[Market Research] Cách nghiên cứu thị trường trong kinh doanh (Phần 2)

Nghiên cứu định lượng trong marketing là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường có thể thông qua thống kê như khảo sát.  Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận, kiểm định về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

Thông thường hoạt động nghiên cứu định lường sẽ tiến hành sau khi triển khai định tính, xem thêm về Cách nghiên cứu thị trường trong kinh doanh (Phần 1) của chúng tôi để hiểu rõ hơn quy trình nghiên cứu thị trường.

Việc tiến hành xử lý sau nghiên cứu đinh lượng là phân tích các  số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

  • Thử nghiệm
  • Thăm dò ý kiến
  • Khảo sát 

Trong thực tế các doanh nghiệp thương tiến hành các cuộc khảo sát để thu thập phản hồi, kiểm định lại dữ liệu định tính về thị trường, khách hàng trên quy mô lớn ( từ vài trăm đén vài nghìn người). Thông thường, hoạt động nghiên cứu định lượng sẽ tiến hành sau khi tiến hành nghiên cứu định tính nhằm kiểm định lại các giả thiết, kết luận rút ra sau khi nghiên cứu định tính.

Việc tiến hành triển khai nghiên cứu định lượng quan trọng nhất là việc chọn mẫu (người trả lời bảng hỏi) và thiết kế câu hỏi trong bảng hỏi.

1.Thu thập và lựa chọn mẫu tham gia khảo sát

Tùy vào quy mô, tính chất và mục tiêu của cuộc nghiên cứu thị trường, khách hàng thì các chuyên gia sẽ quyết định quy mô mẫu (số lượng bảng khảo sát), các thông tin về nhân khẩu học của người tham gia khảo sát (vị trí địa lý, nơi ở, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, hành vi,..), nhằm bảo đảm số lượng người tham gia khảo sát đủ tính đại diện cho toàn bộ thị trường cần nghiên cứu, tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

Và thường các hoạt động nghiên cứu thị trường tốn nhiều chi phí nhất tại khâu này do quy mô mẫu lớn từ vài trăm người doanh nghiệp phải tốn chi phí để có thể thu hút khách hàng tham gia trả lời bảng hỏi (quà, voucher hoặc sản phẩm của doanh nghiệp), tiền thuê nhân viên khảo sát, chi phí thu thập, mã hóa và phân tích dữ liệu.

2. Thiết kế câu hỏi trong bảng khảo sát

Trong một cuộc nghiên cứu thị trường, các chuyên gia và các công ty chuyên biệt nghiên cứu thị trường thì họ luôn định hình rõ mục tiêu và kết quả thu về để có thể thiết kế các câu hỏi phù hợp.

Trong nghiên cứu định tính, các dạng câu hỏi dùng cho phỏng vấn cá nhân (IDI), thảo luận nhóm (FGI) thường sẽ sử dụng câu hỏi mở để đáp viên chủ động đưa ra ý kiến, quan điểm riêng. Ngược lại, trong các cuộc nghiên cứu định lượng, cụ thể ở đây là khảo sát lại phải sử dụng các câu hỏi đóng (Có hoặc Không) để làm cho người trả lời nhanh chóng hiểu và trả lời, do đặc trưng các câu hỏi khảo sát thường khá dài vậy nên việc sử dụng các câu hỏi ngắn còn làm cho người trả lời kiên nhẫn đọc và trả lời hơn.

Về nội dung câu hỏi thường sẽ lấy từ nghiên cứu định tính để kiểm định lại trên quy mô lớn và hình thức trình bày các câu hỏi chúng tôi có đưa ra một số gợi ý các câu hỏi đóng được đóng khung bằng các thang đo sau:

Thang đo Likert

Sử dụng tốt nhất cho: Đo lường hành vi và cảm xúc

Rất đồng ý – Đồng ý – Không chắc chắn / Trung lập – Không đồng ý – Rất không đồng ý

Luôn luôn – Thường xuyên – Đôi khi – Ít khi – Không bao giờ

Vô cùng – Rất – Vừa phải – Hơi – Không hề

Tuyệt vời – Trên trung bình – Trung bình – Dưới trung bình – Rất kém

Thí dụ:

Câu hỏi: Trước khi ghé thăm một nhà hàng, bạn có xem trang web của họ trên internet?

Trả lời: Luôn luôn – Thường xuyên – Đôi khi – Ít khi – Không bao giờ

Thang đo định danh

Phù hợp nhất cho: khảo sát các loại thông tin nhân khẩu học, như tuổi tác và thu nhập

1-9, 10-19, 20-29

Thí dụ:

Câu hỏi: Bạn bao nhiêu tuổi?

Trả lời:

  • Từ 18-25
  • 26 – 35
  • 36 – 45
  • Trên 46

>> Xem thêm: Cách phân tích tiềm năng thị trường và xác định thị trường mục tiêu

Thang đo phân đôi

Sử dụng tốt nhất cho: Câu trả lời chính xác và để đo lường dữ liệu

Có hay không

Đúng hay sai

Công bằng hoặc không công bằng

Đồng ý hay không đồng ý

Thí dụ:

Câu hỏi: Tôi thích thử một món ăn mới.

