6 cách phổ biến nhất giúp doanh nghiệp tạo ra ý tưởng phát triển sản phẩm mới

6 cách phổ biến nhất giúp doanh nghiệp tạo ra ý tưởng phát triển sản phẩm mới

Việc phát triển sản phẩm mới bắt đầu bằng việc tìm kiếm và xây dựng những ý tưởng (idea) mới. Một doanh nghiệp thường phải hình thành được nhiều ý tưởng phát triển sản phẩm mới để tìm ra những ý tưởng tốt nhất. Việc tìm kiếm ý tưởng phát triển sản phẩm mới phải được tiến hành một cách có hệ thống chứ không thể là một sự ngẫu nhiên.

Ngày nay, việc các công ty áp dụng lặp đi lặp lại sự phân khúc thị trường và định vị sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và manh mún của thị trường ngay cả khi quy mô thị trường được tăng lên. Và vì thế cách phổ biến nhất để tạo ra ý tưởng phát triển sản phẩm mới là cách tiếp cận giả định rằng thị trường đã được cố định.

1. Ý tưởng phát triển sản phẩm mới dựa vào sự biến đổi (modulation)

Sáng kiến dựa vào sự biến điệu bao gồm các biến thể đối với đặc điểm cơ bản của một sản phẩm hay một dịch vụ nhất định, bằng cách làm tăng hoặc giảm đặc điểm đó. Và đặc điểm ở đây là chỉ tính năng vật lý hoặc tính chức năng của sản phẩm. Một vài ví dụ của sáng kiến dựa vào sự biến điệu như sau:

  • Nước trái cây: giảm lượng đường giúp có thêm dòng sản phẩm “Ít đường/Không đường”, tăng thêm trái cây/sử dụng trái cây tươi, thêm vitamin/không sử dụng chất bảo quản, phụ gia,…
  • Chất tẩy rửa: tăng độ đậm đặc, thêm mùi hương/không có mùi, giảm/tăng bọt,…
  • Ngân hàng: trả lãi hàng thái, không tính lệ phí sử dụng tài khoản,…
  • Dịch vụ chuyển phát: chuyển phát ngay lập tức, trọng lượng tối đa tăng lên,…
    Chiến lược mở rộng thương hiệu của Coca Cola

    Chiến lược mở rộng thương hiệu của Coca Cola

    Chiến lược mở rộng thương hiệu của Coca Cola

Các biện pháp này lý tưởng đối với các thị trường đang phân khúc bởi vì nó cho phép điều chỉnh sản phẩm sao cho có hiệu quả hơn đối với một số bộ phận của thị trường hiện thời và tiềm năng. 

Các sáng kiến dựa vào sự biến điệu làm thay đổi đặc điểm cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách làm tăng lên hoặc giảm đi trọng lượng, tầm quan trọng hoặc mức độ của đặc điểm đó.

2. Thay đổi kích cỡ của sản phẩm cũ là một ý tưởng phát triển sản phẩm mới rất phổ biến

Sáng kiến dựa vào kích cỡ được sử dụng để đưa vào thị trường sản phẩm mới bằng cách thay đổi khối lượng của nó mà không thay đổi các thông số khác. Chẳng hạn:

  • Nước ngọt: loại 320ml, loại 500ml, loại 1,5l và hiện nay còn có loại siêu tiết kiệm 3l
  • Dịch vụ internet: internet tốc độ cao 1G/2G/3G một ngày, miễn phí 40 phút/60 phút truy cập mỗi tháng,…
  • Dịch vụ sửa chữa các thiết bị sản xuất: hợp đồng một giờ/tuần, hai giờ/tuần,…

Trong các trường hợp nêu trên bản thân sản phẩm/dịch vụ không hề thay đổi, cái duy nhất là tần số, số lượng hay khối lượng của hàng hóa/dịch vụ thay đổi. Ưu điểm của biện pháp nói trên là làm tăng số lượng tiêu thụ hoặc số cơ hội tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc đưa ra nhiều kích cỡ khác nhau làm cho việc mở rộng phạm vi tiêu thụ nhằm đạt được số lượng khách hàng tiềm năng tối đa vì sản phẩm đã được điều chỉnh cho phù hợp với từng loại khách hàng theo hoàn cảnh cụ thể.

