Quy trình 5 bước xây dựng chiến lược marketing dựa trên dữ liệu

Bước 1: Tư duy chiến lược

Chúng tôi vẫn luôn cho rằng tầm nhìn chiến lược luôn là trong trọng nhất, là kim chỉ nam cho mỗi bước đi của doanh nghiệp. Công nghệ dù có phát triển đến mấy vẫn chỉ là các công cụ hỗ trợ con người, tạo cho chúng ta nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
Một chiến lược – tầm nhìn chung vẽ nên một bức tranh toàn cảnh giúp mỗi cá nhân, bộ phận trong tổ chức thấy được họ là một phần và có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau để đạt được nó.
Mỗi doanh nghiệp luôn có sự khác biệt, điểm khởi đầu, tầm nhìn và các chiến thuật ,.. nhưng nhìn chung để bắt đầu với 1 chiến lược marketing dựa trên dữ liệu bạn cần xem xét 5 thành phần cơ bản sau:
1. Chiến lược tương tác với khách hàng
2. Chiến lược phân tích
3. Chiến lược dữ liệu
4. Chiến lược tổ chức
5. Chiến lược công nghệ
Cụ thể, để giúp bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt hơn, mỗi chiến lược kể trên chúng tôi sẽ chia làm các bài viết nhỏ và trình bày cụ thể.

1. Chiến lược tương tác với khách hàng

Chiến lược tương tác với khách hàng của bạn cần phải vượt ra ngoài tổ chức doanh nghiệp, đứng dưới góc độ của khách hàng và thiết kế một hành trình từ phía khách hàng, gạch ra các touch point (điểm tiếp xúc) từ lúc tiếp xúc đầu tiên đến lúc mua hàng, dịch vụ hậu mãi. Tiếp theo là những ưu – nhược điểm cần cải thiện ở mỗi bộ phận, các dữ liệu đang có và cần có. Như vậy bạn sẽ cái cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề liên quan đến khách hàng, từ đó tiến tới và thiết lập được các chiến lược, tổ chức và công nghệ trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

2. Chiến lược phân tích

Ở trên, chúng tôi đã nêu ra cách bạn bắt đầu với việc tìm hiểu doanh nghiệp và khách hàng thông qua việc lên chiến lược tương tác với khách hàng.
Người làm marketing không chỉ là người ra quyết định và thực hiện các chiến dịch truyền thông mà họ còn cần am hiểu việc thu thập và phân tích dữ liệu- nền tảng cho các quyết định marketing. Việc phân tích từ các dữ liệu thô thu được bao gồm việc phân tich:
– Dữ liệu kinh doanh: gồm các loại báo cáo thông thường, KPIs thực tế và kết quả mà ban lãnh đạo đề ra,..
– Dữ liệu dự báo: sử dụng các dữ liệu từ quá khứ và hiện tại và áp dụng các mô hình thống kê để dự báo các tình huống có thể xảy ra.
– Phân tích định hướng: Insight khách hàng và dữ liệu trước đó bạn có từ khách hàng sẽ cho bạn biết cần phải làm gì. ví dụ như là các giải pháp tối ưu hóa, mô phỏng về chính sách giá, và cách tương tác, chương trình xúc tiến,…
Ngày nay, chúng ta có rất nhiều lợi thế bởi công nghệ đã cung cấp khá nhiều công cụ thống kê, kiểm định cho việc đánh giá và phân tích. Điều quan trọng bạn phải biết được mình đang ở đâu, nguồn lực của bạn đến đâu.

