Brand image và Brand imagery là gì? Các yếu tố giúp thành công trong Brand Imagery

Brand Imagery là gì và làm thế nào để thực hiện Brand Imagery tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều đó trong bài viết này nhé!

1-Brand Image

Brand Image hay hình ảnh thương hiệu là sự phản ánh trực tiếp lời hứa thương hiệu của bạn. Khi một doanh nghiệp truyền đạt các giá trị một cách đáng tin cậy một cách nhất quán thông qua các trải nghiệm thương hiệu thì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đó sẽ có thể phát triển một cách tự nhiên.

hình ảnh thương hiệu

Ví dụ, hình ảnh về sự sang trọng và chất lượng của Mercedes Benz đã phát triển một cách tự nhiên từ những trải nghiệm nhất quán mà khách hàng đã có.

Các yếu tố về nhận diện thương hiệu cho một công ty, ví dụ như logo, khẩu hiệu hoặc biển hiệu, đều quan trọng như nhau trong vấn đề này. Hình ảnh thương hiệu nhất quán sẽ thúc đẩy cảm xúc thương hiệu theo hướng tích cực. Khi thương hiệu của doanh nghiệp có khả năng khơi dậy cảm xúc trong lòng người tiêu dùng, thì nó có khả năng tạo ra tiếng vang trong họ. Điều này ảnh hướng rất lớn đến quyết định mua của khách hàng.

2-Brand Imagery là gì

Brand Imagery (hay hình tượng thương hiệu) là các yếu tố hữu hình hoặc vô hình mà người tiêu dùng liên kết với một thương hiệu. Đồng thời góp phần thể hiện thông điệp cốt lõi của thương hiệu.

Brand imagrey là gì?

Bất cứ thứ gì bạn có thể nhìn, chạm, nếm, ngửi hoặc nghe đều là hình ảnh của thương hiệu đó. Ví dụ, nhãn hiệu nước hoa ưa thích của bạn có mùi như thế nào? Món ăn nhanh yêu thích của bạn có hương vị như thế nào? Đồ nội thất từ ​​IKEA trông như thế nào? Đối với một số người tiêu dùng, âm thanh, tiếng leng keng và thậm chí là thông báo trong cửa hàng có thể là nguồn hình ảnh thương hiệu.

Điều quan trọng là phải kết nối các thông điệp phù hợp với đối tượng mục tiêu của để họ nảy sinh cảm xúc tích cực nhất khi tiếp xúc hình ảnh thương hiệu.

Khi không có cơ hội chạm, cảm nhận, nếm hoặc ngửi thứ gì đó, tất nhiên là thị giác thành giác quan có giá trị nhất. Đó là lý do vì sao việc sử dụng các hình ảnh trở thành một phần quan trọng trong chiến lược thương hiệu của các công ty ngày nay.

Cũng như việc phát triển mối liên hệ cảm xúc với thương hiệu của bạn, việc phát triển hình ảnh thương hiệu kết nối người tiêu dùng với thương hiệu của bạn cũng quan trọng không kém.

>>> Xem thêm: Brand Image Measurement – Đo lường hình ảnh thương hiệu thế nào cho đúng?

Sự khác biệt giữa brand image và brand imagery

Trong khi brand imagery đại diện cho bản sắc thương hiệu thông qua những hình ảnh doanh nghiệp sử dụng để trực quan hóa thương hiệu (hay gọi là aesthetic appearance – vẻ đẹp thẩm mỹ).

Thì brand image đề cập đến cách thương hiệu được nhìn nhận từ bên ngoài và danh tiếng mà nó có được.

