cách mở rộng thị trường trong kinh doanh (1)

Cách mở rộng thị trường trong kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp luôn có những cột mốc, những giai đoạn riêng. Và một trong những giai đoạn mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn, để tâm đến đó là giai đoạn phát triển.

Để có thể scale up, doanh nghiệp gia tăng các điểm bán, tiếp cận thêm những tập khách hàng tiềm năng hiện tại,…

Mở rộng sang một thị trường mới có thể là một cách hiệu quả để việc kinh doanh nở rộ. Nhưng cần có một quy trình chính xác để thực hiện điều này. Bởi vì một bước đi sai lầm có thể làm hỏng cả hoạt động kinh doanh hiện tại.

Dưới đây là những bước mở rộng thị trường cho doanh nghiệp trong kinh doanh!

1-Xác định thị trường – khách hàng

Bước xác định thị trường – khách hàng là việc bạn xem xét rằng bạn muốn cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình cho ai. Bạn cần xác định thị trường mới của mình là gì, gồm những ai, đặc điểm của họ như thế nào.

Để xác định khách hàng một cách cụ thể, bạn cần biết các thông tin về nhân khẩu học, địa lý, tâm lý, hành vi. Và quan trọng nhất, là hiểu được nhu cầu, hiểu được những mong muốn, insights khách hàng.

>>> Xem thêm: Cách xác định khách hàng mục tiêu

2-Phân tích thị trường

Việc mở rộng thị trường liên quan đến rất nhiều yếu tố xung quanh khách hàng mục tiêu. Để làm được việc này, doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu, phân tích chi tiết về tiềm năng thị trường.

Phân tích thị trường

Việc làm đó sẽ đem lại cho doanh nghiệp các thông tin cần thiết về tốc độ tăng trưởng thị trường, dự báo nhu cầu, đối thủ cạnh tranh và các rào cản gia nhập.

Thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty nghiên cứu thị trường để có cái nhìn toàn diện, chính xác và sâu sắc về thị trường mà mình muốn tiếp cận.

Nếu doanh nghiệp bạn gặp phải vấn đề về ngân sách hay nhân lực cho việc tiến hành nghiên cứu thị trường, hãy liên hệ với DTM Consulting để được hỗ trợ, thực hiện Nghiên cứu thị trường chỉ từ 20 TRIỆU cho Startups và SMEs tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ dựa trên tiêu chí tối đa hóa giá trị cho các doanh nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

DTM Consulitng sẽ hỗ trợ, hướng dẫn và sử dụng chính nguồn nhân lực hiện có của bạn để tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường theo mục tiêu, yêu cầu từ khách hàng, từ đó, chi phí sẽ được giảm thiểu rất nhiều, mà doanh nghiệp đồng thời có thể theo dõi và an tâm về dữ liệu đầu vào.

3-Đánh giá năng lực nội bộ

Quyết định mở rộng thị trường phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nội bộ mà doanh nghiệp sở hữu. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi như:

  • Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng thị trường này hay không?
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu năng lực của mình vào thị trường này?
  • Liệu doanh nghiệp có thể chiếm được bao nhiêu thị phần từ đây?

4-Ưu tiên và chọn thị trường

Khi bạn đã hoàn thành phân tích thị trường và đánh giá kỹ năng nội bộ, đã đến lúc để ưu tiên các thị trường tiềm năng cho việc thực hiện mở rộng. Mở rộng các thị trường ưu tiên dựa vào sự phù hợp chiến lược và khả năng của doanh nghiệp để phục vụ họ.

Đồng thời, việc lựa chọn thị trường để mở rộng cũng phụ thuộc vào việc bạn có thể đem lại những giá trị mới mẻ, khác biệt, hay tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Và quan trọng hơn, khách hàng có sẵn sàng chi trả và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm bạn cung cấp.

>>> Xem thêm: Cách tiến hành phân khúc, lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu

5-Phát triển chiến lược gia nhập thị trường

Khi bạn muốn mở rộng thị trường, và xác định được thị trường tiềm năng mà mình muốn hướng đến, bạn sẽ cần xác định mức đầu tư phù hợp cho thị trường đó.

Doanh nghiệp cần phải phát triển kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thực hiện, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và các mốc quan trọng cần đạt được.

Nếu như doanh nghiệp bước vào thị trường mới với tài sản hiện có là hạn chế, doanh nghiệp nên xem xét đến việc liên doanh hoặc mua lại.

Thành công của việc mở rộng thị trường còn đến từ các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhưng nếu thực hiện theo những bước trên đây, đặc biệt là việc phân tích, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ rủi ro ở mức thấp nhất.

>>> Xem thêm: Vì sao các startup thường thất bại?

Hoạt động quan trọng nhất, nhưng cũng khó và phức tạp nhất lại là việc phân tích thị trường cùng với tìm hiểu tâm lý khách hàng.

Doanh nghiệp Việt nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường ít có kinh nghiệm về vấn đề này lại gặp hạn chế về ngân sách.

Vì vậy, nếu như cần TƯ VẤN VÀ NHẬN HỖ TRỢ MIỄN PHÍ về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Share

Gọi ngay