3. Chiến lược dữ liệu

Khi chúng tôi tiếp xúc với các doanh nghiệp, vấn đề lớn nhất các doanh nghiệp đang gặp phải đó là việc thông tin, dữ liệu bị tách biệt, thiếu liên kết và tổng hợp. Ít có sự tiếp xúc, liên kết giữa bộ phận IT, marketing và sản xuất. Vậy nên doanh nghiệp cần phải có chiến lược tích hợp các kênh.
Hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu với 1 mục tiêu kinh doanh và tập trung vào đó.Ví dụ, tập trung vào hành trình trải nghiệm khách hàng, họ tìm hiểu các điểm then chốt trên hành trình để xảy ra conversion (chuyển đổi – cả ở kênh offline lần online). Số khác thì lại tập trung tìm hiểu vào việc các nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm,.. Và những mục tiêu đó đều cần phải gói gọn trong 1 khung thời gian nhất định và thể hiện được 1 kết quả hữu hình.
Để kết quả triển khai thực tế chính xác và hiệu quả nhất, công việc thử nghiệm – test trên 1 phạm vi là không thể tránh khỏi. Một dự án test trên quy mô nhỏ cho phép bạn thất bại và thấy được năng lực hiện tại của bạn đến đâu.
Thực tế, tôi đã tiếp xúc 1 doanh nghiệp về tài chính tiến hành việc thử nghiệm về dữ liệu lớn để hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến mức độ quan tâm của khách hàng giảm sút trong thời gian gần đây.

Nhóm thực hiện dự án bao gồm 1 chuyên gia về insight và 1 số thành viên tiến hành các công việc tác nghiệp đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu tổng thể từ tất cả các kênh truyền thông, điểm giao dịch trực tiếp và hạ tầng kỹ thuật. Dự án thử nghiệm này diễn ra với mục tiêu xác định những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự quan tâm của khách hàng và giới hạn thời gian 60 ngày. Kết quả thu được từ dự án đó là nền tảng để xây dựng các chiến lược tương tác với khách hàng.

4. Chiến lược tổ chức

Cá nhân tôi cho rằng, dữ liệu lớn đang đóng góp 1 vai trò không nhỏ trong việc phá bỏ ranh giới giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, để có được một nguồn dữ liệu khách quan và chính xác nhất các bộ phận trong doanh nghiệp buộc phải liên hết, tiến hành họp bàn với nhau. Và khi tiến hành bất cứ 1 hành động nào, các bộ phận đó buộc phải phối hợp với nhau để tạo ra hiệu quả cao nhất. Để tạo được sự phối hợp nào, doanh nghiệp có thể thử 1 vài phương pháp như truyền thông nội bộ về mục tiêu chung , căn chỉnh mục tiêu với các kết quả đạt được.

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa sẵn sàng thì cứ tiến hành từ từ, cố gắng kết nối từng bộ phận một, ban đầu chỉ là 2 bộ phận rồi 3, 4 bộ phận trên các dự án nhỏ. Điều này tạo ra thói quen hành vi mỗi cá nhân trong bộ phận đó đều nghĩ đén việc phối hợp với các bộ phận khác sao cho hiệu quả ngay khi tiến hành bất cứ 1 công việc gì, và mọi người cũng sẽ đều thấy được hiệu quả từ đó. Không có việc thay đổi hay cải tiến nào diễn ra ngay lập tức được, vậy nên hãy tiến hành từ từ, từng phần một.
Nếu doanh nghiệp của bạn khá nhỏ và thiếu 1 quản lí cấp cao thì bạn có thể thuê 1 vài quản lí cấp cao, nhà cố vấn theo giờ giúp bạn nhìn nhận tổng thể,nhận diện được các lỗ hổng và cách thức giải quyết chúng. Từ đó cũng là 1 cơ hội cho nhân viên của bạn học tập khi đưa ra các quyết định cấp cao hơn.

