Insight khách hàng ngành Tài chính – Finance

Sunny Israni, doanh nhân, cựu nhân viên phố Wall, Mỹ – người sáng lập ứng dụng tiền Clasp, đã dành hơn 100 giờ để phỏng vấn nhóm khách hàng tiềm năng hiện nay – thế hệ Y (Millennials). Cuộc phỏng vấn được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về thói quen tiền bạc, thái độ và mục tiêu dự định của nhóm thế hệ này sẽ làm gì khi có tiền.

Trong cuộc phỏng vấn này, Israni đã chia ra 2 nhóm đối tượng phỏng vấn: nhóm chi tiêu có kế hoạch và nhóm chi tiêu cảm tính (không theo kế hoạch). Và mục đích của cuộc phỏng vấn chỉ đơn giản làm muốn tìm hiểu nguyên nhân (yếu tố thúc đẩy) tạo nên sự khác biệt giữa 2 nhóm thế hệ Millennials này. Liệu sự hình thành hành vi như vậy có liên quan đến thu nhập, môi trường sống, vị trí địa lý (thành thị, nông thôn) hay tác động từ những cá nhân khác?,…

Kết quả thu về khá bất ngờ, việc nhóm người tiêu dùng thế hệ Y chi tiêu cảm tính đều không liên quan đến các vấn đề trên, mà là cách nhóm tiêu dùng này nghĩ về vai trò của tiền bạc. Nguyên nhân tương đối khác so với suy đoán dựa trên hành vi nhóm người tiêu dùng này là họ thích trải nghiệm, thử các sản phẩm, dịch vụ mới,.. những đặc điểm của từng thế hệ đều được định hình bởi hoàn cảnh, môi trường. (Theo Deloitte, Global Millennial survey 2019).

Nguyên nhân tác động

Có 3 yếu tố tâm lý chính góp phần làm cho thế hế Y kiểm soát kém hơn trong việc “tiêu tiền”.

Không hiểu tiền có ý nghĩa gì trong cuộc sống

Dữ liệu từ phỏng vấn chỉ ra rằng không có điều gì tác động đến hành vi của thế hệ Y hơn là cách họ nghĩ  về việc quản lý tiền bạc.

Nhưng đáp viên khi tham gia trả lời mô tả hành vi tài chính của mình như thể đang mô tả về chính bản thân mình, họ là ai, trông như thế nào,.. Hay nói cách khác, việc nhóm người tiêu dùng này chi tiêu ra sao chính là một cách để họ tuyên bố với xã hội bản thân họ là ai.

Nhóm người tiêu dùng thế hệ Y có hành vi kiểm soát hiệu quả về tài chính là những người có tầm nhìn ( có kế hoạch tương lai) rõ ràng về những gì họ muốn từ tiền mình kiếm được, biết được mục tiêu khi chi tiêu vào đâu đó.

Cụ thể, khi ông phỏng vấn một đáp viên đang bắt đầu xây dựng sự nghiệp và chính họ cũng sử dụng tiền một cách tiết kiệm cũng tự chia sẻ là một một đồng họ chi tiêu đồng nghĩa với việc họ biết mình đang chi cho cái gì. Ngược lại, những người không nhất định phải đưa ra các quyết định chi  tiêu hay có kế hoạch chi tiêu luôn có sự băn khoăn và mâu thuẫn trong việc chia sẻ về mục đích khi họ chi tiêu cho bất cứ một khoản nào. Và việc không hiểu việc bản thân họ chi tiền mua sắm vì điều gì dẫn đến những thói quen xấu và gây ra việc biến họ thành những người chi tiêu “không khôn ngoan”, hợp lý.

Không đặt hạn mức chi tiêu

Trong khi phỏng vấn, ông cũng phát hiện ra rằng thế hệ Y có một thói quen xấu đó là chi quá  nhiều tiền trong các tình huống xã hội (social situations) hay nói cách khác bị ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu bởi yếu tố từ môi trường, xã hội xung quanh.  Trong khi đó những người có kỷ luật chi tiêu đã lập cho mình kế hoạch khi chi tiêu.

Mọi người đều biết khi trong các tình huống xã hội mọi người đều có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế, khi nghiên cứu sâu hơn vào nhóm người chi tiêu có kế hoạch thì hầu hết những người đó đều hiểu bản bè cũng như những cá nhân khác trong vòng tròn xã hội của mình, biết điều gì có ý nghĩa và “việc ý nghĩa” đó đôi khi không cần thiết phải là tốn một khoản tiền lớn. Từ cuộc phỏng vấn này, khi những người luôn cố gắng chi tiền theo đuổi tình hình xã hội hầu nhưng không cảm thấy vui vẻ và hành phúc khi chi tiêu. Cùng với đó, khi những người chi tiêu cảm tính không trung thực với bạn bè của hộ về các vấn đề, chi phí họ có thể chị trả.

