phỏng vấn chuyên sâu

Hướng dẫn thực hiện phỏng vấn chuyên sâu (In-depth interview) cho marketer

Để lấy được dữ liệu sâu sắc hay insight khách hàng doanh nghiệp sẽ cần tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên sâu cá nhân (In-depth interview). Phỏng vấn chuyên sâu là một trong những phương pháp nghiên cứu định tính phổ biến và hiệu quả trong nghiên cứu thị trường. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp khám phá sâu động lực, ý kiến của khách hàng mà có thể không được tiết lộ trong các cuộc khảo sát (survey) hoặc phỏng vấn nhóm tập trung (Focus group interview). Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn này đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận và yêu cầu nguồn lực nhiều hơn các phương pháp nghiên cứu khác. 

Vậy khi nào doanh nghiệp nên thực hiện phỏng vấn chuyên sâu (In-depth interview)? Làm thế nào doanh nghiệp có thể tự tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với khách hàng? 

Khi nào doanh nghiệp nên thực hiện phỏng vấn chuyên sâu cá nhân?

Phỏng vấn chuyên sâu (In-depth interview) là một phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative research), liên quan đến sự tương tác trực tiếp với những người tham gia phỏng vấn. Đây là một quá trình thu thập dữ liệu cho phép nhà nghiên cứu thị trường, các marketer thu thập dữ liệu chi tiết và sâu sắc từ những người được phỏng vấn. Các nhà nghiên cứu thị trường thường tương tác trực tiếp với người được phỏng vấn thông qua hình thức nói chuyện trực tiếp, qua điện thoại, qua internet,… 

Bạn có thể cân nhắc sử dụng các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với khách hàng khi:

  • Bạn muốn nhận phản hồi từ khách hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ chuẩn bị hoặc vừa mới ra mắt 
  • Bạn muốn hiểu rõ hơn nhu cầu, mong đợi của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ 
  • Bạn muốn khám phá sâu hơn về quan điểm, niềm tin và hành vi của một nhóm khách hàng cụ thể để xác định insight khách hàng và xây dựng các chiến lược marketing phù hợp
  • … 

Hướng dẫn cách thực hiện phỏng vấn chuyên sâu

Xác định mục tiêu và câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu

Trước khi bắt đầu tiến hành phỏng vấn chuyên sâu, bạn cần xác định mục tiêu của cuộc phỏng vấn. Mục tiêu nghiên cứu của bạn sẽ định hướng cho việc thiết kế các câu hỏi và giúp bạn lựa chọn những người tham gia phỏng vấn phù hợp nhất. 

Các câu hỏi phỏng vấn hay kịch bản phỏng vấn trong nghiên cứu của bạn nên có mở đầu và kết thúc, cấu trúc linh hoạt để có thể khám phá và khai thác dữ liệu từ khách hàng một cách sâu sắc. Bạn cũng nên chuẩn bị các mục tiêu chính và câu hỏi phụ mà bạn muốn đề cập trong cuộc phỏng vấn để khai thác thêm dữ liệu từ khách hàng. 

>> Xem thêm: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu marketing sao cho hiệu quả | DTM Consulting

Xác định hình thức phỏng vấn

Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu thị trường/khách hàng, ngân sách và điều kiện của những người tham gia phỏng vấn, bạn có thể chọn thực hiện phỏng vấn chuyên sâu thông qua hình thức như trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. 

Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn phỏng vấn có cấu trúc (theo kịch bản có sẵn), bán cấu trúc (linh hoạt dựa trên kịch bản) hay không có cấu trúc (không theo kịch bản có sẵn). Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và không có cấu trúc sẽ phù hợp hơn với các cuộc phỏng vấn chuyên sâu vì chúng cho phép sự linh hoạt và có thể khai thác được các dữ liệu khác từ người được phỏng vấn hơn thay vì cứng nhắc theo một kịch bản đã được cấu trúc trước đó. 

Lựa chọn những người tham gia phỏng vấn

Một trong những bước quan trọng nhất khi thực hiện phỏng vấn chuyên sâu là tìm và lựa chọn những người tham gia phù hợp với hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp. Bạn nên lấy mẫu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình và đảm bảo rằng những người tham gia là đại diện cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. 