>> Xem thêm: Các bước lập kế hoạch kinh doanh tổng thể cho người mới bắt đầu

5. Chiến lược công nghệ

Đừng nghe cụm từ “chiến lược công nghệ” làm bạn sợ hãi vì công ty của bạn giờ còn nhỏ, thiếu nhân lực nên chiến lược công nghệ là không có nhiều khả năng.
Thực ra, việc đưa ra chiến lược công nghệ chỉ đơn giản là bạn trả lời các câu hỏi sau:
– Có nên thuê ngoài hay tự sử dụng nhân sự nội bộ cho việc quản lí và phân tích dữ liệu?
– Củng cố hay thay đổi hạ tầng dữ liệu đang có như thế nào?
– Thời gian cho mỗi lộ trình ngắn hạn và dài hạn là gì?
Đối với câu hỏi đầu tiên, bạn cần xem xét lại hiện tại doanh nghiệp của bạn dữ liệu đang nằm ở đâu, có người phụ trách chưa, nếu có thì là bộ phận nào? Ban đầu bạn có thể thuê ngoài nhưng cá nhân tôi cho rằng bạn nên sử dụng nhân sự nội bộ. Nếu nhân sự nội bộ chưa đủ năng lực thì bạn nên đào tạo bởi sử dụng nhân sự nội bộ luôn đem lại nhiều lợi ích: Giảm tải chi phí (chi phí thuê ngoài luôn khác cao), doanh nghiệp thuê ngoài khó mà nắm bắt và hiểu được điểm mạnh, yếu trong nội bộ doanh nghiệp, tiềm ẩn độ trễ trong việc tiến hành các chiến dịch cần đúng thời điểm hay nắm bắt inisght để tương tác tức thời tốt hơn, và dữ liệu là 1 phần tài sản của doanh nghiệp nên hạn chế công khai nó là tốt nhất.
Tiếp theo là việc xem xét hạ tầng công nghệ công ty đang có, nên thay đổi và tích hợp thêm hay tiếp tục sử dụng và tận dụng những công nghệ đang có.
Cấu thành chiến lược dài hạn xuất phát từ các chiến dịch ngắn hạn. Thông thường các doanh nghiệp xác định các yêu cầu kinh doanh để cải tiến trải nghiệm khách hàng và phối hợp với nội bộ doanh nghiệp để chuyển biến trải nghiệm đó. Cụ thể là việc sử dụng công nghệ để hoàn thành mục tiêu ngắn hạn phù hợp trong lộ trình chiến lược dài hạn đã đề ra. 

Chiến lược digital marketing

Bước 2: Tìm kiếm và phá bỏ những tách biệt từ hệ thống cũ

Bộ phận marketing là nơi tiến hành các hoạt động cho chiến lược marketing dựa trên dữ liệu vậy nên việc đầu tiên cần phải được cải thiện đó là LOẠI BỎ SỰ THIẾU LIÊN KẾ TRONG BỘ PHẬN MARKETING
Thường thì bộ phận marketing tại các doanh nghiệp Việt khá là mỏng về nhân sự ( nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi chỉ là 1 vài người) mà họ phải phụ trách quá nhiều thứ và tất nhiên họ chỉ có đủ thời gian và công sức cho các công việc họ phụ trách và chịu trách nhiệm. Và vấn đề ở đây, do có thể ít nhân sự và nhiều vấn đề cần xử lý nên hầu như mọi người sẽ ưu tiên hoàn thiện công việc họ trước, rất dễ xảy ra việc bộ phận marketing bị chia nhỏ thành nhiều mảng riêng lẻ, cá nhân trong đó cũng thiếu nhiều liên kết.
Bạn phải tập trung vào việc phối hợp, củng cố và tổ chức.
– Tăng cường phối hợp và giúp các thành viên trong bộ phận nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh và là 1 lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ví dụ: 1 doanh nghiệp bán quần áo trẻ em trên cả kênh online và offline. Việc xem xét dữ liệu và phối hợp các dữ liệu từ cả 2 kênh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Cải thiện chất lượng phục vụ trên cả 2 kênh.
– Việc củng cố bộ phận marketing có thể chia làm 4 mảng: căn chỉnh, quyết định tầm nhìn/mục tiêu; tích hợp và củng cố dữ liệu; hợp nhất các hoạt động trong nội bộ marketing; củng cố các hệ thống và quy trình
– Tổ chức hay tái tổ chức doanh nghiệp: bạn nên xem xét lại doanh nghiệp có nên “tái tổ chức” lại không, vì cơ bản, rất khó để tái tổ chức lại kèm theo đó là tổn thất khi bạn tái tổ chức cho dù bạn chưa việt việc tại tổ chức đó đem lại hiệu quả tốt hơn không. 

