Nhượng quyền thương hiệu là gì? Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

1- Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là hình thức kinh doanh cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa theo phương thức, phương pháp kinh doanh bao gồm: thương hiệu, nhãn hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một thời điểm và khoảng thời gian nhất định.

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) tương tự như nhượng quyền nhưng cụ thể là sử dụng thương hiệu/tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với một vài ràng buộc.

Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam hiện nay đang là một thị trường tiềm năng với sự tham gia của các ông lớn trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam: Là các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng gia nhập vào thị trường Việt Nam dựa trên mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài: Việc mang thương hiệu của Việt Nam ra các nước khác cũng theo mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu trong nước: Nhượng quyền với phạm vi trong nước với quy mô các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra còn có các mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam như nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhượng quyền có tham gia quản lý,…

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể xem thêm Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu – Franchise là gì? để có thêm các thông tin về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.

Các thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam

Hình thức nhượng quyền thương hiệu không còn xa lạ và hiện nay đang khá được ưa chuộng tại Việt Nam. Do đó có không ít các thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam kể cả trong nước và nước ngoài.

Các thương hiệu nước ngoài nhượng quyền ở Việt Nam hiện nay: KFC, Burger King, Domino’s Pizza, Kichi Kichi, Mc Donald’s, Circle K, Miniso, California Fitness & Yoga,…

Thương hiệu nhượng quyền của nước ngoài

Thương hiệu Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài: Phở 24, Trung Nguyên Coffee,…

Thương hiệu nhượng quyền trong nước: Cộng Cà Phê, Thế Giới Di Động, Biluxury, Highlands Coffee,…

2- 5 lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp theo là thời trang, giáo dục đào tạo, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ khác,…

Lĩnh vực ăn uống

Hiện nay ngành dịch vụ ăn uống gần như là thị trường sôi động nhất áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Hơn thế nữa, sự xuất hiện của dịch vụ giao hàng nhanh càng giúp lĩnh vực này phát triển ổn định.

Nhượng quyền thương hiệu lĩnh vức ăn uống

Các thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam trong lĩnh vực ăn uống có thể kể đến như: KFC, Lotteria, Mc. Donald’s, Highlands Coffee, The Coffee House, Bánh Mì Má Hải, The Alley, Tocotoco,… Lĩnh vực này thu hút khách hàng từ nhiều lứa tuổi: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công sở,… vì thế tiềm năng trong lĩnh vực này là rất lớn.

Ngoài ra còn có những thương hiệu nhà hàng lẩu nhượng quyền ở khắp nơi như: Aka House, Kichi Kichi, Hotpot Story, King BBQ, Nướng đường phố Buk Buk, Thái Express…

>> Xem thêm: Báo cáo xu hướng và hành vi tiêu dùng ngành FnB 2020-2030

Lĩnh vực giáo dục đào tạo

Lĩnh vực giáo dục cũng là một lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm, không chỉ các nhu cầu học tiếng Anh được chú ý mà các chương trình đào tạo kỹ năng, khóa training, Marketing coaching courses cũng được chú ý rất nhiều.

Do đó đây cũng là lĩnh vực có khá nhiều các thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam như: Hội anh văn Việt Mỹ (VUS), Anh ngữ Việt Úc, Anh ngữ Không Gian, Ms Hoa toeic, Anh ngữ I can read,…

Lĩnh vực làm đẹp, thể thao

Nhu cầu sức khỏe và làm đẹp hay thể thao không gói gọn dành cho các chị em phụ nữ mà kể cả nam giới cũng tỏ ra ưa chuộng lĩnh vực này. Chính vì thế nên các thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam trong ngành làm đẹp, thể thao cũng có rất nhiều: California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, Fit24, Seoul Spa, Himalaya Health Spa, 30 Shine,…

>> Xem thêm: Xu hướng ngành dịch vụ làm đẹp sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?

