Thu thập dữ liệu trong Marketing| Khái niệm, phương pháp, kỹ thuật

Đa phần các công ty đều biết đến phân tích dữ liệu như một xu hướng tất yếu của tương lai nếu muốn tiếp tục kinh doanh và phát triển. Tuy nhiên, 90% doanh nghiệp tại Việt Nam là Startups và SMEs. Điều đó đồng nghĩa với dữ liệu lịch sử chưa đủ để nói lên nhiều điều về hành vi cũng như xu hướng tiêu dùng trong tương lai của khách hàng. Thu thập thêm dữ liệu là điều vô cùng cần thiết!

Thu thập dữ liệu là gì?

Thu thập dữ liệu là một quá trình thu thập thông tin từ tất cả các nguồn có liên quan để tìm câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu, kiểm tra giả thuyết và đánh giá kết quả. Từ đó, bạn có thể tiến hành phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định Marketing/ kinh doanh đúng đắn.

Marketers hoặc các doanh nghiệp có thể tham khảo một số nguồn dữ liệu đáng tin cậy: các số liệu thống kê từ các cơ quan chính phủ, báo cáo ngành từ những công ty nghiên cứu thị trường lớn, các bài báo đăng trên các tạp trí uy tín, kênh thông tin của chính đối thủ,…

Phương pháp thu thập dữ liệu

Có hai phương pháp chính để tiến hành thu thập dữ liệu: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Hiểu một cách đơn giản, dữ liệu thứ cấp thường dưới dạng thông tin trên các tờ báo uy tín, các báo cáo, cổng thông tin trực tuyến,…  hay chính trên kênh website của đối thủ.

Thu thập dữ liệu

Có rất nhiều những dữ liệu có sẵn trên những nguồn này về thông tin liên quan đến chủ đề hay lĩnh vực nghiên cứu mà bạn đang muốn tiến hành. Do đó, việc áp dụng bộ tiêu chí phù hợp để chọn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mức độ hiệu lực và độ tin cậy của nghiên cứu.

1. Các báo cáo về thị trường 

Các báo cáo về thị trường được công bố bởi các công ty nghiên cứu thị trường lớn, uy tín sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về các báo cáo và xu hướng ngành bạn đang kinh doanh là điều vô cùng quan trọng.

2. Dữ liệu thống kê đã công khai của các cơ quan chính phủ

Đây sẽ là nguồn cung cấp cho bạn những thông tin chính xác, cập nhật nhất về nhân khẩu và những xu hướng có tầm ảnh hưởng lớn.

Bạn có thể lấy dữ liệu từ Data.gov hay The World Bank, website của tổng cục thông kê http://www.gso.gov.vn/.

>>> Xem thêm: Cách nghiên cứu thị trường cho Start-ups và SMEs

3. Dữ liệu lịch sử về những đơn hàng của công ty bạn

Từ những dữ liệu lịch sử sẵn có, bạn có thể tiến hành một số kỹ thuật phân tích dữ liệu chuyên sâu để hiểu hơn về hành vi, tâm lý khách hàng của bạn và có thể là một vài ý tưởng tuyệt vời cho chiến lược marketing trong tương lai.

Nhìn vào dữ liệu bán hàng nội bộ không chỉ cho thấy lợi nhuận mà còn giúp các nhà nghiên cứu thị trường phân khúc xu hướng khách hàng. Đây sẽ là đầu vào cho mục tiêu của Nghiên cứu sơ cấp sẽ được tiến hành sau đó.

 

Phân tích dữ liệu bán hàng cạnh tranh là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng bạn đáp ứng các con số bạn nên nhắm mục tiêu cũng như nắm bắt toàn bộ tiềm năng của thị trường.

Nếu doanh nghiệp bạn có cơ sở dữ liệu lịch sử về các đơn hàng, thông tin chi tiết về khách hàng đủ lớn, bạn chỉ cần đi sâu vào việc phân tích bộ dữ liệu hiện có để tìm ra tập khách hàng thực sự tiềm năng cho doanh nghiệp bạn. Lúc này, bạn chỉ cần kết hợp thêm với các dữ liệu thứ cấp về nhu cầu, xu hướng ngành và điểm chuẩn của đối thủ để đưa ra quyết định marketing đúng đắn. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bước thu thập và nghiên cứu cơ cấp để tiết kiệm một lượng ngân sách đáng kể cho hoạt động marketing của công ty.

