Hướng dẫn xây dựng kế hoạch marketing thương mại điện tử (e-commerce)

Theo Statista (2022), từ sau khi diễn ra đại dịch Covid-19, năm 2021, doanh số bán lẻ thương mại điện tử (e-commerce) lên tới khoảng 5,2 nghìn tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới. Dự báo sẽ tăng 56% trong những năm tới, đại khoảng 8.1 nghìn tỷ đô la vào năm 2026. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng thị trường phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng nền tảng kỹ thuật số như cơ hội để mở rộng thị trường cũng như phát triển doanh nghiệp. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ là những thách thức vô cùng to lớn, các doanh nghiệp phải tìm cách để nổi bật trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. 

Hiện nay, các thương hiệu đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng của mình. Do vậy, việc đầu tư vào các hoạt động marketing thương mại điện tử tới đúng khách hàng mục tiêu và làm họ hài lòng trong quá trình mua hàng và sau mua hàng của người mua là việc thiết yếu mà doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai cấp thiết. 

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang loay hoay trong việc xây dựng kế hoạch tối ưu hóa hoạt động marketing kỹ thuật số, mang lại doanh số bán hàng và cải thiện khả năng giữ chân khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, trong bài viết này, DTM Consulting sẽ hướng dẫn bạn xây dựng một kế hoạch marketing thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang mong muốn một kế hoạch marketing thương mại điện tử mẫu, hãy tham khảo bài viết này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn. 

Tại sao bạn cần lên kế hoạch marketing thương mại điện tử? 

Marketing thương mại điện tử là quá trình thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trên các nền tảng trực tuyến. Quá trình này được thực hiện và phát huy trong xuyên suốt hành trình của khách hàng, từ việc làm thế nào để mọi người biết đến thương hiệu cho đến việc giành được lòng tin của khách hàng, bán hàng và hậu mãi.

Các chiến thuật sử dụng trong một kế hoạch marketing thương mại điện tử có thể bao gồm những hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử như việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và những chiến thuật bổ sung khác như social media marketing, affiliate marketing, quảng cáo trả tiền (paid advertising),v.v. 

>> Xem thêm: Xây dựng hành trình khách hàng B2B – Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Kế hoạch marketing thương mại điện tử gồm những gì?

Một kế hoạch marketing thương mại điện tử không phải là một bản báo cáo nhiều trang, nó có thể được tóm tắt ngắn gọn với các mục tiêu SMART của doanh nghiệp.

Về cơ bản, kế hoạch marketing thương mại điện tử sẽ bao gồm 6 phần chính hoặc nhiều hơn phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, giai đoạn bao gồm:

  • Kế hoạch (plan): Phân tích, đánh giá doanh nghiệp và bối cảnh thị trường cạnh tranh, đối tượng mục tiêu, ngân sách và mục tiêu.
  • Tiếp cận (reach): Tăng lượng khách hàng truy cập trực tuyến trên các kênh.
  •  Hành động (act): Khuyến khích sự tương tác với thương hiệu của khách hàng tiềm năng.
  • Chuyển đổi (convert):Tăng doanh số bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến thông qua hoạt động tối ưu hóa, KPI và các chỉ số (metrics).
  • Gắn kết (engage): khuyến khích khách hàng mua lại và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  • Cuối cùng là đo lường mức độ hiệu quả. 

Bạn hãy lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ có kế hoạch marketing riêng để phù hợp với các mục tiêu, đối tượng khách hàng và lĩnh vực thị trường cụ thể. Bên cạnh đó, nên thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các chiến lược để bắt kịp xu hướng thị trường cũng như trở thành người dẫn đầu trong bối cảnh thương mại điện tử cạnh tranh hiện nay.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch marketing thương mại điện tử

Để xây dựng được một kế hoạch marketing thương mại điện tử mạnh mẽ trong môi trường kỹ thuật số có tỷ lệ cạnh tranh cao như hiện nay, doanh nghiệp nên dựa trên dữ liệu thực tế, hướng tới mục tiêu cụ thể để có thể hạn chế rủi ro và tránh lãng phí ngân sách của doanh nghiệp. Kế hoạch marketing thương mại điện tử gồm 6 phần là tiếp cận (reach), tương tác (convert), chuyển đổi (act), và gắn kết (engage) và đo lường của DTM Consulting sẽ giúp bạn lên kế hoạch để có được nhiều khách hàng có giá trị cao hơn trong thời gian tới.

Bước 1: Phân tích, đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường, khách hàng

Bước đầu tiên của kế hoạch bạn nên đánh giá lại hiệu suất tất cả các hoạt động marketing mà doanh nghiệp bạn đã triển khai trước đó (hoặc chiến dịch gần nhất,…). Khi làm như vậy, bạn sẽ biết những kênh nào hoạt động tốt nhất, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là bao nhiêu, doanh nghiệp của bạn có thể phát triển hơn qua đâu,v.v.

Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn hoàn toàn mới, chưa có dữ liệu thống kê trước đó, bạn hãy tiến hành nghiên cứu thị trường. Việc này giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu của mình, hiểu được nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, thông qua đó nắm bắt được insight khách hàng và những kênh tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bên cạnh việc phân tích, đánh giá doanh nghiệp, bạn cũng nên có cái nhìn bao quát về thị trường và những xu hướng dự báo sẽ tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời đánh giá những hoạt động mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang triển khai. Để có thể đưa ra được những mục tiêu thực tế có thể đạt được và đo lường thay vì những mục tiêu mơ hồ gây lãng phí ngân sách của doanh nghiệp.

Bước 2: Tiếp cận đối tượng mục tiêu/tiềm năng 

Ở bước này bạn cần đưa ra kế hoạch để có thể sử dụng các kênh và phương tiện truyền thông cả trực tuyến và ngoại tuyến nhằm hướng người dùng truy cập vào các kênh phương tiện truyền thông kỹ thuật số của doanh nghiệp bạn, ví dụ: trang web, sàn thương mại điện tử, blog, fanpage,v.v.

Mục đích chủ yếu là ở bước này là xây dựng nhận thức về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Trước khi trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, họ nên biết về sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp của bạn. 

Lựa chọn đối tượng tham gia khảo sát

Để có thể tối đa hóa lưu lượng truy cập trên cách kênh kỹ thuật số, bạn có thể tạo nhiều tương tác bằng cách tận dụng các điểm chạm (touch point) truyền thông của đối tượng mục tiêu. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, bạn sẽ xác định được đối tượng mục tiêu của bạn xuất hiện ở những kênh nào, bằng cách nào họ tìm được bạn. 

>> Xem thêm: Xu hướng social media năm 2023

Bước 3: Thúc đẩy sự tương tác với thương hiệu/sản phẩm của khách hàng tiềm năng 

Trong bước này của kế hoạch bạn nên đưa ra được các cách để khuyến khích đối tượng mục tiêu tương tác với doanh nghiệp trên các tất cả các kênh, qua đó sẽ tạo ra khách hàng tiềm năng. Thông qua hoạt động content marketing, nói cách khác doanh nghiệp của bạn nên tạo ra một trung tâm nội dung có thể dưới dạng video, podcast, bài báo,v.v trên các kênh để khác giả có thể tương tác với doanh nghiệp bạn.

Bước 4: Tập trung và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng 

Đây có thể hiểu là giai đoạn triển khai những hoạt động landing page (trang đích), để có thể chuyển đổi đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Đây có thể coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất vì nó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được từ các hoạt động marketing.

Bước 5: Tiếp tục thu hút khách hàng để họ gắn kết với thương hiệu/sản phẩm 

Chuyển đổi doanh số bán hàng, khách hàng có thể là mục tiêu tiên quyết mà các doanh nghiệp nên ưu tiên, nhưng làm sao để có thể giữ chân khách hàng đó và nuôi dưỡng họ trở thành khách hàng trung thành của của doanh nghiệp. Đây là vấn đề chính mà trong giai đoạn này bạn cần giải quyết. Để làm được điều đó, trong kế hoạch bạn nên đưa ra được những hoạt động bạn sẽ triển khai để nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng sau khi mua hàng, hoặc tạo ra các hoạt động tạo ra việc mua hàng lặp lại, xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu.

>>Xem thêm: Điểm khác biệt của thế hệ Alpha

Bước 6: Đo lường và theo dõi hiệu quả của kế hoạch marketing thương mại điện tử

Một kế hoạch thành công là kế hoạch đó cần đạt được hoặc vượt trên các KPI và chỉ số (metrics) ban đầu đặt ra. Tuy nhiên, để có thể đo lường được hiệu quả của kế hoạch cần dựa vào việc đặt ra các mục tiêu có SMART và phù hợp với doanh nghiệp hay không. Do vậy, các phần chính trong một bản kế hoạch cần nhất quán và liên kết xuyên suốt với nhau. 

Kết luận

Một kế hoạch thương mại điện tử cụ thể và phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, cải thiện giá trị đơn hàng trung bình và tăng doanh số bán hàng. Dựa trên bài viết này, bạn có thể xây dựng được kế hoạch marketing thương mại điện tử phù hợp cho doanh nghiệp, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt cho người mua sắm. Nếu doanh nghiệp của bạn còn gặp khó khăn hay tìm kiếm đơn vị/đối tác giúp bạn lên kế hoạch marketing thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hãy LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia đầu ngành của DTM Consulting. 

Share

Gọi ngay