Doanh nghiệp có thể sử dụng brand imagery để định hình brand image nhưng brand image còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giá trị, hành động và cách và thương hiệu giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Brand Imagery khác với logo của thương hiệu

Logo có thể được coi là một phần của brand imagery. Nhưng logo còn có thể làm được nhiều việc hơn nữa, nó là một biểu tượng được sử dụng để đại diện cho thương hiệu. Nó là một biểu tượng giúp cho một tổ chức có thể dễ dàng nhận ra trên giấy, trang web hay nơi nào đó có thể nhìn thấy nó. Logo thường được thiết kế độc nhất, độc đáo và dễ dàng nhận ra ngay lập tức.

>>> Xem thêm: Phân biệt giữa Logo và Brand

Brand Imagery xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp

Brand Imagery thành công có thể xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng. Khi đó người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp vì nhận ra biểu tượng của họ. Khi đó người tiêu dùng không chỉ đơn giản mua hàng vì sản phẩm có giá cả hợp lý và phù hợp.

Nếu như khách hàng quan tâm đến một chiếc xe tồn tại trong nhiều năm, họ có thể mua một chiếc Toyota.

Đây là những điều đã được khẳng định từ lâu và được tán thành rõ ràng mà bạn có thể tìm thấy từ mọi người ở các nhóm tuổi, thị trường và nhân khẩu học khác nhau.

3-Làm thế nào để thành công với Brand Imagery

Nếu muốn thực sự hiểu được các hình ảnh kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải nhìn nhận nó từ suy nghĩ của người tiêu dùng.

Hãy nghĩ về khách hàng hoàn hảo của bạn để tìm ra xem. Nếu doanh nghiệp có thể hình dung được khách hàng của mình cùng với những gì họ mong muốn thì doanh nghiệp có thể tạo ra brand imagery tốt hơn. Ví dụ như hình dung điều gì quan trọng với họ, một ngày của họ trông như thế nào…

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu và thừa nhận đối thủ cạnh tranh của mình để có thể tạo sự khác biệt so với họ.

Xây dựng Brand Imagery

Những yếu tố giúp brand imagery thành công

Mục tiêu

Trước khi xác định hay thực hiện bất cứ hình ảnh nào góp phần truyền tải thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp tới khách hàng thì các mục tiêu cần phải được xác định rõ ràng:

Những giá trị và thông điệp nào được chọn và thể hiện?

Mục đích đằng sau hình ảnh này là gì?

Những câu hỏi tương tự như vậy là bước cơ bản nhất để có thể bắt đầu xây dựng mục tiêu cụ thể, góp phần phát triển chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp.

Màu sắc

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hình ảnh thương hiệu. Màu sắc là một thành phần trực quan đặc biệt đáng nhớ của hình ảnh, và một số màu nhất định gợi lên những cảm xúc nhất định ở người tiêu dùng.

Sự thẳng thắn

Đôi khi logo và hình ảnh thương hiệu tốt nhất lại được thể hiện đơn giản nhất.

Hãy nghĩ về các logo cho các thương hiệu rất nổi tiếng. Google, Nike và Honda đều rất nổi tiếng, nhưng họ sử dụng những hình dạng và đường nét rất đơn giản cho hình ảnh thương hiệu của mình.

Hình dạng

Hình dạng có giá trị lớn vì hầu hết các hình dạng hình học cơ bản đều có ý nghĩa của riêng nó.Khi hình dạng được kết hợp với màu sắc, chúng có thể làm tăng thêm tầm quan trọng được nhận thức của thương hiệu và thậm chí gợi ra phản ứng cảm xúc cụ thể từ người tiêu dùng.

>>> Xem thêm: Brand equity là gì?

Kết

Sẽ cần phải có rất nhiều kế hoạch, thời gian và nỗ lực để brand imagery ảnh hưởng đến khán giả một cách hiệu quả và có tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của họ. Hãy bình tĩnh và tin tưởng và những gì bạn thực hiện. Đồng thời cũng cần thường xuyên giám sát và điều chỉnh ngay lập tức nếu như phát hiện vấn đề trong thực thi.

Nguồn: aytm, HANGAR 12, 99designs

Share

Gọi ngay