Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác nhất

Có một sự thật rằng, chẳng có công ty, thương hiệu nào có thể  đủ nguồn lực để nhắm mục tiêu vào toàn bộ thị trường.

Việc xác định khách hàng mục tiêu là cực kỳ quan trọng. Và một chân dung khách hàng (persona) rõ ràng là điều càn thiết đối với mọi công ty. Khi nhắm mục tiêu một cách thích hợp, các công ty nhỏ cũng có thể cạnh tranh với công ty lớn và hoạt động kinh doanh, marketing diễn ra một cách trơn chu.

Nhắm tới khách hàng mục tiêu cụ thể không có nghĩa là bạn từ chối những người không phù hợp với tiêu chí của bạn. Thay vào đó, việc này cho phép bạn tập trung các hoạt động, nguồn lực vào một/hoặc một số thị trường mục tiêu cụ thể có tiềm năng hơn các thị trường khác.

Khi xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, các nỗ lực marketing sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Dưới đây là cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác nhất cho doanh nghiệp:

1-Xem xét cơ sở khách hàng hiện tại

Cách xác định khách hàng mục tiêu

Ai là khách hàng hiện tại của bạn?

Tại sao họ mua hàng của bạn?

Tìm kiếm các đặc điểm và lợi ích chung, những điểm chúng nào mang lại lợi ích nhiều nhất trong kinh doanh?

2-So sánh với đối thủ cạnh tranh

So sánh đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của bạn là những ai?

Họ đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào?

Cách họ nhắm mục tiêu đến khách hàng ra sao?

>>Xem thêm: 6 bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

3-Phân tích sản phẩm, dịch vụ kinh doanh

Phân tích sản phẩm

Cách đơn giảm nhất để bắt đầu phân tích sản phẩm của bạn là hãy viết ra danh sách (danh mục) sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Nên viết trên giấy hoặc những nơi mọi người đều có thể thấy và cùng nhau thảo luận, đánh giá. Rồi viết ra từng tính năng mà sản phẩm dịch vụ đó đem lại, những lợi ích.

Để có thể dễ dàng đánh giá, hãy đứng từ góc độ khách hàng – đối chiếu lại dữ liệu từ khách hàng để lại (nếu đang kinh doanh) sắp xếp thứ tự ưu tiên của những tính năng, lợi ích đó.

Bên cạnh đó, hãy liệt kê ra những người có nhu cầu về lợi ích mà sản phẩm của bạn cung cấp.

Cuối cùng, đối chiếu lại những đặc điểm của sản phẩm, nguồn lực của bạn và khúc khách hàng bạn muốn tập trung hướng đến.

4-Xác định chân dung khách hàng và hành trình khách hàng để nhắm mục tiêu

Khách hàng mục tiêu không chỉ được xác định bởi những người đã thấy rõ nhu cầu, mà cả những người có khả năng mua nó nhất. Hãy vẽ ra chân dung khách hàng để hiểu hơn về họ. Chân dung khách hàng được làm rõ bởi các yếu tố:

  • Nhân Khẩu học
  • Địa lý
  • Tâm lý
  • Hành vi
  • Nỗi lo lắng, pain point
  • Hành trình mua hàng (CJM) và những điểm chạm (touch-point) – hay điểm mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, thu hút khách hàng

Xem thêm: 4 cách phổ biến nhất để xây dựng chân dung khách hàng (persona)

Mẫu một chân dung khách hàng mà doanh nghiệp cần:

5-Đánh giá quyết định

Khi bạn đã xác định khách hàng mục tiêu của mình, hãy trả lời những câu hỏi:

  • Thị trường có đủ lớn hay không?
  • Khách hàng mục tiêu có đạt được lợi ích từ sản phẩm không? Họ có nhận thức về nhu cầu về sản phẩm không?
  • Điều gì thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng?
  • Bạn có thể truyền tải thông điệp đến khách hàng không? Điều đó có dễ dàng không?

Hãy nhớ rằng, bạn có thể có nhiều hơn một khách hàng mục tiêu. Hãy xây dựng chân dung khách hàng khác nhau cho từng nhóm.

Xác định thị trường mục tiêu của bạn là phần khó. Khi bạn biết bạn đang nhắm mục tiêu đến ai, việc tìm ra phương tiện nào bạn có thể sử dụng để tiếp cận họ sẽ dễ dàng hơn nhiều và thông điệp nào sẽ thu hút và chuyển đổi được khách hàng.

>>> Xem thêm: Cải thiện chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu

Hãy sử dụng cách xác định khách hàng mục tiêu trên và tìm ra khách hàng của mình.

Share

Gọi ngay