Marketing Retail Trend - Xu hướng marketing ngành bán lẻ 2021

Marketing Retail Trend – Xu hướng marketing ngành bán lẻ 2021

Bán lẻ (retail) đang là một mô hình bán hàng được rất nhiều doanh nghiệp khai thác bởi những lợi ích và cơ hội ngành này mang lại.. Lợi ích đầu tiên đó là mô hình bán hàng này dễ dàng áp dụng cho các quy mô doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), startup đến những doanh nghiệp quy mô lớn, tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên năm 2020 ảnh hưởng dịch Covid nên các hoạt động ngành bán lẻ đều chậm lại. Thế nhưng với sự đổi mới, hiện đại của công nghệ 2021 sẽ là năm bùng nổ của các xu hướng marketing này

Theo dõi bài viết để hiểu và áp dụng 5 xu hướng marketing ngành bán lẻ cho mô hình kinh doanh (business model) của bạn nhé.

Marketing đa kênh (Omni-channel)

Thời đại kỹ thuật số, việc marketing hay truyền thông góp phần thúc đẩy khách hàng mua hàng và gia tăng doanh thu cho các doanh nghiệp  kinh doanh trong ngành bán lẻ. Một chiến lược đa kênh cung cấp một góc nhìn toàn diện về hành trình khách hành trình ra quyết định của người mua hàng (Customer Journey), các điểm chạm (touch point) hay insight khách hàng để truyền tải đúng thông điệp (message), đúng lúc mà không cần phải “dội bom” khách hàng.

Multi channel, Cross channel và Omni channel

Multi channel, Cross channel và Omni channel

Việc này cho phép các nhà bán lẻ điều chỉnh thông điệp, mục đích và mục tiêu của họmarketing trên các kênh đồng thời tạo ra trải nghiệm khách hàng nhất quán, đáp ứng được nhu cầu, chạm đến nỗi băn khoăn, lo lắng (pain point) của họ. Đây cũng là nền tảng cho việc cung cấp cho khách hàng mức độ cá nhân hóa sâu hơn, bất kể họ đang sử dụng kênh nào hoặc họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng.

Để tạo được chiến lược marketing đa kênh phải có sự kết hợp xuyên suốt và đồng nhất giữa các kênh và tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm của khách hàng.  Bán hàng đa kênh một cách hiệu quả là khi bạn hiểu rất rõ đặc điểm và hành vi mua hàng ở mỗi kênh. Sau đó chọn kênh phù hợp và ưu tiên những kênh mang lại hiệu quả tốt nhất, từ đó tối ưu trải nghiệm của khách hàng trên mỗi kênh.

Marketing cá nhân hóa trong ngành bán lẻ (Personalised Marketing)

Vào thời điểm mà nhiều người chỉ thích mua sắm trực tuyến, việc tạo ra trải nghiệm cá nhân dựa trên  các dữ liệu, thông tin từ thị trường, insight khách hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực.

Các nhà bán lẻ nên sử dụng persona (chân dung khách hàng) để dễ dàng nắm bắt và vận dụng các thông tin nổi bật về sở thích, nhu cầu và pain-point  của khách hàng để cung cấp những trải nghiệm phù hợp nhất cho khách hàng. Việc thu thập và phân tích dữ liệu không chỉ giúp các doanh nghiệp bán lẻ kết nối được với khách hàng mà còn có thể dễ dàng đáp ứng dược nhu cầu, mong muốn của họ trong tiêu dùng.

Cá nhân hóa nội dung

Personalised Marketing là một trong những xu hướng bán lẻ nổi bật nhất hiện nay. Từ sở thích, hành vi, thói quen của khách hàng bạn có thể dễ dàng tìm được những nhu cầu cá nhân hóa của người dùng. Từ đó tạo ra những sản phẩm khác biệt so với đổi thủ cạnh tranh. Khách hàng luôn có mong muốn được hưởng các trải nghiệm vô cùng đặc biệt, phù hợp với hành vi, sở thích và chỉ dành riêng cho họ.

Thông tin, dữ liệu khách hàng (customer data) có thể nói là rất nhiều nhưng một số doanh nghiệp chưa biết khai thác và sử dụng dữ liệu, insight khách hàngmột cách hiệu quả.  Để làm được điều đó, trước tiên doanh nghiệp nên xây dựng được chân dung khách hàng (persona).

