Facebook lập bản đồ thế giới

Tại sao Facebook lập bản đồ dân số toàn thế giới?

Facebook có một mục tiêu bão hòa toàn thế giới với dịch vụ của họ.

Chiến lược này được hé lộ vào đầu tháng 4, khi mà mạng xã hội này thông báo rằng họ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo và hình ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ dân số cho toàn bộ châu Phi.

Bước tiếp theo là gì? Facebook nói rằng trong vòng một vài tháng, công ty sẽ lập bản đồ dân số toàn thé giới.

“Chỉ trong vòng một vài tháng, chứ không phải vài năm”, Jame Gill, một kĩ sư phần mềm của Facebook đã nói như vậy.

Facebook lập bản đồ thế giới

Tạo ra một bản đồ lớn như vậy – bao gồm cả việc thiết kế hệ thống AI của Facebook, làm hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, và làm việc với các nhà lãnh đạo địa phương và NGOs – thể hiện một cách đáng kinh ngạc điều mà Facebook làm để internet được kết nối đến từng góc nhỏ của địa cầu.

Điều tuyệt vời nhất là, Facebook không dữ bản đồ này cho riêng mình, họ chia sẻ nó với bất cứ ai. Có nghĩa là các tổ chức phi lợi nhuận, viễn thông, nhà nghiên cứu, hay thậm chí cả đối thủ cạnh tranh cũng có thể tận dụng dữ liệu trên bản đồ này.

>>> Xem thêm: Video marketing benchmarks 2019

“Khi sự kết nối rộng rãi hơn, tất cả mọi người đều có lợi, bao gồm cả Facebook, đúng không?” Gill nói. “Và nếu như tất cả mọi người có thể sử dụng nó để kết nối với nhau tốt hơn, và điều đó đúng cho tất cả mọi người, bao gồm cả chúng tôi”.

Laura McGorman, một quản lý chính sách công cộng của Facebook trong dự án “Data for good”, nói với Cheddar rằng một mục đích khác của dự án lập bản đồ là giúp đỡ các tổ chức nhân đạo như Chữ thập đỏ, sử dụng bản đồ của Facebook để hỗ trợ chiến dịch chống bệnh sởi và ru-bê-la ở Đông Phi.

“Đây là một phần của nỗ lực lớn hơn cho việc xây dựng các dữ liệu có thể tác động tốt tới thế giới.” McGorman nói.

Bà lưu ý rằng dữ liệu người dùng Facebook không được sử dụng trong việc để tạo và duy trì bản đồ, và công ty liên hệ với các tổ chức phi chính phủ để xác định những nơi mà họ không nên hiển thị trên bản đồ. Ví dụ như tại các khu vực châu Phi đang có bất ổn dân sự như Sudan và Somaia, Facebook không cho thấy mật độ dân số.

Bằng cách lập bản đồ công khai, Facebook đang hoạt động giống như một nền tảng thông tin cho các công ty khác để cải thiện nỗ lực kết nối của họ. Chẳng hạn như các dịch vụ viễn thông địa phương có thể sử dụng để xác định cách triển khai dịch vụ không dây ở các vùng nông thôn của châu Phi, theo Gill.

“Mọi người đã từng nghĩ rằng một ngôi làng có dân số là 10,000 nhưng thực ra dân số của nó là 40,000. Vì vậy, điều này đã thay đổi tính toán của họ về việc có triển khai cơ sở hạ tầng ở đó hay không”, Gill.

Ông lưu ý rằng chỉ có một số rất nhỏ các công ty công nghệ đủ khả năng để hoàn thành bản đồ như vậy. Và đa số thì không công khai việc làm của họ giống như Facebook.

Chính nỗ lực lập bản đồ của Facebook cũng đem lại những nỗ lực kinh doanh cho chính họ. Dựa vào mật độ dân số xung quanh một khu vực nhất định, Facebook có thể sử dụng dữ liệu để xác định nơi nào hợp lý khi triển khai các điểm truy cập wifi, hay đưa dịch vụ viễn thông vào nơi nào để giữ mức độ phủ sóng tốt hơn. Facebook đã cố gắng những cách tiếp cận của chính họ xung quanh việc kết nối qua nhiều năm, từ dịch vụ internet thất bại ở Ấn Độ, tới những máy bay không người lái có khả năng truy cập internet. Gần đây, còn có báo cáo rằng công ty dự định đặt cáp internet dưới biết xung quanh toàn bộ lục địa Châu Phi.

Ngay cả khi Facebook thường xuyên bị bao vây bởi các vụ bê bối và quyền riêng tư dữ liệu, các nỗ lực kết nối của Facebook như một lời nhắc nhở về thứ gọi là toàn cầu của một công ty.

Kết nối dễ dàng hơn là một điều tốt tới tất cả mọi người. Không chỉ Facebook có lợi, Google cũng có lợi, đất nước bạn cũng có lợi, và theo cách nào đó thì bạn cũng vậy.

Xem thêm:

[Báo cáo] Hành vi mua hàng trên Social Media

Truyền thông marketing tích hợp: cách phân bổ ngân sách trên các kênh truyền thông

Share

Gọi ngay