Multi-level marketing lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ vào những năm 1940. Bắt đầu bằng việc Carl Rehnborg, một doanh nhân người Mỹ, đã bán một sản phẩm có tên Nutrilite, được cho là làm giảm nhiều loại bệnh bao gồm dị ứng, hen suyễn và rối loạn nhịp tim. Khách hàng của anh giới thiệu với bạn bè của họ về các sản phẩm, và những người bạn sau đó muốn mua Nutrilite. Thay vì bán trực tiếp cho bạn bè của bạn bè, Rehnborg bắt đầu tặng cho khách hàng của mình một khoản hoa hồng cho mỗi sản phẩm họ bán.
Nhiều năm sau, hai người bạn của Carl Rehnborg đã trở thành nhà phân phối của Nutrilite. Tuy nhiên, do sự lo ngại về vấn đề pháp lý đối với mô hình kinh doanh này, họ đã thành lập công ty riêng của mình lấy tên là American Way Company. American Way Company sau này đổi tên thành Amway, một trong những công ty multilevel marketing lớn nhất và thành công nhất thế giới.
Multilevel marketing (MLM) là một chiến lược mà một công ty bán hàng trực tiếp sẽ sử dụng để khuyến khích các nhà phân phối của mình tuyển dụng thêm các nhà phân phối mới bên dưới họ. Dù có các nhà phân phối ở tuyến dưới, thì các nhà phân phối này vẫn bán hàng trực tiếp cho khách hàng để tạo ra doanh thu. Nói theo cách ngắn gọn, đây là chiến lược bán hàng đa cấp mà mọi người vẫn thường nói.
Theo đó, một người, được công ty tuyển dụng để bán một sản phẩm, kiếm được hoa hồng; nếu người đó tuyển người khác, lớp thứ hai này được gọi là “tuyến dưới” của người đó. Người này kiếm được một khoản cắt giảm doanh số của những người ở tuyến dưới, được gọi là “ghi đè”. Nhưng những người ở cấp độ thứ hai cũng có thể tuyển dụng những người khác và tạo ra “tuyến dưới” của riêng họ . Người đầu tiên trong chuỗi nhận được “ghi đè” từ mọi cấp độ. Thường người mới bắt buộc phải mua “hàng tồn kho” ban đầu của sản phẩm.
Multilevel marketing mặc dù gây rất nhiều tranh cãi ở những nơi nó hoạt động, nhưng đây là chiến lược kinh doanh hoàn toàn hợp pháp. Nhưng khi nó gặp phải vấn đề về tính hợp pháp, người ta còn gọi chiến lược kinh doanh này là pyramid schemes (chương trình kim tự tháp).
Có một vấn đề với pyramid schemes là thường sử dụng tiền của những người mới tham gia để đem lại tiền, lợi ích cho những người ở trên đỉnh thay vì những người thực hiện công việc. Và có thể dễ dàng thấy rằng pyramid schemes tập trung nhiều vào việc tuyển dụng hơn là bán sản phẩm.
Vấn đề về tính hợp pháp của các công ty multilevel marketing liên quan đến nguồn doanh thu chính của họ. Liệu rằng công ty bán sản phẩm của họ chủ yếu cho người tiêu dùng hay là những người mới tham gia phải mua sản phẩm của họ. Nếu là trường hợp đầu tiên thì đó là công ty hợp pháp, và ngược lại.
Hãy cùng xem xét một ví dụ nổi tiếng về Multilevel Marketing, công ty Amway. Đây là một công ty chuyên bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các sản phẩm gia đình.
Khác biệt chính giữa multi level marketing là trong phân phối sản phẩm và truyền thông.
Một công ty thực hiện chiến lược Multilevel Marketing rút ngắn chuỗi cung ứng bằng các phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng. Với điều này, họ tuyên bố rằng nó giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng (họ tính chính nhà phân phối tuyến dưới là người tiêu dùng).
Trong khi đối với các công ty marketing khác, chính sách về phân phối có thể có thêm nhiều cấp của kênh phân phối ví dụ như từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn, bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng.
Trong so sánh giữa Multilevel marketing và các hình thức marketing khác, sự khác biệt trong truyền thông marketing, quảng cáo là rõ ràng nhất.
Các công ty truyền thống thường quảng cáo sản phẩm của mình qua các kênh truyền thông. Trong khi đó, các công ty Multilevel Marketing quảng cáo sản phẩm của họ thông qua các đại lý bán hàng hết sức năng nổ.
Qua sự so sánh này, ta có thể nói một cách nghiêm túc rằng Multilevel marketing hoàn toàn không phải là marketing mà là một hình thức bán hàng trực tiếp hết sực đặc biệt, trong đó viêc tuyển dụng nhà phân phối cấp dưới là một vấn đề cơ bản.
Những công ty Multilevel marketing làm việc có những lợi ích đối với nhà phân phối:
Có rất nhiều lời chỉ trích nhắm vào multilevel marketing khi mà hình thức này gần như không hề mang lại thiện cảm cho bất kỳ ai. Multi-level marketing phụ thuộc cả vào việc bán hàng trực tiếp và tuyển dụng nhà phân phối mới, nhưng hai điều này cực kỳ khó thực hiện khi bạn tham gia quá muộn:
Multi-level marketing, hay vẫn được gọi là bán hàng đa cấp, tại Việt Nam được biết đến như một loại hình kinh doanh xấu xí đầy màu sắc của sự lừa đảo. Những ác cảm với nó đến từ những lời hứa về việc làm giàu nhanh chóng, những tuyên bố như vậy hầu như chỉ là những chiêu trò dụ dỗ người mới, trong khi đa số đều biết rằng chẳng có thứ gì gọi là làm giàu nhanh chóng.
Mặc dù đã có nhiều công ty Multi-level marketing thành công và tồn tại lâu dài, như Amway chẳng hạn, nhưng ác cảm về nó vẫn luôn ở đó, đây là một thách thức lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh theo chiến lược này.
Nguồn: Inc. + Investiopedia + Loanstreet + Money Crashers