Các bước lập kế hoạch kinh doanh tổng thể năm 2021

Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng cần phải  xây dựng kế hoạch kinh doanh vì n kế hoạch  kinh doanh chính là tấm bản đồ dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Cho dù là để cung cấp phương hướng hay thu hút các nhà đầu tư, kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả?

Một bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm:

  • Tóm tắt hoạt động – tóm tắt sơ qua hay giới thiệu về doanh nghiệp của bạn.
  • Mô tả các hoạt động của công ty – mô tả những gì bạn làm.
  • Phân tích, đánh giá tiềm năng thị trường – nghiên cứu về ngành, thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
  • Tổ chức và quản lý doanh nghiệp – cơ cấu kinh doanh và mô hình tổ chức của doanh nghiệp của bạn.
  • Dịch vụ hoặc sản phẩm – các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp.
  • Chiến lược Marketing và bán hàng – cách bạn sẽ Marketing, truyền thông, quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm và chiến lược bán hàng của mình.
  • Chính sách kêu gọi vốn (nếu cần) – bạn sẽ cần bao nhiêu tiền trong 3 đến 5 năm tới? Người đầu tư sẽ nhận được những lợi ích gì?
  • Dự báo tài chính – cung cấp thông tin như bảng cân đối thu & chi.
  • Phụ lục – bao gồm sơ yếu lý lịch và giấy phép.

Tuy nhiên, những vấn đề trên khá khó để bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay được. Vì vậy, Foundation  khuyên bạn chia nhỏ ra làm 7 bước cơ bản để  có thể làm tuần tự và thành công hơn:

  1. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu insights khách hàng

Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu  và phân tích sản phẩm , thị trường  và khách hàng mục tiêu cho sản phẩm . Điều này chắc chắn không bao giờ là thừa vì “có cầu mới có cung”. Bạn cần biết nhu cầu lớn bao nhiêu? Mong muốn các loại hình sản phẩm/dịch vụ nào? Chưa kể mỗi sản phẩm sẽ có những khu vực thị trường phù hợp và tiềm năng khác nhau: sản phẩm A có thể chỉ hợp với khách hàng ở thành phố, sản phẩm B lại hợp với khu vực nông thôn hơn. Hãy xem xét và đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng mục tiêu công ty nhắm đến, đánh giá và suy nghĩ khi bạn thực sự bắt đầu kinh doanh hay xây dựng kế hoạch kinh doanh này.

Để có một bản kế hoạch kinh doanh cho sự phát triển bền vững nhất có thể của doanh nghiệp, chắc chắn bạn phải biết rõ công ty, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và thị trường của mình.

Nói cách khác, để có thể xây dựng và phát triển thành công sản phẩm trong thị trường đầy cạnh tranh này, việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khác hàng mục tiêu là vô cùng cần thiết. Tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về sản phẩm của bạn và tìm hiểu, nghiên cứu nhóm khách hàng cho là tiềm năng.

Ngoài ra,  nếu gặp khó khăn khi nghiên cứu thị trường,  doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để có được các hiểu biết về khách hàng, sản phẩm, lĩnh vực của mình. Doanh nghiệp chỉ cần đưa ra mong muốn, nhu cầu về thông tin, dữ liệu nghiên cứu thị trường, khách hàng và dự kiến ngân sách các công ty nghiên cứu thị trường sẽ đề xuất phương án triển khai, đề xuất tư vấn định hướng chiến lược, chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, thương hiệu,…

Không giống như nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các cá nhân cho rằng nghiên cứu thị trường là một hoạt động đắt đỏ, khó khăn, cần nhiều chi phí và nguồn lực. Thực chất, hoạt động nghiên cứu thị trường có thể tùy biến theo nhu cầu doanh nghiệp, mức ngân sách, quy mô,.. và các công ty vừa và nhỏ, vốn ít có thể tiến hành nghiên cứu thị trường được với chi phí tối ưu. Vì vậy, bên cạnh những công ty nghiên cứu thị trường lớn, cũng có những công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường nhỏ, tập trung vào những lĩnh vực đặc thù phù hợp với nhu cầu nghiên cứu thị trường của công ty của bạn.