Cách phá bỏ hệ thống cũ

Làm sao để bạn có thể cải tiến sự tương tác và liên kết vận hành giữa các bộ phận tách biệt nhau? Những công việc cụ thể nào bạn cần làm ngay?
Để giúp bạn có thể thực hiện quá trình phá bỏ sự tách biệt giữa các bộ phận khác nhau này, tôi đã tổng hợp thấy có những cách sau bạn cần làm:

1: Xác định rõ tầm nhìn và mục đích

Cố gắng phát triển và truyền đạt 1 thỏa thuận mục đích chung về kì vọng và kết quả dự kiến đạt được. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận

2: Tất cả mọi người đều đóng góp vào việc marketing

Trao quyền nhiều hơn cho mỗi cá nhân để họ tham gia tích cực vào việc xây dựng và triển khai kế hoạch marketing. Sau đó tạo ra kênh truyền đạt thông tin sao cho mọi cá nhân đều có thể giao tiếp và truyền tải thông điệp tới khách hàng. Thông tin và dữ liệu được lưu giữ và lưu hành nội bộ

3: Luôn minh bạch

Luôn cập nhật thông tin cho các bộ phận khác khi có bất kì điều chỉnh nào. Các phòng ban hiểu rõ các vấn đề của nhau thì mới có thể tối ưu hóa các hoạt động, thời gian,…

4. Chia sẻ những việc đã làm

Hãy thông báo kết quả đã đạt được của từng bộ phận với toàn doanh nghiệp để mọi người có 1 cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động và thành quả của họ. hãy để mọi người đều biết họ đang đi đến đâu, đã làm được gì và cần làm gì.
Như vậy chỉ 1 vài hoạt động mang tính minh bạch và truyền thông thông tin nội bộ giữa các bộ phận đã giúp doanh nghiệp của bạn đạt được sự tối ưu hóa trong quá trình triển khai các hoạt động giữa các phòng ban giảm tải kha khá chi phí, thời gian, nguồn lực,.. 

Bước 3: Gỡ rối dữ liệu – thực chất là một mớ dữ liệu lộn xộn

Bạn có thể nhìn bao quát được tất cả các tương tác giữa khách hàng trên các kênh giao tiếp? Nếu không thì gay thật đấy, bạn đang trong mớ dữ liệu lộn xộn mà chúng tôi đã đề cập trên đó. Tuy nhiên, điều may mắn là phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều vậy nên giờ bạn muốn cải thiện nó vẫn còn kịp đó.
Bạn muốn một phương pháp nào đó để có thể điều chỉnh và điều khiển mọi thứ, bạn muốn truy cập và khai thác dữ liệu đó hàng ngày và đơn giản hơn. Này, đừng vội mà đi mua tool tích hợp kiểu bán hàng mà mọi người hay dùng đó nhé. Nó là công cụ hỗ trợ bán hàng thôi. Điều quan trọng là bạn phải biết thu thập và phân tích dữ liệu (data analysis) lớn để đưa ra thông điệp marketing phù hợp, thử nghiệm các chiến dịch marketing ,….