Sáng kiến dựa vào kích cỡ là đưa vào thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách thay đổi khối lượng, tần số, kích cỡ hoặc số lượng của sản phẩm hoặc tần suất cung cấp dịch vụ.

>> Xem thêm: Phương pháp Test concept sản phẩm trong Phát triển sản phẩm mới

3. Đa dạng hóa bao bì giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường được nhiều dòng sản phẩm mới

Cách làm bao bì cho sản phẩm có thể làm tăng tiện ích, công dụng hay hoàn cảnh sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Điều đáng chú ý là với cách làm này, việc thay đổi bao bì không chỉ thay đổi khối lượng (gắn liền với sáng kiến dựa vào kích cỡ), mà còn làm tăng số tình huống và hoàn cảnh sử dụng sản phẩm. Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Sô-cô-la: hãng Nestlé ra mắt thị trường thương hiệu Red Box đặt trong các hộp khác nhau nhưng hình thù và mùi vị sô-cô-la vẫn giữ nguyên. Một loại hộp làm bằng giấy và có kích thước nhỏ nhằm thỏa mãn các nhu cầu mua bất chợt và để làm thức ăn nhẹ. Loại 2 vỏ bằng giấy với kích thước lớn hơn được đưa vào các chuỗi siêu thị nhằm thỏa mãn nhu cầu của các gia đình tại nhà. Còn có loại đựng trong hộp thiếc có thể dùng làm quà tặng.
  • Các ngân hàng: trong ngành dịch vụ, bao bì là môi trường nơi cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn, các ngân hàng với thương hiệu khác nhau nhằm vào các thị trường mục tiêu khác nhau được thể hiện qua cách bố trí mặt bằng và trang trí nội thất phòng giao dịch, màu sắc và thiết kế logo, giao diện website/app.
  • quyet-dinh-ve-bao-bi-san-pham

Sáng kiến dựa vào bao bì là tạo ra sản phẩm mới bằng cách chỉ thay đổi bao bì, cách đóng gói hoặc môi trường. Nhiều khi việc thay đổi bao bì có thể thực hiện đồng thời với thay đổi kích thước.

4. Ý tưởng phát triển sản phẩm mới dựa vào thiết kế

Sáng kiến dựa vào thiết kế là sáng kiến dựa trên sự thay đổi thiết kế, kiểu dáng sản phẩm nhưng giữ nguyên bao bì, đóng gói và kích cỡ sản phẩm, nó giúp mở rộng thị trường mục tiêu cho sản phẩm và dịch vụ bằng cách thu hút người mua vào các kiểu dáng mới và sự định vị khác của sản phẩm. Một vài ví dụ có thể tham khảo là:

  • Ván trượt tuyết: từ năm này qua năm khác, các nhà sản xuất ván trượt tuyết không ngừng sáng tạo ra ván trượt tuyết mới chỉ bằng cách thay đổi hình dáng và màu sắc để phù hợp với sức mua của số đông.
  • Đồng hồ: khi hãng Swatch đưa ra bộ sưu tập mới của đồng hồ Thụy Sĩ, nguồn sáng tạo chủ yếu là thiết kế kiểu dáng. Hàng năm Swatch đều đưa ra kiểu đồng hồ mới, và thay đổi chủ yếu chỉ là hình dáng bên ngoài.

Sáng kiến dựa vào thiết kế là những sáng kiến tạo ra sản phẩm mới bằng cách thay đổi hình dáng bên ngoài của nó.

