Chris Hughes

Sự thật là chúng ta không cần Facebook đâu

Trong một bài đăng trên tờ The New York Times vào hồi đầu tháng 5, nhà đồng sáng lập Facebook – Chris Hughes – đã đưa ra một cuộc tranh luận về việc loại bỏ các phương tiện truyền thông xã hội, phân tách chúng thông qua luật chống độc quyền và mở đường cho một thời đại mà ông miêu tả là đổi mới và cạnh tranh.

Hughes không phải người đầu tiên đưa ra ý kiến rằng chính phủ nên dọn dẹp và giải quyết các vấn đề họ đã gây ra – cần ban hành luật hạn chế quyền lực đối với các công ty độc quyền công nghệ mà đang làm cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, nhưng cũng trích suất, khai thác dữ liệu cá nhân và hành vi của chúng ta. Hughes cũng không phải người đầu tiên khẳng định rằng một khi điều này xảy ra, những phiên bản mới hơn, với tầm nhìn tốt hơn sẽ có cơ hội được tạo ra.

Một thị trường sôi động đã từng thúc đẩy Facebook  và các công ty truyền thông xã hội cạnh tranh nhau để đưa ra những sản phẩm tốt hơn gần như đã biến mất. Điều này có nghĩa là ít có cơ hội hơn cho những startups phát triển tốt hơn, ít khai thác dữ liệu người dùng hơn, ít can thiệp vào sự riêng tư của bạn hơn.

Đã đến lúc để xem xét về một câu trả lời cho vấn đề này theo một cách khác: Chúng ta không còn cần phải sử dụng mạng xã hội nữa.

>>> Xem thêm: Facebook bỏ số đếm Like đã “lây lan” đến châu Á,bao giờ sẽ đến Việt Nam?

Điều này có thể xảy ra, cũng có thể không. Theo Nick Srnicek, tác giả của cuốn Platform Capitalism, đã nói rằng cạnh tranh ngày càng cần nhiều dữ liệu hơn, nhiều sự chú ý hơn, nhiều sự tương tác hơn và nhiều lợi ích hơn… Những nỗ lực của chính phủ chỉ làm tăng thêm rủi ro cạnh tranh. Các quy định có thể thay đổi môi trường kinh doanh, nhưng nó không thay đổi mô hình kinh doanh.

Đối với Hughes, sự xuất hiện của cạnh tranh chính là chìa khóa cho một kết quả tốt hơn. Ông đã chỉ ra có bao nhiêu người đã bỏ tài khoản Facebook của mình sau tiết lộ của Cambridge Analytica, nhưng sau tất cả họ chẳng rời khỏi nền tảng của công ty. Vậy thì họ đã đi đâu?

Cambridge Analytica

Cambridge Analytica

Câu trả lời là không đâu cả, chẳng có nơi nào hơn được Facebook. Và có lẽ đã đến lúc chúng ta quan tâm đến một định nghĩa khác của “không đâu cả”. Bởi vì họ có thể chọn lựa “không sử dụng mạng xã hội nữa”.

Có khả năng một số phương tiện truyền thông xã hội có thể sẽ xuất hiện trong tương lai, một phương tiện ít khai thác thông tin hơn, bảo mật với người dùng hơn. Nhưng nếu không có thì sao? Chúng ta cần phương tiện truyền thông xã hội, cần mạng xã hội để làm gì?

Bất chấp các nỗ lực của các công ty có thuyết phục chúng ta ra sao đi nữa, chúng ta không cần sử dụng mạng xã hội để có thể làm những việc mà họ thuyết phục là có.

Chúng ta không cần mạng xã hội để kết bạn và xây dựng mối quan hệ. Chúng ta không cần nó để trở nên năng động hơn hay là hiểu biết về chính trị hơn. Chúng ta không cần nó để khám phá các thành phố hoặc tìm thứ gì đó mới để làm. Chúng ta không cần nó để tìm cách gọi một chiếc xe, bắt chuyến xe bus hay là đặt mua một cái vé máy bay. Chúng ta không cần nó để nghe một bài hát mới hay tìm đọc một quyển sách mới. Chúng ta cũng chẳng cần nó để mua sắm. Chúng ta không cần nó để lên kế hoạch cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không cần nó để hiểu được thế giới.

Chúng ta không cần để giám sát các công ty hay các chính phủ dễ dàng hơn. Chúng ta không cần mạng xã hội để quấy rối và rình rập một cách dễ dàng hơn. Chúng ta không cần mạng xã hội tuyên truyền về những âm mưu và bạo lực. Chúng ta không cần nó để lây nhiễm người khác những tư tưởng phản khoa học nguy hiểm.

Chúng ta không cần mạng xã hội suốt ngày hiển thị quảng cáo.

Mạng xã hội

Mạng xã hội

Ngay bây giờ, những người duy nhất cần mạng xã hội là những ai tạo ra nó và làm ra tiền từ nó.

Hughes khẳng định rằng mạng xã hội mang đến nhiều tác hại hơn là lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Anh ấy đã kể rằng: “Một ngày, khi tôi đang nằm trên sofa cùng đứa con trai 1 tuổi của tôi, lướt Instagram để xem những bức ảnh đẹp hơn những bức ảnh trước đây tôi từng thấy.”

>>> Xem thêm: TikTok sẽ trở thành Instagram của thế hệ tiếp theo?

Hughes làm rõ rằng sự lựa chọn đó là của anh ấy, rằng anh ấy muốn tiếp tục xem những bức ảnh thú vị hơn nữa, nhưng đó dường như chẳng còn là một sự lựa chọn nữa. Bởi vì Facebook đã bước vào cuộc sống của chúng ta, biết được từng sự chú ý của chúng ta và sự thật là họ đã có được những dữ liệu cần thiết để làm vậy.

Sự thật rằng chúng ta không cần mạng xã hội. Chúng ta sẽ thấy rằng các kết nối, các mối quan hệ ta có được từ mạng xã hội thường mỏng manh; rằng thế giới ta được thấy qua mạng xã hội thường bị bóp méo, một chiều; rằng thời gian chúng ta sử dụng cho mạng xã hội có thể được dành cho những việc khác tốt hơn.

Share

Gọi ngay