Nếu bạn gặp khó khăn hay không biết bắt đầu từ đâu với  cơ sở dữ liệu khổng lồ từ bộ phận sale đưa về, hãy liên hệ với DTM Consulting để được tư vấn MIỄN PHÍ phương pháp và hỗ trợ Phân tích dữ liệu.

4. Điểm chuẩn của đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể kiếm được những thông tin về doanh thu, cơ cấu hoạt động cũng như một số chính sách mà đối thủ của bạn đang triển khai với khách hàng của họ. Hãy phân tích, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm so với benchmark thị trường và cả công ty bạn.

Nếu đủ khả năng, bạn có thể khám phá nhiều hơn thế, về khách hàng mục tiêu hay thậm chí là các chiến dịch marketing của họ từ đó để có nguồn dữ liệu giúp tiến hành phân tích và đưa ra được các quyết định marketing, chiến lược kinh doanh đúng cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách khai thác dữ liệu trong Marketing 

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp có thể chia thành hai nhóm: Thu thập dữ liệu định tính và thu thập dữ liệu định lượng.

Dữ liệu định tính cung cấp cho nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc về những mong muốn, kỳ vọng về sản phẩm của khách hàng. Trong khi đó, dữ liệu định lượng sẽ là mẫu số rộng để kiểm tra lại sự đúng đắn, sâu sắc của những thông tin định tính.

Phỏng vấn cá nhân và nhóm tập trung

Các cuộc thảo luận trực tiếp là một nguồn dữ liệu định tính tuyệt vời. Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, hội nghị video hoặc gặp mặt trực tiếp. Các cuộc phỏng vấn cá nhân hay nhóm tập trung giúp cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho những hiểu biết về đối tượng mục tiêu, để tìm ra những phát hiện mới.

Hình minh họa phỏng vấn nhóm tập trung

Phỏng vấn chuyên sâu cá nhân được thực hiện khi thảo luận về các chủ đề rất phức tạp hoặc nhạy cảm. Đây là những thông tin mà các nguồn dữ liệu thứ cấp không thể cung cấp cho bạn (do chúng nghiên cứu ra không phải cung cấp cho doanh nghiệp bạn nên dĩ nhiên không hoàn toàn sát với mục tiêu nghiên cứu mà bạn đang muốn tìm hiểu).

 

Nếu công ty bạn có đội ngũ phỏng vấn viên có chuyên môn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung sẽ tăng lượng thông tin bạn khai thác được từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường, các nhóm tập trung và tương tác này bao gồm khoảng 8- 12 người và phù hợp với các điều kiện tham gia. Hãy chắc chắn rằng những người tham gia của bạn đủ đa dạng để có thể nhận được một loạt các ý kiến ​​và có đủ đại diện từ một số phân khúc thị trường của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: 6 bước cho việc tiến hành một nghiên cứu thị trường

Khảo sát thông qua bảng câu hỏi

Dữ liệu thu về từ cuộc khảo sát (dữ liệu định lượng) là sự lượng hóa, kiểm nghiệm lại những thông tin bạn đã khám phá được từ những cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Nó đảm bảo cho bạn xây dựng cái nhìn tổng thể, chính xác về nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến, bao gồm đặc điểm nhân khẩu nổi bật, hành vi và xu hướng tiêu dùng trong tương lai của họ.

Tuy nhiên, việc bạn có khai thác được tối đa những thông tin từ dữ liệu cung cấp hay không phụ thuộc khá nhiều về khả năng phân tích dữ liệu và dự báo của các chuyên gia Marketing. Dữ liệu có thể dự báo tương lai: nhu cầu và hành vi khách hàng, xu hướng ngành, … nhưng cũng là rủi ro quan trọng nếu có sự gian lận hay sai số trong quá trình thu thập dữ liệu.

DTM Consulting hiện đang cung cấp gói dịch vụ Nghiên cứu thị trường cho SMEs và Startups với ngân sách chỉ từ 20 triệu đồng, chi tiết TẠI ĐÂY.

Share

Gọi ngay