5. Phát triển các thành phần bổ sung tạo ra đa dạng sản phẩm mới

Người ta có thể làm món rau trộn salad với thành phần thay đổi hàng ngày bằng cách cho thêm vào cà rốt, dầu oliu, trứng luộc, hành, phomai,… Sáng kiến dựa vào phát triển các thành phần bổ sung là đưa thêm một vài thành phần vào sản phẩm chính để cho ra sản phẩm mới. Các biện pháp này có thể tạo ra hiệu quả tích cực cho sản phẩm ở giai đoạn trưởng thành bằng cách đưa thêm một số thành phần bổ sung vào sản phẩm chính để thu hút sự chú ý của khách hàng. Một vài ví dụ điển hình như sau:

  • Bách quy: loại có rắc đường trên mặt bánh, loại có mùi quế, loại có thêm các loại hạt khô (nho, điều)
  • Dịch vụ chuyển nhà: các dịch vụ bổ sung có thể là sắp xếp nội thất cho nhà mới, bảo quản đồ gỗ trong khi nhà đang được sơn lại, chăm sóc đặc biệt với đồ dễ vỡ.
  • Dịch vụ hỗ trợ máy vi tính: trong lĩnh vực công nghiệp, các công ty có thể cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung chẳng hạn như bảo dưỡng, thay mực in, thay thế linh kiện, cung cấp chương trình chống virus

Ý tưởng dựa vào các thành phần bổ sung là đưa thêm các thành phần hay dịch vụ bổ sung vào sản phẩm/dịch vụ chính.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Giải pháp Tư vấn phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp tại Việt Nam

6. Phát triển sản phẩm mới dựa vào việc giảm thiểu nỗ lực cho người mua hàng

Mỗi khi mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó, chúng ta đều phải bỏ ra một nỗ lực nhất định. Cái giá phải trả ở đây có thể bao gồm chi phí mua hàng, rủi ro phải gánh chịu khi quyết định sai, chi phí phát sinh ở giai đoạn sau mua. Do đó nhà sản xuất có thể đưa ra sáng kiến giúp khách hàng giảm nỗ lực và chi phí khi mua hàng. Cùng tham khảo một số ví dụ:

  • Công ty Charles Schwab giúp khách hàng mua và bán cổ phiếu có giảm giá. Công ty nhận thấy khách hàng muốn thực hiện việc mua bán này qua nhiều kênh khác nhau. Do đó công ty đặt nhiều văn phòng có đường dây điện thoại và nối mạng vi tính để nhận đơn đặt hàng để cung cấp cho khách hàng nhiều kênh giao dịch khác nhau tùy nhu cầu của họ.
  • Fnac, nhà phân phối các loại sách, đĩa, video và máy vi tính của Pháp đã làm giảm bớt nỗi lo của khách hàng về rủi ro nếu họ quyết định sai. Biện pháp của công ty là in vào tất cả bảng giá tại cửa hàng dòng chữ “Bảo đảm đây là giá thấp nhất”. Fnac trút bỏ nhu cầu của khách hàng phải mất công đi đâu đó để tìm mua món hàng với giả rẻ hơn vì công ty bảo đảm giá thấp nhất. Nếu không khách hàng sẽ đòi lại tiền!

Sáng kiến dựa vào giảm thiểu nỗ lực không thay đổi sản phẩm/dịch vụ, nhưng làm tăng quy mô của thị trường. Nó làm tăng giá trị trong phương trình sau bằng cách giảm mẫu chứ không phải tăng tử:

Phát triển sản phẩm mới dựa vào việc giảm thiểu nỗ lực cho người mua hàng

Sáng kiến dựa vào giảm thiểu nỗ lực không đi vào thay đổi sản phẩm hay dịch vụ mà làm giảm thiểu công sức và rủi ro gắn với việc mua sắm. 

KẾT LUẬN

Các sáng kiến này đều đưa ra những biến đổi không ngừng đối với sản phẩm, nhưng không nhằm làm thay đổi bản chất của sản phẩm. Các sáng kiến này xuất hiện bên trong một chủng loại thị trường mà sản phẩm đang cạnh tranh, bởi vì phương pháp luận của nó coi thị trường là cố định. Các sáng kiến này đem lại các hiệu quả vô cùng tích cực, vì nó làm tăng quy mô thị trường và tạo điều kiện chuyển các khách hàng/các cơ hội tiềm năng thành hiện thực. 

Nếu như doanh nghiệp bạn còn có những thắc mắc, băn khoăn về việc phát triển sản phẩm mới hay đang gặp vấn đề về kinh doanh chính sản phẩm của mình, hãy LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI để nhận những tư vấn giá trị từ chuyên gia.

Share

Gọi ngay