Và việc giảm tải chi tiêu không phải là một biện pháp, thay vào đó họ cần hiểu giới hạn chi tiêu nên ở đâu. Tốt nhất những cá nhân đang cảm thấy mình chi tiêu không hợp lý, “xa xỉ” so với thu nhập nên có những danh sách việc cần chi tiêu, đặt thứ tự ưu tiên cho các khoản.

>> Xem thêm: Muốn bán được sản phẩm phải tìm hiểu khách hàng! Vì sao? Và làm như thế nào?

Chấp nhận số phận và không muốn phấn đấu

Dữ liệu từ cuộc phỏng vấn chỉ ra rằng thế hệ Y – những người có thu nhập, kinh tế kém hơn so với bạn bè, network của mình có những suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Họ nghĩ rằng không có bất cứ điều gì có thể thay đổi hoàn cảnh, cuộc sống của mình và không cần phải cố gắng làm gì. Vấn đề quay trở lại là suy nghĩ, tư duy của nhóm tiêu dùng trẻ này.

Họ tự nghĩ rằng mình không thể tốt hơn hay thay đổi được gì và luôn cảm thấy đứng dưới mọi người. Điều này còn trở nên tồi tệ hơn khi thế giới xảy ra các vấn đề vĩ mô như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chiến tranh,… làm cho nhóm người tiêu dùng cảm thấy nên sống “hết mình” cho hiện tại. Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ tư duy, cách suy nghĩ, nếu ngay từ đầu cách họ nghĩ đã không đúng thì việc sử dụng các công cụ lên kế hoạch tài chính khi chi tiêu đều vô ích, thậm chí nhóm người tiêu dùng này còn không nhìn vào tài khoản ngân hàng của mình.

Mong muốn và mâu thuẫn trong hành vi

Tự do về tài chính

Ngoài ra, thế hệ Y mong muốn được độc lập về tài chính và tự do chi tiêu. Cho dù điều đó có nghĩa là họ gặp nhiều rủi ro trong công việc lẫn cuộc sống hơn như là: có những kỳ nghỉ tự phát hoặc có thể nghỉ việc khi còn trẻ. Và họ cũng chia sẻ rằng họ muốn độc lập về tài chính như vậy là không muốn phải lo lắng hay suy nghĩ nhiều khi chi tiêu bất cứ một khoản gì.

Có sự khác biệt giữa độc lập, tự do (freedom) và tự phát (spontaneity), thì một số người tiêu dùng trong nhóm này chia sẻ rằng họ thích những điều tự phát. Ví dụ, họ có thể đột nhiên thực hiện một chuyến du lịch một cách tự phát hoặc tự phát tìm hiểu, tham gia học hỏi về một ngành nào đó.

Rất nhiều người trong nhóm thế hệ này đang vướng vào các khoản nợ ngân hàng, đặc biệt khi mà hình thức trả góp với lãi suất ưu đãi trở nên phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mua một chiếc Iphone 11 pro thông qua hình thức trả góp. Vì vậy, việc tiêu tiền theo cách họ muốn đã và đang trở thành mục tiêu của rất nhiều bạn trẻ. Đặc biệt họ cũng nhân mạnh mục tiêu cho cuộc sống của mình là nghỉ hưu sớm và độc lập (independent) về tài chính.

Họ muốn tự do đưa ra lựa chọn mà không phải lo lắng về tiền bạc, và trên hết, họ muốn chi tiêu cho những thứ mang lại cho họ niềm vui hơn là trả nợ.

>>> Xem thêm: Khai thác insights khách hàng qua thông tin trên mạng xã hội

 Sở hữu bất động sản

Ngược với nhóm tiêu dùng “tự phát” và “cảm tính”, cùng nằm trong thế hệ Y, một nhóm những người chi tiêu có kế hoạch rất quan tâm đến việc sở hữu một căn nhà (bất động sản). Đối với nhiều người, việc sở hữu một căn nhà giống như một thứ gì đó đánh dấu sự trưởng thành của bản thân, điều này chỉ đơn giản là thái độ và quan niệm. Họ khao khát có thể sở hữu bất động sản, giống như thế hệ cha mẹ họ việc đánh dấu trưởng thành là những sự kiện quan trọng trong cuộc đời như kết hôn, mua nhà, có con,…

Tuy nhiên, thực tế là thế hệ này cho du khao khát sở hữu bất động sản đến vậy nhưng điều này vẫn nằm ngoài tầm với do thiếu tiền tiết kiệm. Theo dữ liệu từ INSIDER và Morning Consulting, có đến 30% số millennials muốn mua nhà nhưng lại không muốn tiết kiệm chi tiêu để mua nhà. Chi phí sinh hoạt hàng ngày và giá nhà cửa cao cũng là một nguyên nhân làm cho họ không thể tiết kiệm tiền để mua được như thế hện trước đó.

DTM Consulting tổng hợp và biên tập

Theo Business Insider

Share

Gọi ngay