Chiến dịch thất bại tại Nga của Coca-Cola: hiểu sai đối tượng mục tiêu

Bạn hãy tưởng tượng rằng đến bây giờ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu. Chủ yếu tập trung xác định đối tượng mục tiêu sẵn có trên nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, nơi Marketer nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, vị trí và thậm chí các chương trình yêu thích của đối tượng, có thể gây ra những hiểu lầm không đáng. Vì vậy các thương hiệu lớn luôn đảm bảo rằng họ nghiên cứu thị trường và tìm hiểu insight kỹ lượng, để thiết kế chiến lược Marketing phù hợp.

Tuy nhiên, sự thật luôn mất lòng và trái ngược hoàn toàn. Một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới – Coca Cola, đã hoàn toàn vi phạm vào những vấn đề mang tính chính trị to lớn ở trong một chiến dịch Marketing.

Thông thường các chiến dịch quảng cáo của Coca-Cola hướng tới mục tiêu “one size fits all” (một chiến lược phù hợp cho tất cả). Chiến dịch toàn cầu của họ như trong một TV quảng cáo, xe tải của Coca-Cola luôn “đến nơi” trước Giáng Sinh, đặc điểm nổi bật là chỉ có hình ảnh và âm nhạc, không sử dụng ngôn ngữ trong quảng cáo để họ có thể ứng dụng tại bất kỳ vị trí địa lý nào.

Tại Nga, Coca-Cola từ lâu đã là biểu tượng của phương Tây, đại diện cho hy vọng, niềm vui và sự tự do. Năm 2016, sản phẩm của Coca-Cola cũng như của nhiều hãng khác bị cấm vì một số quốc gia đang cố gắng giảm thiểu hàng hóa nhập khẩu nước ngoài.

Nỗ lực để kết nối với nhiều khách hàng tại Nga hơn, nhân dịp cuối năm, Coca-Cola đã thiết kế một tấm thiệp chúc mừng năm mới, trên đó vẽ tấm bản đồ của Nga để bày tỏ tình cảm của thương hiệu với khách hàng nơi đây.

Tuy nhiên, tấm bản đồ đã cũ và bỏ qua sự kiện Nga đã xác nhập Crimea. Khi chiến dịch tung ra, người dân Nga đã phản ứng dữ dội và kêu gọi tẩy chay Coca-Cola trên mạng xã hội VK (trước kia là VKontakte).

coca-cola-boycot

Thành viên của VK tại Nga kêu gọi tẩy chay Coca-Cola

Coca-Cola đã làm gì với sự việc này?

Với tình huống đó, Coca-Cola ngay lập tức cập nhật lại tấm bản đồ. Tuy nhiên, điều này khiến mọi thứ còn tồi tệ hơn trước. Crimea là bán đảo thuộc Ukraine và xác nhập với Nga vào năm 2014. Điều đó chia cắt Crimea thành 2 phần, một bên ủng hộ và một bên chống đối lại Nga. Nhóm người ủng hộ Ukraine, chống đối Nga đã thể hiện sự phản đối Coca-Cola trên Tweeter.

coca-cola-toilet-700x645

Coca-Cola bị tẩy chay trên Tweeter

Tất cả tai nạn biến thành một cơn bão dữ dội. Nhiều chính trị gia phải nhập cuộc, kèm theo đó là những lá thư xin lỗi  và sự tức giận xuất hiện khắp nơi. Lúc này, Coca-Cola đổi lỗi cho đội ngũ Agency bên ngoài! Họ viết trong lá thư xin lỗi: “Chúng tôi đã gỡ bỏ bài đăng trên mạng xã hội ngay lập tức khi chúng tôi ý thức về nó.”

Rõ ràng, công ty của Mỹ này không hề quan tâm đến vấn đề chính trị thế giới.

Vậy bạn nên làm gì với sự việc này?

Nếu bạn đang làm việc tại một đất nước khác, hoặc đơn giản là một địa phương khác, bạn cần tìm hiểu về nơi đó kỹ lưỡng và đặc biệt chú ý tới các vấn đề chính trị, phong tục tập quán hay bản sắc vùng miền. Bằng cách trò chuyên với người bản địa, hỏi lời khuyên của họ về bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào định đưa vào chiến dịch, đặc biệt đối với những chiến dịch có xu hướng hài hước hay châm biếm – điều mà sự chấp nhận rất khác nhau phụ thuộc vào đất nước hay địa danh mà bạn hướng đến.

Share

Gọi ngay