Việc xây dựng và lựa chọn kênh phân phối hiệu quả là một cân nhắc quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp cũng như những người làm marketing. Vì kênh phân phối đóng vai trò làm cầu nối giúp doanh nghiệp kết nối sản phẩm,dịch vụ với người tiêu dùng. Việc tạo ra kết nối này giúp các công ty đạt được các mục tiêu marketing, bán hàng như nâng cao nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, doanh thu bán hàng. Hiểu biết về các kênh phân phối giúp các nhà marketing lựa chọn các phương án tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh trạnh như hiện nay, kênh phân phối đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu marketing của một doanh nghiệp. Peter Drucker – chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị đã nhận định “Thị trường và kênh phân phối thường quan trọng hơn sản phẩm”. Cụ thể, vai trò của kênh phân phối đối với doanh nghiệp:
Phân phối trong marketing là một yếu tố thuộc phạm trù “địa điểm” trong bốn chữ P của marketing căn bản (Product – Price – Place – Promotion). Nhiều doanh nghiệp xem xét địa điểm, họ thường tập trung vào nơi họ quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, họ cũng phải xem xét nơi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng của họ.
>> Xem thêm: 3 chiến lược phân phối sản phẩm phối ưu cho doanh nghiệp
Với sự gia tăng của mua sắm trực tuyến, khách hàng có nhiều lựa chọn về nơi để mua sắm hơn bao giờ hết. Người làm marketing/nhà quản lý doanh nghiệp có thể chọn một kênh phân phối duy nhất hoặc nhiều kênh khác nhau. Dưới đây là một số kênh phân phối giúp tiếp cận sản phẩm tới người tiêu dùng mà doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) dễ dàng áp dụng:
Các công ty có thể bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng thông qua các cửa hàng, trang web hoặc chợ thương mại của riêng họ. Sự sắp xếp này hoạt động tốt đối với các doanh nghiệp như tiệm bánh, những người sản xuất sản phẩm ở cùng địa điểm mà họ bán chúng. Các sản phẩm kỹ thuật số, chẳng hạn như tệp âm thanh và phần mềm, cũng phù hợp với phân phối trực tiếp.
Ví dụ: Ngày nay, khi internet và thương mại điện tử phát triển, rất nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng tự phân phối sản phẩm đến tay người dùng trực tiếp.
Một số lợi ích của bán hàng qua kênh phân phối trực tiếp bao gồm:
Sử dụng kênh phân phối truyền thống, hàng hóa từ nhà sản xuất sẽ được thông qua các trình tự một số đơn vị phân phối trung gian, cuối cùng mới đến được tay người dùng. Hệ thống kênh trung gian phân phối có thể một hoặc một số loại như: đại lí, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, nhà phân phối, mô giới,… Mô hình 3 cấp của kênh phân phối truyền thống.
Lợi thế khi sử dụng kênh phân phối truyền thống là doanh nghiệp, nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận với khách hàng, đồng thời, có nhiều nguồn nhân lực trong việc đưa sản phẩm đến đối tượng khách hàng mục đích một cách chính xác nhất có thể. Bên cạnh đó hạn chế của kênh này là: sản phẩm phải trải qua một hoặc nhiều kênh phân phối trước khi tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng. Vì thể, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát giá cả của sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
>> Xem thêm: Kênh phân phối sản phẩm – Chiến lược phân phối sản phẩm cho mọi doanh nghiệp
So với kiểu bán hàng truyền thống thì kênh Modern Trade (MT) đã được tinh gọn, cắt giảm các khâu bán hàng nhỏ lẻ, tập trung đa dạng nhiều loại hàng hóa tại một địa điểm. Cùng với đó là cách quản lý chuyên nghiệp giúp đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp qua các phương tiện như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa.
Ưu điểm của kênh bán Modern Trade là nhà sản xuất hay doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý. Có thể xác định và tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng. MT cũng sử dụng các địa điểm, kênh bán lẻ chuyên nghiệp với thương hiệu riêng biệt. Kênh MT cũng có nhược điểm là các địa điểm thành viên (siêu thị, cửa hàng tiện lợi/tạp hóa) chỉ tập trung ở các thành phố, tỉnh thành lớn, số lượng phân bố không đồng đều. Do mới được hình thành và ít kinh nghiệm nên MT phải tốn nhiều chi phí cũng như thời gian để marketing.
Thực tế hiện nay, các sản phẩm mang thương hiệu địa phương hay đặc sản vùng miền đạt tiêu chuẩn VietGAP, VSATTP,… luôn được chào đón tại chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện lợi do thói quen và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng ngày càng cao của người tiêu dùng Việt. Vì thế, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu những sản phẩm đảm bảo chất lượng không nên bỏ qua kênh phân phối hiệu quả này!
LIÊN HỆ TƯ VẤN để nhận phân tích, đánh giá từ chuyên gia đối với trường hợp phân phối sản phẩm của bạn!