Ý chúng tôi muốn nói ở đây đó là con người – nhân lực đó. Rất nhiều doanh nghiệp đều cảm thấy họ có thể xoay sở với nhân sự hiện có và mọi thứ dường như vẫn hoạt động tốt. Và thậm chí họ còn không nghĩ đến việc thuê người có chuyên môn để phân tích dữ liệu chứ đừng nói là tuyển họ vào làm. Nhiều nhà lãnh đạo cứ khăng khăng đòi nghiên cứu insights khách hàng để ra quyết định marketing trong khi nhân sự triển khai còn không biết các bước nghiên cứu nó sẽ như thế nào? Vậy thì ngại gì mà không thử để xuất với sếp của bạn 1 phương án tối ưu và hiệu quả hơn đó là thuê ngoài hoặc tuyển nhân sự có trình độ chuyên môn về dữ liệu nếu doanh nghiệp của bạn đang cần và khiếm khuyết.
Tuy nhiên, tôi muốn nhắc nhở bạn một chút, thuê nhân sự bên ngoài nghiên cứu và phân tích dữ liệu thì được nhưng mà chiến lược chỉ nên do nội bộ nhân sự phụ trách thì mới thực sự là thế mạnh của doanh nghiệp được.

 

Cách gỡ rối dữ liệu

Ở phần trước, chúng tôi đã đề cập đến việc tối ưu hóa nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp, tiếp theo là việc các cá nhân đó phải ngồi lại, họp bàn với nhau để đưa ra chiến lược dữ liệu tổng thể từ khâu lên kế hoạch, phát triển và thực hiện nó.
Dưới đây là 1 kế hoạch đã chứng tỏ hiệu quả với 100 công ty đa quốc gia do Fortune bình chọn. Cho dù quy mô công ty trên khác công ty của bạn nhưng không có công thức nào cho mọi trường hợp kinh tế cả, vậy nên bạn phải điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

1. Xác định tầm nhìn

Điều này chúng tôi đã nói khá nhiều ngay từ việc bạn lên chiến lược dài hạn cho công ty.
Trải nghiệm nào bạn muốn đem lại cho khách hàng mục tiêu? Nhớ lên chi tiết CJM nhé. Sau đó phác họa 1 kịch bản cho việc làm thỏa mãn khách hàng mục tiêu đó.

2. Đưa ra những câu hỏi

Cần phải biết các câu hỏi trong kinh doanh mà bạn muốn dữ liệu và nhân viên của bạn phải trả lời

3. Phân công đúng người và vị trí thích hợp

“Dữ liệu mang lại cái bạn cần và con người biết tại sao bạn cần đến nó”. Bảo đảm rằng mỗi cá nhân đều có vai trò và trách nhiệm rõ ràng.

4. Xác định rõ các yêu cầu về dữ liệu

Xác định rõ loại dữ liệu bạn cần nhưng hiện tại lại chưa có. Vai trò của các dữ liệu đó trong mỗi bước đi từ chiến lược dài hạn bạn đã vạch ra.

5. Tìm nguồn dữ liệu bạn cần

Rà soát lại toàn bộ các bộ phận doanh nghiệp mà bạn cần cung cấp dữ liệu từ họ. Từ R&D, chăm sóc khách hàng, sale, bộ phận kho,… Nơi nào dữ liệu còn thiếu sót và cần thu thập thêm

6. Tìm kiếm và chuẩn bị sẵn một nguồn dữ liệu xác thực duy nhất

Điều đầu tiên để khai thác được dự liệu là bạn phải có một nơi để tổng hợp chúng. Để quản lý, vận hành, truy cập và tận dụng dữ liệu. Bạn cần những con người biết thu thập và sàng lọc dữ liệu thô, tổng hợp và tinh chỉnh chúng.

7. Củng cố, tích hợp và bổ sung dữ liệu

Có 1 hệ thống lưu trữ tổng hợp rồi thì nhớ update nó thường xuyên nhé, ít nhất là 1 vài tháng 1 lần hay sau những chiến dịch quan trọng,..
Để tối ưu hóa, bạn nên tự xây dựng 1 quy trình cho việc thu thập, cập nhật và xử lí dữ liệu để mọi người làm theo

8. Thử nghiệm, mở rộng và phát triển

Thử nghiệm, tinh chỉnh và triển khai luôn là công thức tuyệt vời cho mọi bước đi của doanh nghiệp. Việc thử nghiệm sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng những điểm yếu, kẽ hở và kinh nghiệm khi triển khai.

