoặc tùy chỉnh sản phẩm

Đối với những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của họ thì một sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hóa có thể khiến thương hiệu được đánh giá cao hơn so với các sản phẩm “chung chung”. Điều này có thể giúp tạo ra trải nghiệm tích cực khi sử dụng sản phẩm của người dùng, dẫn đến sự gia tăng lòng trung thành với thương hiệu và tăng doanh số bán hàng cao hơn. 

Ví dụ: Apple cho phép in tên của khách hàng lên sản phẩm máy tính Mac và Dell cũng làm như vậy với máy tính của họ. Chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách chuyên môn hóa sẽ cải thiện lòng trung thành với thương hiệu và mang lại cho khách hàng cảm giác quan trọng.

Phát triển dòng sản phẩm mới (product line)

Điều gì sẽ xảy ra nếu một dòng sản phẩm (product line) hiện tại của doanh nghiệp không có được ưa chuộng và không còn đem lại doanh thu, lợi nhuận? Đây là lúc doanh nghiệp nên có một chiến lược phát triển sản phẩm tốt để có thể giúp doanh nghiệp xác định những sản phẩm mới và đổi mới thương hiệu. Khi phát triển sản phẩm mới, hãy lưu ý đến những gì khách hàng đang cần vì bất kỳ sản phẩm nào cũng phải bổ sung những yếu tố cần mà sản phẩm hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 

Là doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường nước giải khát nhưng Coca-Cola vẫn luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm mới để phục vụ các nhu cầu, thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng. Từ sản phẩm chủ lực là dòng nước uống có gas, hiện nay doanh nghiệp đã thành công trong việc phát triển các dòng sản phẩm khác nhau như nước uống đóng chai Dasani, nước tăng lực Samurai,… nhằm đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng.

Ví dụ khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn, Coca-Cola đã đáp ứng lối sống mới đó bằng cách phát triển dòng sản phẩm nước giải khát bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho sức khỏe – Fuzetea+. 

Product Portfolio | Swire Coca-Cola

>> Xem thêm: Quy trình phát triển sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm cho mọi doanh nghiệp (Phần 1) | DTM Consulting

Kết luận

DTM Consulting hiểu rằng chiến lược phát triển sản phẩm là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, để biết chiến lược phát triển sản phẩm nào phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thì cần đòi hỏi nhiều nguồn lực, chi phí và thời gian cho hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng, cạnh tranh,… Do đó, để xây dựng được một chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu là điều cần thiết để làm cơ sở đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc cần tư vấn trong việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, hãy LIÊN HỆ với DTM Consulting để nhận được lời giải đáp thắc mắc từ các cố vấn chuyên môn. 

Share

Gọi ngay