Lĩnh vực bán lẻ

Bán lẻ là một thị trường tiềm năng ở Việt Nam do vậy không có lý do gì mà các thương hiệu không kinh doanh theo mô hình nhượng quyền để mở rộng thị trường. Các thương hiệu nhượng quyền ở Việt Nam tham gia vào thị trường này thường tập trung ở các thành phố lớn, khu đô thị đông dân cư.

thương hiệu nhượng quyền lĩnh vực bán lẻ

Không chỉ có các thương hiệu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… như Aeon, Lotte Mart, Big C, 7-Eleven, G25, Circle K, Shop&go, Miniso… mà các ông lớn của Việt Nam cũng gia nhập vào thị trường này: Vinmart, Saigon Coop,…

Lĩnh vực thời trang

Giống như các lĩnh vực sức khỏe làm đẹp, thể dục thể thao, nhu cầu thời trang của người dân Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú ở các lứa tuổi, giới tính cũng như các phong cách thời trang riêng biệt từ công sở đến thời trang thể thao, đi chơi, dự tiệc…

Trong xu hướng chung của nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam thì ngành thời trang cũng thu hút rất nhiều các thương hiệu: GUMAX, công ty thời trang Việt (VFC) với thương hiệu Ninomax, công ty thời trang Blue exchange, Biluxury, Chappin Homme, Couple TX, thời trang trẻ em Unica, Crown Space, AMPRIN, thời trang nam LODY, CELEB, Seven Uomo,…

3- Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Quy định về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được nhượng quyền nếu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu và chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
  • Chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ
  • Đối với tên thương mại chỉ được nhượng quyền cùng với chuyển nhượng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó

Cần chuẩn bị gì khi tham gia nhượng quyền thương hiệu

Nguồn vốn

Bên cạnh việc tìm hiểu về các thủ tục để chuẩn bị tham gia nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam thì nguồn vốn là thứ không thể thiếu trong khâu chuẩn bị.

chuẩn bị nguồn vốn nhượng quyền thương hiệu

Chi phí hợp đồng chuyển nhượng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào thương hiệu bạn muốn tham gia nhượng quyền lớn hay nhỏ, chi phí duy trì hợp đồng, kinh phí về địa điểm kinh doanh, bạn cũng cần dự trù rủi ro vì vậy cần tính toán kỹ càng về nguồn vốn trước khi tham gia nhượng quyền thương hiệu.

Nghiên cứu thị trường

Trước khi tham gia vào nhượng quyền thương hiệu bạn không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường.

Bạn cần nghiên cứu thị trường để hiểu về insight của khách hàng, nhu cầu của thị trường, thương hiệu bạn nhắm đến có đủ độ “hot” hay tin cậy để xứng đáng với số tiền bạn sắp chi ra.

Nếu chưa thể tự mình làm bạn có thể tìm đến các công ty cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để được nghiên cứu insights khách hàng, nghiên cứu hành vi khách hàng/người dùng, xây dựng personas, hành trình khách hàng và nhận những báo cáo, giải pháp đề xuất,…

Địa điểm kinh doanh

Dù cho thương hiệu có nổi tiếng cỡ nào nhưng nếu lựa chọn sai địa điểm kinh doanh thì công sức của bạn cũng sẽ đổ sông đổ biển. Bạn cần tạo điều kiện để khách hàng đến với bạn chứ không phải cách xa khách hàng. Địa điểm càng gần khách hàng mục tiêu của bạn thì càng giúp tạo được lợi thế kinh doanh.

Thông thường bạn sẽ được tư vấn về địa điểm kinh doanh từ phía chủ thương hiệu vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn mà còn có ảnh hưởng đến hình ảnh của bên chủ thương hiệu.

Nếu vẫn băn khoăn về địa điểm kinh doanh thì khi thuê các công ty nghiên cứu thị trường bạn có thể đề xuất yêu cầu để được hỗ trợ tư vấn cả về địa điểm kinh doanh hoặc test những địa điểm bạn đã nhắm sẵn.

Share

Gọi ngay