Để xây dựng và triển khai một chiến lược marketing nói chung và chiến lược marketing dựa trên dữ liệu nói riêng luôn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn thấy đội ngũ nhân sự và lãnh đạo khó có thể đảm nhận và triển khai được những gợi ý trên thì chúng tôi khuyên bạn nên thuê 1 chuyên gia hoặc đơn vị có kinh nghiệm để tư vấn và hỗ trợ bạn.

Điều này có thể giúp bạn giảm tải rất nhiều chi phí rủi ro khi tự mò mẫm nhờ kinh nghiệm và chuyên môn của cố vấn viên, thêm nữa nhân sự của bạn cũng có cơ hội học tập và rèn luyện. 

Khám phá dữ liệu

Một câu hỏi mà hầu như ai cũng muốn biết đó là ” Nên bắt đầu thu thập và tập hợp dữ liệu lớn từ đâu? Lời khuyên từ Bill Frank – Giám đốc phân tích dữ liệu của Teradata Corporation đó là “bắt đầu từ cái rất nhỏ”
Có nghĩa hãy tập tiến hành việc phân tích dữ liệu từ những dữ liệu tương đối đơn giản và không quá tốn kém.
Ví dụ như với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bán lẻ qua mạng, hãy bắt đầu từ việc xác định từng khách hàng xem họ đã xem những sản phẩm nào rồi chủ động gửi lời chào những sản phẩm đó hoặc tương tự như thế.
Mỗi một dự án khi được xây dựng và triển khai luôn có mục tiêu và trọng tâm rõ ràng, một dự án dữ liệu lớn cũng vậy xác định khung thời gian và quy mô cụ thể để xây dựng và giới hạn lượng dữ liệu cần thu thập và phân tích. Như vậy dự án sẽ dễ quản lý hơn và kết quả cũng sẽ dễ hiểu hơn.
Mỗi một phòng ban luôn có cách thu thập và xử lí dữ liệu thô theo cách của họ, bạn có thể khai thác dữ liệu theo kiểu tập trung vào những cái cần và bỏ qua những cái khác tùy vào yêu cầu của mỗi bộ phận. Điều này giúp chúng ta dễ dàng nhận định vấn đề và khẳng định một nỗ lực rộng lớn hơn để giải quyết.
Đừng có cố bắt ép bản thân hay nội bộ doanh nghiệp nghĩ về thứ to lớn là Giải quyết, xây dựng chiến lược dữ liệu lớn. Lựa chọn từng nhóm nhỏ một, với từng dự án, ban đầu bạn có thể chọn những nhân tố ảnh hưởng chính đến những thước đo quan trọng. sau rồi tinh chỉnh và hoàn thiện dần dần.

Bước 4: Dùng chỉ số đo lường làm kim chỉ nam

Việc sử dụng các chỉ số đo lường trong các hoạt động marketing hiện nay không còn là điều khó khăn hay mới mẻ, hầu hết mỗi doanh nghiệp đều có 1 vài giá trị chính làm mục tiêu hiệu quả cần đạt thường niên hay cho mỗi chiến dịch. Tuy nhiên có một bất cập ở đây là, có nhiều chỉ số đo lường là tốt nhưng càng nhiều chỉ tiêu nhỏ cần đạt nhân viên marketing càng bị áp lực về chỉ số đó và đôi khi tính xác thực bị bóp méo nhằm đạt được 1 vài KPI đó.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý cho 1 vài chỉ số quan trọng.
1. CPL ( Cost – per- lead – chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)
Đây là phương pháp tính chi phí hiệu quả và đơn giản trong việc quản lý các hoạt động marketing trên nhiều kênh. Đặc biệt khi doanh nghiệp của bạn tiếp cận marketing B2B.
2. ROI – Return on Investment – Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
Tỷ lệ này thường được dùng cho việc đo lường lợi nhuận vốn đầu tư 1 lần, ví dụ như bổ sung nền tảng kĩ thuật mới hay cấp ngân sách cho 1 chiến dịch có thời hạn nào đó.
Nhiều nhà quản trị marketing cho rằng ROI khó mà là chỉ tiêu đo lường được khi doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu và các khoản đầu tư cho marketing tỷ lệ với việc sụt giảm lợi nhuận. Vậy nên họ đã đưa ra 1 chỉ số đo lường khác đó là
3. ROMMI – return on marginal marketing investment – tỷ suất sinh lợi cận biên từ đầu tư trong marketing
GIờ đây,  các marketer nên xoay quanh câu hỏi là” với 1 đồng chi cho từng hoạt động marketing thì lợi nhuận thu về là bao nhiêu?”

