Nhân cách hóa thương hiệu là gì?

Việc hiểu được khía cạnh con người thông qua những phương pháp phân tích, nghiên cứu thị trường như social listening, netnography, emphatic research,… rất quan trọng, góp phần khám phá ra những điều khách hàng bị thu hút, bị hấp dẫn.
Theo Stephen Sampson, con người trong môi trường số ngày nay thường dễ bị ảnh hưởng và thu hút bởi những người khác có các đặc tính sau: tính thể chất (physicality), trí tuệ (intellectuality), xã hội (sociability), cảm xúc (emotionality), nhân cách (personability) và đạo đức (morality).

Vậy nên 1 thương hiệu, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng và mối quan hệ tốt thì thương hiệu nên có các đặc tính như 1 con người có các đặc tính trên.

>>> Xem thêm: Thương hiệu là gì? Những yếu tố cấu thành thương hiệu

Nhân cách hóa thương hiệu

Nhân cách hóa thương hiệu là biến thương hiệu thành một con người mà khách hàng của bạn yêu thích. Vậy làm thế nào để nhân cách hóa thương hiệu?

Hãy làm theo các bước dưới đây.

1-Tính vật lý

Đối với doanh nghiệp, tính thể chất vật lý của thương hiệu chỉ đơn giản là logo, slogan, thiết kế bao bì sản phẩm, trải nghiệm mua sắm,… Apple là một ví dụ nổi bật, chúng hấp dẫn người dùng từ logo, slogan và các store trên thế giới bởi tính sáng tạo, trải nghiệm tốt và trải nghiệm sử dụng sản phẩm thì bạn biết rồi đấy.

2-Trí tuệ

Trí tuệ là khả năng của con người có hiểu biết, suy nghĩ và tạo ra ý tưởng. Doanh nghiệp có trí tuệ chính là việc họ sáng tạo, luôn đưa ra những bất ngờ, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mới mẻ hài lòng khách hàng,…

3-Tính xã hội

Tính xã hội – chính là sự cởi mở hòa đồng của thương hiệu hay doanh nghiệp. Thương hiệu nên tự tin giao tiếp và thường xuyên chia sẻ , lắng nghe với khách hàng của mình

brand

4-Tính xã hội

Đã là 1 con người thì tất nhiên không thể thiếu cảm xúc, doanh nghiệp có thể khơi gợi và gắn kết những khách hàng thông qua những hành động truyền thông đánh vào tình cảm, các mối quan hệ thân thiết gắn bó của khách hàng. Ví dụ, Dove đưa ra chiến dịch Real Beauty để kêu gọi sự tự tin từ phụ nữ.

5-Cảm xúc

Nhân cách con người thể hiện qua cách con người đó làm việc, giao tiếp,… một người có nhân cách tốt là họ ý thức được mình đang làm gì, thừa nhận những điều chưa tốt, chưa biết và biết khắc phục, sửa chữa. Doanh nghiệp hay thương hiệu cũng vậy, khách hàng khi nhìn những hành động của doanh nghiệp như nhìn nhận hành động của một con người – biết lắng nghe, nhìn nhận những sai trái và cải thiện tích cực hơn.

>>> Xem thêm: Lợi ích của việc “Ủng hộ tích cực” và “Ủng hộ tiêu cực” đến thương hiệu

6-Đạo đức

Đạo đức chính là sự tử tế, chính trực. Vấn đề đạo đức của doanh nghiệp luôn là một điều nhạy cảm vì hiện tại ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp làm việc thường bất chấp đạo đức – cà phê trộn bột ngô, chè “tái sử dụng”,…
Đôi khi đạo đức của một thương hiệu hay doanh nghiệp chỉ đơn giản là giữ đúng nguyên tắc đã nói với khách hàng, trung thực.
Vậy doanh nghiệp của bạn đã có những “đức tính” nào kể trên, còn thiếu khía cạnh nào để nó trở nên “con người” hơn?

Share

Gọi ngay