Đồng thời, việc sàng lọc những người tham gia tiềm năng là cần thiết để đảm bảo rằng họ đáp ứng các điều kiện của bạn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, sẵn sàng và có thể tham gia cũng như có quan điểm phù hợp và đa dạng. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm người tham gia phỏng vấn như liên lạc với khách hàng hiện tại, thông qua giới thiệu, tìm kiếm trên social media,… 

>> Xem thêm: Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu thị trường mà bạn cần phải biết | DTM Consulting

Tiến hành phỏng vấn và ghi lại dữ liệu

Sau khi đã xác định những người tham gia phỏng vấn, bạn có thể bắt đầu tiến hành cuộc phỏng vấn. Khi bắt đầu, bạn nên thiết lập mối quan hệ với những người tham gia, giải thích mục đích và quy trình của cuộc phỏng vấn và nhận được sự đồng ý của họ. Đồng thời, bạn nên tuân theo các nguyên tắc đạo đức về bảo mật dữ liệu và tôn trọng ý kiến của người được phỏng vấn.

Trong cuộc phỏng vấn, bạn hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt những câu hỏi mở và thăm dò, tránh những câu hỏi mang tính dẫn dắt hoặc thiên vị và thích ứng với diễn biến của cuộc trò chuyện. Sau đó, hãy ghi lại dữ liệu bằng âm thanh, video hoặc ghi chú, tùy thuộc vào điều kiện phỏng vấn và sự đồng ý của người tham gia.

Phân tích và giải thích dữ liệu (data analysis)

Sau khi tiến hành cuộc phỏng vấn, bạn cần phân tích và giải thích dữ liệu để rút ra những kết luận và hiểu biết có ý nghĩa. Bạn nên chép lại bản ghi âm hoặc video hoặc mở rộng ghi chú của mình và sắp xếp dữ liệu thành các danh mục hoặc chủ đề. Để dễ dàng thực hiện phân tích dữ liệu, bạn hãy sử dụng hệ thống mã hóa để gắn nhãn và nhóm dữ liệu theo mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của mình. 

Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phân tích dữ liệu như phân tích theo chủ đề, phân tích nội dung,… Tiếp đó, hãy giải thích dữ liệu liên quan đến tài liệu và nghiên cứu thứ cấp trước đó nếu có, đồng thời xác định ý nghĩa và hạn chế của những phát hiện của bạn.

>> Xem thêm: Phân tích dữ liệu trong kinh doanh và marketing | DTM Consulting

Dữ liệu nghiên cứu

Báo cáo và trình bày kết quả

Bước cuối cùng trong việc thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu là báo cáo và trình bày kết quả cho các bên liên quan, khách hàng hoặc nhà cung cấp của doanh nghiệp. Bạn nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời nêu bật những phát hiện, thông tin chi tiết và đề xuất từ những phát hiện đó. Đồng thời, hãy sử dụng các phương tiện trực quan như biểu đồ, đồ thị hoặc trích dẫn để minh họa cho báo cáo của mình. Bạn cũng nên trình bày rõ nguồn dữ liệu, phương pháp phân tích và những hạn chế trong nghiên cứu của mình.

Dịch vụ nghiên cứu thị trường của DTM Consulting

Dù hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc lập kế hoạch và triển khai phỏng vấn. Một vài băn khoăn thường được đặt ra bao gồm: 

  • Câu hỏi phỏng vấn xây dựng ra sau để đảm bảo yêu cầu và tối ưu trong việc đạt được mục tiêu nghiên cứu chưa? 
  • Chọn mẫu phỏng vấn như thế nào cho phù hợp với nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Làm thế nào để xác định được người được phỏng vấn có thể đại diện cho đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Làm thế nào để xử lý, phân tích dữ liệu định tính thu được từ cuộc phỏng vấn chuyên sâu?
  • … 

Nhận thức được những khó khăn trên, với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai và tối ưu các hoạt động marketing, trong đó có hoạt động nghiên cứu thị trường, DTM Consulting cung cấp dịch vụ ĐÁNH GIÁ, TƯ VẤN và HƯỚNG DẪN, TRIỂN KHAI nghiên cứu thị trường với chi phí tối ưu để tận dụng những nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp như nhân sự, nguồn dữ liệu,… Khi đó, doanh nghiệp có thể tự triển khai nghiên cứu thị trường thường xuyên thay vì phải tốn kém chi phí, thời gian,…

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai nghiên cứu thị trường, hãy LIÊN HỆ với DTM Consulting để nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia. 

Share

Gọi ngay