Trả lời: Đúng hay Sai

Câu hỏi nhiều sự lưạ chọn

Phù hợp nhất cho: Câu hỏi có thể có nhiều hơn một câu trả lời

Thí dụ:

Câu hỏi: Bạn thích loại protein nào sau đây? (có thể chọn nhiều đáp án)

Trả lời: Thịt bò – Gà – Cá – Đậu phụ – Khác (Vui lòng ghi rõ)

Câu hỏi lựa chọn duy nhất

Phù hợp nhất cho: Câu hỏi yêu cầu người trả lời xác định lựa chọn yêu thích của họ

Thí dụ:

Câu hỏi: Loại protein nào bạn chọn thường xuyên nhất? (chỉ chọn được 1 đáp án)

Trả lời: Thịt bò – Gà – Cá – Đậu phụ – Khác (Vui lòng ghi rõ)

Khi xây dựng các nhóm câu hỏi cần tránh:

  • Câu hỏi điều hướng người trả lời: Cố gắng tạo ra câu hỏi khách quan.

Đừng hỏi, bạn có muốn dùng bữa tại một nhà hàng tuyệt vời nếu họ mở nhạc gây khó chịu không? Thay vì hỏi Bạn không thích loại nhạc nào sau đây khi đến nhà hàng? Chọn câu trả lời được áp dụng nhiều nhất.

Rock – Country – Indie – Classical – Top 40 – Oldies – Reggae – Rap – Other (vui lòng ghi rõ)

– Câu hỏi có hơn 1 ý để trả lời – loại câu hỏi này buộc người trả lời phải trả lời hai câu hỏi cùng một lúc.

Ví dụ: Bạn có thích đến một nhà hàng Trung để gọi món mang về và chỉ mở cửa đến 9:00 tối?

 

5. Công cụ hỗ trợ khảo sát.

Ngày nay bên cạnh việc tiến hành cá hoạt động khảo sát truyền thống, công ty có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để tiến hành khảo sát trực tuyến.

Dưới đây là một số công cụ xây khảo sát kỹ thuật số bằng một trong các công cụ sau:

  • SurveyMonkey
  • Fieldboom
  • AYTM (Hỏi thị trường mục tiêu)

6. Thử nghiệm bảng hỏi khảo sát

Cần thử nghiệm các câu hỏi phục vụ cho khảo sát trước khi tiến hành khảo sát trên diện rộng. Tối ưu nhất là bảng hỏi không quá 15 phút (đối với offline có người hỏi) và 8 phút (đối với khảo sát online) để người dùng có thể hoàn thiện được các câu hỏi một cách trung thực, tránh trả lời qua loa cho xong khi bảng hỏi quá dài hoặc không hiểu nội dung câu hỏi.

Nên test bảng khảo sát với 5 người đều thuộc mẫu khảo sát và xin ý kiến đánh giá, phản hồi sau khi đọc và trả lời bảng khảo sát.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

7. Mã hóa và làm sạch dữ liệu

Sau khi tiến hành khảo sát, các phiếu (bảng) trả lời được thu thập lại, loại bỏ bảng hỏng và mã hóa các câu trả lời để có thể nhập vào các công cụ phân tích dữ liệu như SPSS, SPSS Modeler, Tableu,… để kiểm định giả thiết.

8. Viết báo cáo & đề xuất dựa trên dữ liệu

Cuối cùng, bước quan trọng nhất để công ty có thể sử dụng thông tin vào các hoạt động kinh doanh, marketing thực tiễn đó là báo cáo kèm theo đề xuất. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng thì báo cáo sẽ đưa ra được định hướng hành động phù hợp, từ đề xuất chiến lược, thị trường, khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm thương hiệu,..

Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường

MyBestSegments

Hootsuite

Social mention

SurveyMonkey

Survey any place

Feedly

Xem thêm >> 13 Tools phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường [Phần 1]

Dịch vụ khảo sát thị trường cho doanh nghiệp có ngân sách thấp

Đối với các công ty muốn tối ưu hóa và có ngay được dữ liệu về thị trường mục tiêu mong muốn thì doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị nghiên cứu thị trường, khách hàng chuyên nghiệp. Ở các đơn vị nghiên cứu thị trường đó luôn có các chuyên gia, đội ngũ nghiên cứu, vì vậy thời gian diễn ra nghiên cứu tương đối nhanh – nhằm phục vụ cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh một cách kịp thời. Quan trọng là, chi phí tiến hành nghiên cứu thị trường ở các đơn vị chuyên môn thường được tối ưu hóa, bám sát nhu cầu, mong muốn và nguồn lực doanh nghiệp (chỉ từ 20 triệu đồng tại DTM Consulting – xem chi tiết TẠI ĐÂY). Ngoài ra, đi kèm hoạt động nghiên cứu đơn vị nghiên cứu cũng hỗ trợ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp về việc sử dụng dữ liệu áp dụng vào các hoạt động kinh doanh thực tiễn.

Hy vọng những hướng dẫn để tiến hành nghiên cứu thị trường trên đây có thể giúp nhà hàng hiểu và nắm được quy trình, cách thức nghiên cứu thị trường một cách bài bản, hiệu quả. Các phương pháp nghiên cứu thị trường chúng tôi đề cập trên cũng là cách thức nghiên cứu thị trường phổ biến, mà doanh nghiệp ít vốn có thể triển khai.

Nhờ sự phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao vậy nên việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp thu thập thông tin từ thị trường để duy trì được ưu thế cạnh tranh, bắt kịp xu hướng và gia tăng trải nghiệm khách hàng khi hiểu và đá[ ứng được nhu cầu của khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm>> Tại sao phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng?

 

Share

Gọi ngay