Ví dụ, như tại DTM Consulting – doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, khách hàng mục tiêu với mức phí chỉ từ 20 triệu đồng và nhận được tư vấn miễn phí sau nghiên cứu về chiến lược, chiến lược  marketing, lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược sản phẩm – thương hiệu,…

  1. Xác định mục đích/mục tiêu của bản kế hoạch

Một bản kế hoạch kinh doanh, theo định nghĩa chung nhất, là một tài liệu bằng văn bản mô tả bản chất của doanh nghiệp, chiến lược bán hàng và Marketing, nền tảng tài chính và chứa một báo cáo dự toán lãi lỗ. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh của bạn có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

Một bản kế hoạch kinh doanh cũng sẽ là một “người dẫn đường” để bạn có thể xây dựng cho tương lai của doanh nghiệp và giúp tránh được các rủi ro không đáng có. Đó là điều quan trọng cần ghi nhớ nếu bạn đang phải vật lộn để tiết kiệm từng đồng cho chi phí duy trì doanh nghiệp. Nhưng, nếu bạn muốn thu hút các nhà đầu tư, thì kế hoạch của bạn sẽ có một mục đích khác và bạn sẽ phải viết kế hoạch của mình nhắm vào các nhà đầu tư phải thể hiện rõ ràng và làm nổi bật nhất có thể những khía cạnh mà nhà đầu tư đó quan tâm. Khi bạn xác định kế hoạch của mình, hãy đảm bảo rằng bạn cũng đã xác định các mục tiêu một cách rõ ràng

  1. Xây dựng hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty của bạn bao gồm lịch sử của doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, thị trường mục tiêu và đối tượng, nguồn lực, cách bạn sẽ giải quyết vấn đề và điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo. Bạn có thể để hồ sơ doanh nghiệp đó trên trang để mọi người biết đến và dễ dàng hiểu bạn hơn.

Hồ sơ công ty thường được đặt trên website chính thức của công ty, được sử dụng để thu hút khách hàng và đối tác, nhà đầu tư. Tuy nhiên, hồ sơ của bạn có thể được sử dụng để mô tả công ty của bạn trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Đây không chỉ là một thành phần thiết yếu trong kế hoạch kinh doanh của bạn, đây còn là một trong những phần đầu tiên được viết trong kế hoạch.

>> Xem thêm: Cách tiến hành phân khúc, lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu

  1. Tài liệu về các khía cạnh của doanh nghiệp

Nhà đầu tư luôn muốn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ mang lại lợi nhuận cho họ. Do kỳ vọng này, các nhà đầu tư muốn biết mọi thứ về doanh nghiệp của bạn nên hãy ghi lại tất cả mọi thứ từ kế hoạch ngân sách chi tiêu, dòng tiền và dự đoán của ngành cùng với đó là bản chiến lược định vị và thỏa thuận cấp phép đăng kí doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Cách phân bổ ngân sách cho truyền thông

5. Xây dựng kế hoạch chiến lược Marketing

Một kế hoạch kinh doanh sẽ luôn phải bao gồm bản kế hoạch chiến lược Marketing . Điều này thường bao gồm những hành động giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu Marketing như:

  • Giới thiệu sản phẩm mới.
  • Mở rộng hoặc lấy lại thị trường cho sản phẩm hiện có.
  • Gia nhập thị trường mới cho doanh nghiệp.
  • Tăng doanh số bán hàng với một sản phẩm cụ thể, thị trường hoặc quy mô doanh thu.
  • Cross-sale (bán chéo) hoặc up-sale một sản phẩm với một sản phẩm khác.
  • Giao kết hợp đồng dài hạn với khách hàng mong muốn.
  • Phát triển, cải tiến sản phẩm.
  • Chiến lược và kế hoạch content marketing.
  • ….

Mỗi mục tiêu Marketing nên có một vài mục tiêu nhỏ hơn (tập hợp các mục tiêu) và doanh nghiệp bạn sẽ cần chiến thuật riêng để đạt được những mục tiêu đó.

Trong phần mục tiêu của kế hoạch Marketing, bạn nên tập trung vào ‘cái gì’ và ‘tại sao’ trong những nhiệm vụ Marketing cho năm sắp tới. Trong phần thực thi (chiến thuật), bạn lại phải tập trung vào các lĩnh vực thực tế, ‘ở đâu’, ‘khi nào’ và ‘như thế nào’. Đây là vấn đề cơ bản cho ai muốn làm Marketing hay điều hành doanh nghiệp.

Tất nhiên, đạt được mục tiêu Marketing sẽ cần phải có chi phí.  Bất kỳ kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch marketing nào của bạn cũng cần có một phần phân bổ ngân sách cho từng hoạt động.

