Mạng xã hội

Đặc điểm người tiêu dùng xã hội – Social Customer

Ở phần trước chúng tôi có nhắc đến vai trò và của con người trong Digital marketing (marketing trên nền tảng số), hôm nay chúng tôi sẽ đưa bạn tiếp tục cuộc khám phá về người dùng, đặc biệt là người dùng trong môi trường truyền thông xã hội.

Hiện nay các thế hệ Y, Z tham gia mạng xã hội như một phần cuộc sống của họ, tất cả những điều họ chia sẻ, suy nghĩ, quan điểm, những hình ảnh, video họ đăng tải đều là cách họ đang giới thiệu về bản thân với những người khác thông qua nhiều loại hình như ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh,.. Một cách để họ bày tỏ cá tính, phong cách sống của bản thân.

Vậy nên việc marketers phải biết nắm bắt insights, hành vi người dùng trên môi trường số thông qua các điểm tiếp xúc xã hội mà người dùng để lại.

  1. Dấu chân xã hội (Social Footprints) được hiểu là dấu vết con người tạo ra khi họ hoạt động trên môi trường số. Dấu chân xã hội thể hiện ngay qua profile cá nhân, những bức ảnh, địa điểm người đó chia sẻ… nói cho người khác biết họ là ai, họ đang ở đâu,..
  2. Xu hướng cuộc sống (lifestreams) là những xu hướng sắp xếp theo thứ tự thời gian của những điều con người chia sẻ và đăng tải.
  3. Thương hiệu xã hội (social brand), việc con người để lại dấu chân xã hội rất nhiều, việc con người người thể hiện tính hiện diện của mình trên cộng đồng xã hội đó là việc tại ra thương hiệu xã hội. Bạn có thể dùng tên thật hoặc một tên giả khác, tuỳ thuộc vào quan điểm và suy nghĩ của họ. Rất nhiều người dùng sử dụng những tên giả (nickname) để tham gia vào cộng đồng xã hội nào đó. Thay vì giấu đi bản sắc thật của mình họ lại cố truyền tải ý nghĩa cho những nickname họ lựa chọn khi tham gia cộng đồng.

>>> Xem thêm: Tác động của Digital marketing lên hành vi người tiêu dùng

Đó là những gì bạn có được khi người dùng tham gia các hoạt động truyền thông xã hội. Tuy nhiên, vấn đề xuất hiện ở đây là “Lý do sâu xa nào người dùng tham gia vào môi trường truyền thông xã hội?”

Dưới đây là những lý do chính mà người dùng tham gia cộng đồng xã hội, có thể một vài lý do rất đơn giản mà bạn quen thuộc.

  • Afinity Impulse (Sự thúc đẩy từ kết nối): mạng xã hội cho phép các cá nhân thể hiện tính cách, suy nghĩ tình cảm, quan điểm và phát triển các mối quan hệ như like, comment, nhắn tin.
  • Prurient impulse (Sự thúc đẩy từ sự tò mò): rất nhiều người có thói quen theo dõi hoặc vào trang cá nhân của những người khác do họ cảm thấy tò mò, sự khát khao hiểu thêm về người được theo dõi đó.
  • Contact confort and immerdiacy impulse (sự thúc đẩy từ sự thuận tiện và nhanh chóng trong giao tiếp)
  • Altruistic impulse (sự thúc đẩy từ lòng vị tha) bất ngờ đúng không nào ?

Rất nhiều người tham gia truyền thông xã hội để có thể làm hay chia sẻ những hành động tốt đẹp. Họ sử dụng kênh truyền thông xã hội để lan tỏa, kết nối, mở rộng phạm vi của mình.

  • Validation impulse ( Sự thúc đẩy từ việc giá trị hóa) Những điều bạn chia sẻ về quan điểm, suy nghĩ của mình hay đóng góp những hoạt động tương tác với những người khác là việc bạn đang giá trị hóa cá nhân mình.

>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa Customer NEEDS, WANTS VÀ DEMANDS

Qua những vấn đề trên, chúng ta đã hiểu được phần nào “động cơ” của người dùng hay chính mình tham gia vào các cộng đồng xã hội. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đến việc “phân đoạn thị trường truyền thông xã hội” – một hoạt động marketing thường được “ngó lơ” hay kém chú ý bởi tính khó xác định và đo lường đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam.

Share

Gọi ngay