Những chỉ số

Với chỉ số đo lường này, doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa khi ROMMI bằng không. ROMMI dương cho thấy có thể đầu tư thêm nguồn lực và ROMMI âm cho thấy doanh nghiệp đang chi quá nhiều so với lợi nhuận đạt được.
Đó là một số chỉ tiêu chính cho việc đo lường hiệu quả hoạt động marketing nói chung và marketing dựa trên dữ liệu nói riêng. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ cố gắng tóm gọn lại những vấn đề bất cập khi tiến hành đưa ra các chỉ số đo lường hiệu quả marketing

Một vấn đề khá phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là sự thiếu đồng thuận giữa 2 bộ phận marketing và kinh doanh. Rất nhiều người có thế thấy điều đó nhưng họ không biết hoặc không muốn xóa bỏ ranh giới ấy bởi nhiều lý do. May thay, nhờ những chỉ số đo lường hiệu quả (KPIs) có thể giúp 2 bộ phận này gắn kết với nhau.

>> Xem thêm: Xây dựng chỉ số đo lường hiệu quả kế hoạch marketing

Theo Cristine Crandell cho rằng sự thiếu đồng thuận đó là do mỗi bộ phận có phương châm và cách thức hoạt động riêng.
Cụ thể, bộ phận marketing dùng các chỉ số như reach, traffic, click, brand awareness trong khi bộ phận bán hàng sử dụng đến conversion of leads, quy trình bán hàng, hạn ngạch (quotas),.. làm thước đo hiệu quả.
Điều thứ 2 đó là các bộ phận còn thiếu sự hiểu biết lẫn nhau. Các cá nhân trong mỗi bộ phận hiếm khi đặt mình vào vị trí của bộ phận kia.
Và các bộ phận marketing và kinh doanh không cùng mục tiêu kinh doanh nên hiển nhiên 2 bộ phận hoạt động khó mà khớp với nhau được.
Như vậy, điều các nhà lãnh đạo, quản trị cần làm là cố gắng đưa các mục tiêu của 2 bộ phận trên gộp thành 1, thay vì 2 bộ phận cố gắng phấn đấu vì 2 mục tiêu thì hãy giao trách nhiệm cho bộ phận marketing và kinh doanh đạt cùng 1 mục tiêu kinh doanh. Tăng cường sự giao lưu, trao đổi về quan sát, học tập và làm việc lẫn nhau để thắt chặt mối quan hệ, liên kết giữa 2 bộ phận. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng việc cử nhân viên marketing quan sát các hoạt động kinh doanh để hiểu được bất đồng, vấn đề bất cập còn tồn tại,.. và ngược lại. Quan sát đơn giản đó là cách 2 bộ phận nhận thức được kẽ hở mà cả 2 cần khắc phục dẫn đến việc cần có 1 quy trình hoạt động thống nhất giữa các bên.
Việc các chỉ số đo lường được thống nhất còn giúp lãnh đạo của bản ra quyết định tốt hơn, chính xác hơn có một điểm rõ ràng để tập trung 

 

 

 

Share

Gọi ngay