  1. Kế hoạch phải phù hợp với đối tác

Đối tác của doanh nghiệp chính là những người sẽ đọc bản kế hoạch kinh doanh Mỗi đối tác sẽ thuộc các nhóm ngành, nghề khác nhau, từ các chủ ngân hàng và nhà đầu tư mạo hiểm cho đến nhân viên, doanh nhân. Mặc dù đây là một nhóm đa dạng, nhưng nó là một nhóm hữu hạn. Và mỗi người đều có những hứng thú nhất định với những kế hoạch hoăc hoạt động bạn vạch ra. Nếu bạn biết những sự quan tâm, thu hút từ họ thì khi chuẩn bị kế hoạch bạn nên cố gắng đóng vai họ, xem họ muốn gì, thích gì trong kế hoạch để có thể nhấn mạnh và làm nổi bật ưu điểm của doanh nghiệp của bạn với đối tượng cụ thể đó.

Ví dụ, đối tác ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong khi các nhà đầu tư mạo hiểm đang xem xét khái niệm kinh doanh cơ bản và đội ngũ quản lý của bạn. Tuy nhiên, người quản lý trong nhóm của bạn sẽ sử dụng kế hoạch để nhắc nhở bản thân về các mục tiêu.

Vì điều này, hãy đảm bảo rằng kế hoạch của bạn có thể được sửa đổi tùy thuộc vào đối tượng đọc kế hoạch của bạn. Tuy nhiên, hãy giữ những thay đổi này giới hạn từ kế hoạch này sang kế hoạch khác. Điều này có nghĩa là khi chia sẻ dự đoán tài chính, hãy giữ dữ liệu đó giống nhau trên bảng.

  1. Chia sẻ nguồn cảm hứng, câu chuyện của doanh nghiệp

Theo tác giả Jeremey Donovan của cuốn Hùng biện kiểu TED chia sẻ rằng khi bạn muốn thu hút và thuyết phục ai đó, hãy bắt đầu bằng một câu chuyện cho dù chủ đề hay lĩnh vực của bạn là gì.

Và trong việc chia sẻ kế hoạch của mình với nhà đầu tư, khách hàng hoặc thành viên nhóm, kế hoạch của bạn cần thể hiện rằng bạn đam mê, tận tâm và thực sự quan tâm đến doanh nghiệp và kế hoạch của bạn. Bạn có thể thảo luận về những sai lầm mà bạn đã học, những

vấn đề mà bạn hy vọng sẽ giải quyết, liệt kê các giá trị của bạn và điều gì khác biệt giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.

  1. Lời kết

Hy vọng bạn sẽ biết được sơ bộ về các thành phần cần có của một bản kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, với những người mới như bạn và tôi của cách đây 20 năm chưa có nhiều kinh nghiệm song song với những hạn chế về nguồn lực, gây cản trở việc thực hiện những dự án của mình.

Với hy vọng mang lại cơ hội nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng mục tiêu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

DTM đã cho ra đời dịch vụ nghiên cứu thị trường, insights khách hàng tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu mỗi doanh nghiệp chỉ từ 20  triệu đồng hỗ trợ vấn MIỄN PHÍ sau nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp để có thể sử dụng kết quả đầu ra nghiên cứu vào các hoạt động kinh doanh, marketing. Với gói dịch vụ Nghiên cứu thị trường của chúng tôi, quí khách hàng không những được tư vấn lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của mình, mà còn được nhận những giá trị và lợi ích tối đa nhờ năng lực và qui trình làm việc khoa học, chặt chẽ của DTM Consulting.

Khác với các đơn vị agency thông thường hiện nay, với đội ngũ cố vấn chuyên môn và chuyên gia giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tiễn, DTM Consulting không chỉ hỗ trợ tư vấn các vấn đề, khó khăn trước mắt tại doanh nghiệp mà còn cam kết sẽ đồng hành lâu dài với doanh nghiệp, đem lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp Việt phát triển bền vững hơn.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc phát triển thương hiệu, thị trường cho sản phẩm mới, LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY!



DTM Consulting – test sản phẩm, tư vấn phát triển thương hiệu, thị trường và phân phối sản phẩm

Hotline: (+84) 911 30 38 36 | Email: contacts@dtmconsulting.vn

Address Tầng 6, tòa nhà Phương Nga, số 15 ngõ 2 Thọ Tháp, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

 

Share

CALL US