Vì sao các startup thường thất bại (Phần 1)

Chiến lược startup giống như là võ thuật vậy. Có rất nhiều các khác nhau để thể hiện, nhưng dù thế nào đi nữa, trong một trận ẩu đả trong quán bar, bạn chắc chắn sẽ bị đấm vào mặt.

Dưới đây là một dòng quan điểm riêng biệt, bởi bạn sẽ tìm thấy các quan điểm khác nhau từ những người khác nhau.

Có những người chẳng bao giờ quan tâm đến mô hình freemium (miễn phí), bởi họ muốn học được và hiểu được những người quan tâm đủ để bỏ tiền ra cho sản phẩm.

Cái nhìn về startup

Startup

Startup

Các nhà sáng lập dường như chẳng bao giờ có được một chiến lược thực sự. Họ thường nói như kiểu “chúng ta cần có một tính năng khác biệt”, điều này có vẻ là đúng, nhưng đó không phải là một chiến lược marketing cho startup. Họ không biết làm thế nào để phân tích thị trường hay đối thủ cạnh tranh, rồi họ che giấu nó lại thay vì học cách làm thế nào để làm điều đó. Đây là một lý do thường khiến các công ty thất bại. Những founders giải thích sự thất bại với những thứ như là “2 đối thủ cạnh tranh chính của chúng ta đang làm thế này” hay là “khách hàng của chúng ta không hiểu…” Hàm ý như là những thứ không được biết đến hay là sự thiếu may mắn, nhưng sự thật là, đó là một kết quả đoán trước được từ sự không hiểu thị trường.

Tất cả các startup đều hỗn độn. Kể cả họ đang thành công thì họ vẫn rất là hỗn độn. Hệ quả là một startup có thể làm suất sắc ở một hay hai yếu tố quan trọng nhưng họ lại rối tung ở mọi thứ khác trong khi vẫn không phá sản. Đôi khi là họ có sản phẩm phù hợp. Đôi khi sản phẩm của họ có thiết kế tuyệt vời đến nỗi khách hàng truyền tai nhau. Đôi khi đó là một cái nhìn sâu sắc về thị trường mà đối thủ cạnh tranh có thể cần đến 5 năm để hiểu. Tin xấu là, bạn không thể biết trước đó là gì. Nhưng tin tốt là, hầu hết mọi thứ đều ổn.

Nhìn theo một cách khác, các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng hỗn độn không kém. Đừng bao giờ mặc định rằng họ thông minh hơn bạn, nhanh hơn bạn, nhiều chiến lược hơn bạn, phát triển nhanh hơn bạn, đưa ra các quyết định tốt hơn bạn. Khi mà bạn nhìn thấy họ, bạn đang nhìn thấy những gì tốt nhất họ có, những thứ mà không phản ánh được toàn cuộc. Mỗi khi một công ty phá sản, hãy đọc những gì mà họ viết một tuần trước: đó là niềm tự hào, sự tự tin, lạc quan…

>>> Xem thêm: 20 lý do doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), startups thất bại

Những sự ưu tiên

Nếu bạn có trên 3 sự ưu tiên, nghĩa là bạn đang không có sự ưu tiên nào cả.

Bạn nên hoàn thành 100% của 8 việc hơn là 80% của 10 việc.

Những chỉ số

Những chỉ số

Thông thường thì những quyết định được đưa ra “bởi đối thủ đanh làm cái này” hay “bởi đối thủ có thể làm cái kia”. Nếu để nhìn nhận thì đó là một động lực đúng đắn. Nhưng thông thường thì bạn nên tập trung vào những gì tốt nhất cho khách hàng và công ty hơn là đối thủ của mình.

Thay vào đó, hãy theo dõi thời gian hoàn vốn, theo dõi mức độ phù hợp của sản phẩm/ thị trường, theo dõi doanh thu mở rộng để có kế hoạch tăng trưởng dài hạn và theo dõi tỷ suất lãi gộp để có lợi nhuận dài hạn.

Không có bất cứ số liệu nào được coi là quan trọng nhất. Mức độ ưu tiên hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu của bạn.

Bạn không phân bố đủ chi phí để có được tỷ lệ lãi gộp mong muốn, không đủ chi phí để có được một khách hàng. Bạn có thể thấy nó không quan trọng, nhưng đó là mình chứng cho sự không hiểu về bộ máy tài chính của doanh nghiệp.

Những sự khó khăn

Ước tính Fermi là một cách tốt để biết được xem một startup hay một sản phẩm có phù hợp với thị trường hay không. Mọi người có xu hướng làm tròn các con số lên bởi họ không muốn đối diện sự thật, nhưng trong thực tế thì mọi thứ thường được làm tròn xuống, thậm chí bị hạ xuống.

Mô hình startup

Mô hình startup

Rất nhiều doanh nghiệp không có lãi ngay cả khi mọi thứ đã được cân bằng. Những nhà sáng lập thường nói rằng họ sẽ khắc phục được. Nhưng thông thường thì, chuyện này là không thể.

Hãy nói sự thật với khách hàng và nhân viên của bạn, dĩ nhiên điều này khó khăn, nhưng đây là cách bạn xây dựng lòng tin và sự trung thành.

Mô hình kinh doanh tốt nhất 2019 là “thành tích tốt – doing good”. Nó rất thu hút và có thể giữ chân nhân tài ngay cả khi mức lương thấp và rủi ro cao. Nó thu hút khách hàng mức giá cao mà chất lượng thì không tương xứng.

Giá trị của bạn chỉ được thực sự kiểm tra khi những quyết định trở nên khó khăn, như là mất tiền, tổn thương thương hiệu, sa thải một nhân viên có năng suất cao nhưng không phù hợp văn hóa doanh nghiệp. Giá trị của bạn xác định bằng những gì bạn đang gánh chịu. Văn hóa của bạn, thậm chí cả mục đích của bạn, là kết quả của những giá trị bạn tạo dựng.

Nguồn: Asmartbeer

Xem thêm: Tại sao các startup lại thất bại (phần 2)

Share

Gọi ngay