Nếu bạn quan tâm đến việc khai thác và sử dụng dữ liệu và insight khách hàng vào các hoạt động kinh doanh, marketing, hãy LIÊN HỆ với chúng tôi để nhận PHÂN TÍCH, TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ chuyên gia cố vấn

TƯ VẤN KHAI THÁC DỮ LIỆU, INSIGHT KHÁCH HÀNG

AI Marketing – Xu hướng marketing ngành bán lẻ sáng tạo

AI (trí tuệ nhân tạo) đang giúp các nhà bán lẻ trong việc quản lý và duy trì khách hàng của họ cũng như hiểu được các mô hình mua hàng của người tiêu dùng. Để thu hút khách hàng và cải thiện doanh thu bán hàng, công nghệ AI đang được áp dụng bởi cả các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến .

Xu hướng AI Marketing giúp các nhóm marketing khai thác được nhiều hơn những dữ liệu về nhân khâu học để tìm hiểu về sở thích của người tiêu dùng ở cấp độ chi tiết, cá nhân. Điều này giúp các thương hiệu tạo ra trải nghiệm được sắp xếp dựa trên thị hiếu riêng của khách hàng.

Ví dụ: Spotify sử dụng AI để tạo danh sách phát tùy chỉnh dựa trên những gì khách hàng đã nghe trong quá khứ, các bài hát hiện tại trên các thể loại và nhạc nào đang được nói đến. Nó sử dụng các bộ dữ liệu này để tạo danh sách phát tùy chỉnh cho người dùng và tạo danh sách phát theo thể loại dựa trên các nghệ sĩ xuất hiện trong cuộc trò chuyện, trong bài báo, v.v.

Chatbot

Hình thức này được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi những lợi ích nó đem lại cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Chatbots không chỉ giúp khách hàng thu hẹp tìm kiếm, hỗ trợ mua sắm tại cửa hàng mà còn cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng 24/7.

Khách hàng đôi khi không thể tới trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm hay tìm hiểu về sản phẩm chính vì thế chatbots có thể coi là một giải pháp hữu hiệu.  Doanh nghiệp sử dụng vì thế cũng sẽ tối ưu được nguồn lực mà hiệu quả đem lại thì không hề nhỏ.

Influencer Marketing

Trước đây người tiêu dùng tiếp nhận các thông tin thông qua các phương tiện truyền thông hoặc những người nổi tiếng. Nhưng hiện tại người tiêu dùng ngày càng không tin tưởng vào thông điệp thương hiệu. Thay vào đó, họ muốn nghe những nhận xét, đánh giá chân thực từ người đã sử dụng sản phẩm trực tiếp hay những người có ảnh hưởng với xã hội.

Influencer marketing

So với những quảng cáo trên mạng xã hôi người tiêu dùng tập trung vào niềm tin và trải nghiệm từ những Influencer đối với các sản phẩm không quen thuộc.

Một influencer chắc chắn là những người được yêu thích và có ảnh hưởng tới giới trẻ hay một bộ phận khác trong xã hội. Việc truyền thông qua họ là một chiến lược thông minh bởi sự lan tỏa mạnh mẽ về các sản phẩm, dịch vụ họ sử dụng. Hơn nữa nếu nhìn một cách bao quát, doanh nghiệp của bạn nhận về những nhận xét, đánh giá của khách hàng từ đó chẳng phải đã giải quyết được những vấn đề trong marketing hay sao?

Marketing tìm kiếm trực quan (Visual Search Marketing)

Đối với truyền thông hình ảnh rất quan trọng nhưng nó cũng quan trọng không kém đối với điểm tiếp xúc trong hành trình của khách hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với quá trình khám phá sản phẩm, nơi khách hàng ngày càng mất kiên nhẫn muốn lội qua các tìm kiếm không liên quan.

Chúng ta có thể thấy việc ghi nhớ hình ảnh dễ dàng hơn so với các từ khóa. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng với mẫu mã, màu sắc mà họ mong muốn với tỉ lệ chính xác là 99%. Cũng chính vì thế xu hướng maarketing trực quan đặc biệt được quan tâm đối với ngành tiêu dùng bán lẻ.

Bạn có thể thẩy một số nền tảng đã áp dụng xu hướng marketing tìm kiếm trực quan này và rất thành công, phải để đến là Pinterest, Shopee, Amazon,…

Tìm kiếm trực quan không chỉ giúp doanh nghiệp của bạn tăng doanh số  và người dùng đáng kể mà còn rút ngắn quá trình mua hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng.

Trên đây là những xu hướng được đánh giá tốt nhất cho ngành tiêu dùng bán lẻ hiện nay. Bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc việc  sử dụng một trong những chiến lược marketing  này cho doanh nghiệp của mình một cách hợp lý.

XEM THÊM CÁC XU HƯỚNG KHÁC TẠI ĐÂY

Nguồn: DTM Consulting tổng hợp

Share

Gọi ngay