[FnB Report] Người Việt chi nhiều tiền cho đồ uống hơn thực phẩm?

Có một thực tế rất rõ ràng là ở Việt Nam, người tiêu dùng tiêu thụ một lượng lớn bia hàng năm. Thậm chí Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu châu Á về mức tiêu thụ bình quân đầu người. Đặc biệt, theo báo cáo gần đây của Decision Lab, thị trường tiêu dùng các sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe tại Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh.

Trong bài viết này, DTM Consulting sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân thúc đẩy việc người tiêu dùng Việt chi trả nhiều tiền hơn cho các loại đồ uống hơn là đồ ăn. Kèm theo đó là những gợi ý, lời khuyên cho các chủ doanh nghiệp, nhà kinh doanh muốn nhảy vào thị trường này.

Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng các loại đồ uống tại Việt Nam

Giới tính

Không thể phủ nhận rằng Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều nhất châu Á (9 lít đồ uống có cồn/ người so với 7,9 lít ở Nhật, 5,9 lít ở Ấn Độ, theo báo cáo của Tạp chí Y khoa Lancet 2017).  Trong đó, đồ uống có cồn là bia chiếm 29% khẩu phần đồ uống khi uống bên ngoài với nam giới trong quý 2 năm 2016.  Theo sau bia, cà phê và nước ngọt chỉ chiếm gần bằng 1 nửa là 13% và trà là 12%.

Trong khi đó, với phụ nữ, lượng tiêu dùng nước trái cây chiếm tỷ lệ cao nhất, lên  đến 21% khi ăn uống bên ngoài. Theo sau là sinh tố với 14%, sữa 13%, và phê (12%) và trà (12%).

Những con số này thể hiện sự khác biệt rõ ràng trong hành vi và sở thích lựa chọn các loại đồ uống giữa nam và nữ.

Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên khi quan sát tại các nhà hàng và cửa hàng ở Việt Nam.

Các quán bar cao cấp ở trung tâm thành phố thường xuyên được giới trẻ, người giàu có người Việt từ cả hai giới, nhưng hiếm khi thấy phụ nữ lớn tuổi thường xuyên đến quán bar. Ở các quận ngoại thành có thu nhập thấp hơn, hình ảnh nam giới ở các quán bia, quán nhậu.

Phụ nữ có nhiều khả năng quan tâm và thường hay ghé thăm các cửa hàng cửa hàng trà sữa – loại hình kinh doanh đang bùng nổ trong thời gian gần đây. Các cửa hàng trà sữa mọc lên ở mọi nơi là minh chứng cho thấy nhu cầu và tiềm năng thị trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong tương lai thì chưa chắc loại đồ uống này vẫn giữ được vị thế như vậy do mối quan tâm và hành vi của người tiêu dùng ngành FnB đang thay đổi.

Tuy nhiên, nhìn chung, đối với nhóm khách hàng nữ sự phát triển của phía thị trường đồ uống này tại Việt Nam đã đánh dấu tiềm năng cho thị trường này, ngoài các loại đồ uống có cồn – bia, rượu.

Giá cả 

Một phát hiện đặc biệt thú vị trong báo cáo của Decision Lab (2016) đó là người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi tiêu cho các loại đồ uống hơn so với thực phẩm: chỉ 7% người tiêu dùng chia sẻ rằng họ cân nhắc giữa lợi ích và giá cả trong lựa chọn đồ uống trong khi đó có 12% cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm.

Điều này có nghĩa là người tiêu dùng có thể cân nhắc khi quyết định chi tiêu một loại đồ ăn khi đi ăn, nhưng sẽ có thể chi tiêu nhiều hơn cho một ly trà sữa hoặc nước trái cây.

Đồ uống tốt cho sức khỏe

Sức khỏe cũng là một yếu tố trong khi khách hàng cân nhắc lựa chọn mua một loại đồ ăn hoặc đồ uống, với 13%  đáp viên chia sẻ họ sẽ lựa chọn đồ uống vì lý do sức khỏe, trong khi chỉ có 7% cân nhắc yếu tố sức khỏe khi lựa chọn đồ ăn. Một lần nữa, điều này thể hiện rõ trong sự phổ biến ngày càng tăng của sinh tố, trà sữa và nước trái cây, mặc dù về mặt khoa học thì đây lại là những loại đồ uống có chứa lượng đường cao.

Trong phân khúc đồ uống tốt cho sức khỏe, sữa không đường là một cơ hội hứa hẹn nhiều tiềm năng. Với nhiều người tiêu dùng Việt Nam có những hành vi và thói quen tiêu dùng của phương Tây, sữa đã trở thành một món ăn kèm phổ biến hơn với các món bánh tráng miệng và kem. Nhiều người tiêu dùng châu Á đang có thói quen tiêu dùng đường và sữa cùng với đó là rèn luyện con cái họ có thói quen tiêu dùng những mặt hàng từ các chế phẩm từ sữa khi còn bé, có nghĩa là có một thị trường và nhu cầu về sữa đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp.

Bia và cà phê vẫn phổ biến

Tất nhiên, đồ uống tốt cho sức khỏe không phải là đồ uống duy nhất nhận được sự chú ý từ người tiêu dùng. Trong danh sách các loại đồ uống được người tiêu dùng quan tâm bên cạnh trà sữa, nước ép trái cây và sinh tố.

Tại Việt Nam, bia rất phổ biến ở mọi mức giá. Từ vỉa hè quan đến các câu lạc bộ bia và các quán bia thủ công cao cấp, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp trung lưu trẻ tuổi, đều có nhu cầu tiêu thụ loại đồ uống này.

Tiếp theo là cà phê là loại đồ uống cực kỳ phổ biến, mặc dù thị trường có phần bão hòa vì đồ uống đã được tiêu thụ rộng rãi trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, áp lực từ cạnh tranh đã giữ cho cả cà phê và bia có giá hợp lý và dễ tiếp cận đối với người tiêu dùng thị trường đại chúng điển hình.

Sự cạnh tranh giữa các quán cà phê có thương hiệu như Starbucks, Trung Nguyên, The Coffee House, Phúc Long và Highlands Coffee rất khốc liệt nhưng cũng chính vì đây là thị trường tiềm năng nên các thương hiệu trên vẫn luôn cố gắng mở rộng thị trường.

Michael Tatarski và tổng hợp nhiều nguồn

 

 

Share

Gọi ngay