Chiến lược phân phối chọn lọc

Chiến lược phân phối chọn lọc trong kinh doanh

Đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) việc lựa chọn chiến lược phân phối cho các sản phẩm rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn hình thức phân phối thì phân phối chọn lọc là một chiến lược khá thú vị đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức phân phối này.

Phân phối chọn lọc trong Marketing

Phân phối có chọn lọc (Selective Distribution) là một loại chiến lược phân phối ở giữa phân phối rộng rãi (Extensive Distribution) và phân phối độc quyền (Exclusive Distribution). Phân phối có chọn lọc là chiến lược nhà sản xuất lựa chọn một số nhà phân phối thoả mãn những điều kiện nhất định trên một vùng/khu vực thị trường xác định.

Đặc trưng của phân phối chọn lọc

Với chiến lược phân phối này nhà sản xuất không tốn nhiều chi phí và không phải phân tán nguồn lực của mình để bao quát  hết toàn bộ địa điểm tiêu thụ sản phẩm kể cả những cửa hàng nhỏ.

Đồng thời doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng được quan hệ tốt với trung gian và hi vọng kết quả bán hàng đem lại sẽ cao hơn.

Ví dụ

Hình thức này được chúng ta nhìn thấy khá phổ biến trên đường phố hoặc các trung tâm thương mại. Các brand hiện nay được nhà cung cấp cân đo đong đếm kĩ lưỡng để đặt store (nơi được cho là có nhu cầu tiêu thụ cao, phân phối sản phẩm đến khách hàng tiện lợi nhất) như Converse, Nike, Adidas hay Vans.

Lợi ích của chiến lược phân phối chọn lọc trong kinh doanh

Phân phối có chọn lọc là hình thức phân phối hiệu quả nhất đối với các thương hiệu cao cấp muốn thiết lập một số cửa hàng hạn chế ở một vị trí địa lý cụ thể. Điều này hoàn toàn khác với chiến lược phân phối độc quyền và  đây được coi là cách tiếp cận theo con đường trung gian để phân phối.

Chiến lược này hoạt động tốt nhất khi áp dụng với những người tiêu dùng thích “mua sắm xung quanh” – những khách hàng có sở thích đặc biệt về các thương hiệu hay đồ dùng cao cấp.

Mức độ bao phủ thị trường tốt

Dễ dàng quản lý

Nhà sản xuất kiểm soát được các chính sách marketing trong phân phối, tránh hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Hơn nữa chiến lược phân phối này giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Phân phối chọn lọc là chiến lược khá hữu ích cho doanh nghiệp tuy nhiên hình thức này cũng có một số hạn chế mà bạn nên biết

  • Chi phí phân phối cao
  • Khả năng thâm nhập thị trường thấp
  • Dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột giưa các nhà phân phối

Cách sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc hiệu quả

Trước khi lựa chọn hình thức phân phối cho sản phẩm, doanh nghiệp nên tiến hành một cuộc nghiên cứu thị trường (research market) chi tiết. Điều này sẽ giúp xác định loại chiến lược phân phối nào sẽ phù hợp nhất cho sản phẩm của họ.

>>> Tham khảo: Hỗ trợ tư vấn và nghiên cứu thị trường 

Một số quy tắc khi sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc

Phân phối có chọn lọc là một công cụ hữu ích do nhà cung cấp xử lý vì họ có thể từ chối bán cho những đại lý không tuân thủ các tiêu chí đã đặt ra. Do đó, hệ thống này rất thú vị vì nó cho phép nhà cung cấp sản phẩm tổ chức phân phối theo mong muốn và chiến lược của họ

  • Hạn chế quảng cáo trực tuyến
  • Hạn chế bán hàng trực tuyến
  • Nhà phân phối được ủy quyền không được bán chéo cho các nhà phân phối được ủy quyền khác
  • Các nhà phân phối được ủy quyền không được phép bán cho người tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ được phân bổ của họ
  • Duy trì giá bán lại

Phương thức phân phối này thể hiện rất nhiều tính linh hoạt, so với phân phối độc quyền hoặc hình thức nhượng quyền thương hiệu, vì nó cho phép nhà cung cấp lựa chọn đại lý theo các tiêu chí chủ yếu là chất lượng và do đó đảm bảo thương mại hóa trong điều kiện phù hợp với uy tín của sản phẩm cao cấp.

Đối tượng mục tiêu

Đối với  khách hàng là phụ nữ sang trọng, luôn quan tâm đến hình ảnh của mình sử dụng hình thức phân phối có chọn lọc sẽ đem lại hiệu ứng tốt . Đây là hình thức phân phối được sử dụng nhiều nhất cho nước hoa, mỹ phẩm, phụ kiện da hoặc thậm chí là đồ may sẵn.

Lựa chọn nhà phân phối và địa điểm phân phối

Là chủ doanh nghiệp hay những người trực tiếp phụ trách mảng phân phối bạn nên tham khảo các nguồn thông tin và trực tiếp khảo sát để đưa ra quyết định đúng đắn.

Địa điểm phân phối ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của công ty, vị trí trung tâm sẽ thu hút khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Lựa chọn đơn vị phân phối một cách chọn lọc sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn đến với mục tiêu kinh doanh của mình. Những đơn vị phân phối uy tín sẽ đem lại hiệu quả cao hơn đồng thời giúp công ty bạn có thể mở rộng mối quan hệ với các nhà phân phối khác.

Phân phối là khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Chính vì vậy doanh nghiệp hãy chọn cho mình những hình thức phân phối phù hợp nhất với mình.

Nếu bạn đang có sản phẩm, mong muốn sản phẩm của mình hiện diện trên toàn quốc. Hãy LIÊN HỆ  với chúng tôi để phân phối sản phẩm của bạn:

LIÊN HỆ PHÂN PHỐI TOÀN QUỐC

Nếu doanh nghiệp của bạn lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc, đừng quên nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng hình thức này nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nguồn: Advergize

Share

Gọi ngay